Giáo án Tự chọn Toán Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: Học sinh được củng cố cách bất phương trình.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số

- Thái độ: HS được giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định được YC 

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: nêu được cách giải BPT và biểu diễn tập nghiệm BPT trên trục số.

- Năng lực hợp tác nhóm: thảo luận tìm được cách giải quyết bài toán

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: thành thạo các phép tính cơ bản, lời giải trình bày rõ ràng, chặt chẽ.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu và tài liệu tham khảo

- Học sinh: Ôn tập về giải BPT và biểu diễn tập nghiệm của BPT trên trục số

doc 3 trang Khánh Hội 16/05/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Toán Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự chọn Toán Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Tự chọn Toán Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 12/3/2019 
Tiết thứ 23. Tuần: 30
TIẾT 23. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Học sinh được củng cố cách bất phương trình.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số
- Thái độ: HS được giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định được YC 
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: nêu được cách giải BPT và biểu diễn tập nghiệm BPT trên trục số.
- Năng lực hợp tác nhóm: thảo luận tìm được cách giải quyết bài toán
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: thành thạo các phép tính cơ bản, lời giải trình bày rõ ràng, chặt chẽ.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu và tài liệu tham khảo
- Học sinh: Ôn tập về giải BPT và biểu diễn tập nghiệm của BPT trên trục số
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: phút
	Các phép biến đổi BPT
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
Thời lượng: 5 phút
Mục đích của hoạt động: Ôn lại định nghĩa BPT và các biến đổi BPT
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Nhắc lại được kiến thức đã học
Cách thức hoạt động:
- YCHS nhắc lại định nghĩa và các phép biến đổi BPT
- GV chốt lại các phép biến đổi BPT và một số lưu ý
+ Chuyển vế hạng tử à đổi dấu các hạng tử
+ Nhân 2 vế BPT với số âm à BPT đổi chiều
- Vài HS nhắc lại định nghĩa và các phép biến đổi BPT
- Lớp nhận xét
I. Lý thuyết 
- Định nghĩa: BPT bậc nhất một ẩn là BPT có dạng ax + b > 0 (hoặc ax – b < 0; ax – b ≤ 0; ax – b ≥ 0)
- Các phép biến đổi BPT:
+ Quy tắc chuyển vế: chuyển vế các hạng tử thì phải đổi dấu
+ Quy tắc nhân: 
* Khi nhân (chia) 2 vế của BPT cho một số âm thì phải đổi chiều BPT
* Khi nhân (chia) 2 vế của BPT cho một số dương thì phải không đổi chiều BPT
Kết luận của GV: Nhớ lại được các kiến thức đã học
Hoạt động 2: Bài tập 
Thời lượng: 37 phút
Mục đích của hoạt động: Vận dụng kiến thức về BPT để giải BPT và biểu diễn tập nghiệm của chúng trên trục số.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập
Cách thức hoạt động:
- Nêu bài 1 và YCHS nhận xét: dạng toán và cách giải
- GV chốt lại cách giải từng BPT và một số lưu ý như hoạt động 1
- Gọi HS giải
- GV theo dõi, nhận xét và củng cố kiến thức vận dụng
Lưu ý: Chuyển vế hạng tử đồng thời đổi dấu; nhân 2 vế BPT với số âm thì BPT đổi chiều
- GV nêu bài 2
- Dùng phép biến đổi nào để khử mẫu đưa BPT về dạng quen thuộc?
- Gọi HS giải
- GV theo dõi và hoàn chỉnh lời giải
HSK: Đề bài YC điều gì? Làm thế nào nào để trả lời YC trên?
- GV nêu các bước giải
+ Giải BPT ≤ 
+ Trả lời
- Tìm hiểu đề bài và thảo luận nêu cách giải
Y-K: giải bài 1abc
Tb: giải bài 1de
Tb-K: giải bài 1f
- Từng Hs giải và nêu nhận xét.
- HS tìm hiểu đề và nêu thảo luận cách giải
HSK: nhân 2 vế BPT với MSC
Tb-K lên bảng giải
- HS giải và nêu nhận xét
- HS trả lời
- HSK thực hiện theo gợi ý
- Từng HS làm bài vào vở và nêu nhận xét
Bài 1. Giải bất phương trình và biểu diễn được tập nghiệm trên trục số.
a) 2x + 5 > 4 x < -0,5 
Vậy S = {x/ x < -0,5}
Bdiễn tập nghiệm BPT trên trục số
b) 10 – 2x ≤ 4 x ≥ 3 
Vậy S = {x/ x ≥ 3}
Bdiễn tập nghiệm BPT trên trục số
c) 1 – 2x -2
Vậy S = {x/ x > -2}
Bdiễn tập nghiệm BPT trên trục số
d) 5x – 1 ≤ 3x – 3 x ≤ -1 
Vậy S = {x/ x ≤ -1}
Bdiễn tập nghiệm BPT trên trục số
f) 10x - 3 – 3x ≥ 14x + 11
x ≤ -2. Vậy S = {x/ x ≤ -2}
Bdiễn tập nghiệm BPT trên trục số
e) 3x – (2x - 5) ≥ 2x – 3 
3x – 2x + 5 ≥ 2x – 3 
 x ≤ 8 
Vậy S = {x/ x ≤ 8}
Bdiễn tập nghiệm BPT trên trục số
Bài 2. Giải các BPT và biểu diễn tập nghiệm trên trục số
a) 
3(3 – 2x) < 5(2 – x)
 9 – 6x < 10 – 5x 
x > -1
Vậy S = {x/ x > -1}
b) > 2	
 3(x + 6) – 5(x -2) > 30
3x + 28 – 5x + 10 > 30
-2x > -8
 x < 4
Vậy S = {x/ x < 4}
Bài 3. Tìm x sao cho giá trị của biểu thức không lớn hơn giá trị của biểu thức .
 ≤ 
3x – 2 ≤ 2(x + 1)
x ≤ 4
Vậy với x ≤ 4 thì giá trị của biểu thức không lớn hơn giá trị của biểu thức .
Kết luận của GV: Giải được BPT và biểu diễn nghiệm BPT trên trục số
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 2 phút
Bài 1. Giải các BPT sau: a) ; b) 2x + 5 > 0; c) 3x – (2 – 5x) ≤ 4(x + 6)
Bài 2. Với giá trị nào của m thì có giá trị dương. (tìm m để > 0)
Hướng dẫn: Giải tương tự các bài tập đã luyện.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập và kiểm tra chủ đề tự chọn
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập:
+ Nhắc lại các phép biến đổi BPT
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 30
Ngày ................................
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_toan_lop_8_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_ngo_tha.doc