Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

  1. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức: 

+ Biết: Kể tên một số loại thức ăn của một số loại vật nuôi

+ Hiểu: 

- Giải thích được vì sao vật nuôi chỉ ăn loại thức ăn này mà không ăn được thức ăn của vật nuôi khác.

- Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn, có nguồn gốc thực vật, làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vật nuôi

     + Vận dụng: Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn cho vật nuôi

 Kỹ năng: Chọn lựa thức ăn phù hợp với từng vật nuôi

 Thái độ:  Giữ gìn bảo vệ các loại thức ăn cho vật nuôi

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

- Hình thành cho HS có ý thức tiết kiệm vận dụng vào thực tiễn trong chăn nuôi ở gia đình.

II. Chuẩn bị:

*Giáo viên:  Soạn giáo án, 

* Học sinh: Xem và soạn bài 37, sưu tầm một số tranh hình về cây lúa, khoai, bột cá, bột tôm

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

  1. Ổn định lớp: 1 phút.
  2. Kiểm tra bài cũ: (phút)
doc 6 trang Khánh Hội 15/05/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 11/02/2019	
Tiết: 40 đến tiết: 41(GDMT) - Tuần: 26	
Tiết: 40	
Bài 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI
Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức: 
+ Biết: Kể tên một số loại thức ăn của một số loại vật nuôi
+ Hiểu: 
- Giải thích được vì sao vật nuôi chỉ ăn loại thức ăn này mà không ăn được thức ăn của vật nuôi khác.
- Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn, có nguồn gốc thực vật, làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vật nuôi
 + Vận dụng: Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn cho vật nuôi
 Kỹ năng: Chọn lựa thức ăn phù hợp với từng vật nuôi
 Thái độ: Giữ gìn bảo vệ các loại thức ăn cho vật nuôi
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
- Hình thành cho HS có ý thức tiết kiệm vận dụng vào thực tiễn trong chăn nuôi ở gia đình.
II. Chuẩn bị:
*Giáo viên: Soạn giáo án, 
* Học sinh: Xem và soạn bài 37, sưu tầm một số tranh hình về cây lúa, khoai, bột cá, bột tôm
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: (phút)
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu về nguồn gốc thức ăn vật nuôi (15 phút)
- Mục tiêu: Nêu được nguồn gốc một số loại thức ăn quen thuộc đối với gia súc, gia cầm.
- Nội dung:
- Yêu cầu HS quan sát H63
+ Cho biết các vật nuôi đang ăn gì?
+ (HSG-K) Ta hoán đổi thức ăn của vật nuôi này cho vật nuôi khác ăn được không? Tại sao?
+ (HSTB-Y) Hãy kể tên một số loại vật nuôi và cho biết thức ăn mà chúng thường ăn?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
BS: Mỗi loại vật nuôi chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với của nó. Tuy nhiên ở vật nuôi không chỉ ăn một loại thức ăn mà nó có thể dùng thức ăn hỗn hợp nhưng phải phù hợp với đặc điểm tiêu hóa của nó.
- Yêu cầu HS quan sát H64
+ Thức ăn vật nuôi chia làm những loại nào?
+ Nguồn góc của các loại thức ăn
+ Lấy ví dụ một số loại thức ăn có nguồn gốc từ 3 loại nêu trên
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- Quan sát H63 – trả lời câu hỏi
+ Trâu ăn rơm; heo ăn cám; gà ăn thóc
+ Tùy loại có khi được khi không. Tại vì: Mỗi loại thức ăn chỉ phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hóa của các con vật khác nhau
+ Kể tên: Ngỗng ăn thóc, cỏ; bò ăn cỏ; gà ăn gạo, thóc;
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS quan sát H64 và trả lời câu hỏi:
+ Chia làm 2 loại: thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp
+ Nguồn gốc: Thực vật, động vật và khoáng chất
+ Ví dụ:
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Kết luận: 
I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
1. Thức ăn vật nuôi.
 Tùy loại vật nuôi mà chúng có thể ăn được những thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hóa của chúng
Ví dụ: 
+ Trâu, bò, ngựa: ăn cỏ
+ Gà, vịt,.: ăn thóc
+ Lợn ăn cám gạo
2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
- Thực vật: Lúa, sắn, ngô, khoai, 
- Động vật: Bột cá, bột tôm
Khoáng chất: Premíc khoáng, Premíc vitamin
HĐ2: Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của một số thức ăn vật nuôi (20 phút)
- Mục tiêu: Trình bày được các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- Nội dung:
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 4 thành phần hóa học
+ Thức ăn vật nuôi gồm có những chất gì?
+ Trong chất khô có những thành phần hóa học nào? (các thành phần này gọi là chất dinh dưỡng có trong thức ăn)
+ Em hãy nhận xét nguồn gốc của các loại thức trên?
+ Quan sát H65 Ghi vào vở bài tập loại thức ăn ứng với kí hiệu từng hình tròn.
TH:TKNL+ MT: 
+ Để vật nuôi phát triển tốt, ta lựa chọn thức ăn cho chúng như thế nào?
+ Để có loại thức ăn tốt đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, yếu tố môi trường có liên quan không?
- HS nghiên cứu bảng 4 thành phần hóa học
+ Gồm: nước và chất khô: Protein, lipit, gluxit, khoáng chất.
+ chất khô: Protein, lipit, gluxit, khoáng chất.
+ Tùy theo nguồn gốc từng loại thức ăn mà thành phần dinh dưỡng trong nó cũng khác nhau
+ a. Rau muống
b. rơm lúa
c. Khoai lang củ
d. Ngô hạt
e. Bột cá
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
+ Lựa chọn thức ăn tốt, giàu chất dinh dưỡng
+ Yếu tố môi trường rất quan trọng đến sự phát triển của vật nuôi, cũng như cung cấp cho vật nuôi nguồn thức ăn sạch ,vệ sinh đảm bảo tốt sức khoẻ cho vật nuôi.
- Kết luận: 
II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
- Trong thức ăn gồm: 
+ Chất khô: có một số chất: Protein, lipit, gluxit, khoáng, vitamin
+ Nước
- Tùy theo từng loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.
-Ví dụ: 
+ Rau muống: 89,40% nước; 10,60% chất khô
+ Khoai lang củ: 73,49% nước, 26,51% chất khô
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2’)
- Em hãy cho biết thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ những đâu?
- Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
- Yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK.
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”
* Hướng dẫn 
- GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 38 SGK.
- Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn qua đường tiêu hóa của vật nuôi được biến đổi như thế nào? Được cơ thể hấp thụ dưới dạng nào?
- Thức ăc vật nuôi có vai trò như thế nào đối với cơ thể vật nuôi?
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học (2’)
- Kiểm tra:
+ Trình bày thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi và có nguồn gốc từ đâu?
- Đánh giá bài giờ học:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 41 - Tuần: 26 
Bài 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức: 
+ Biết: biết được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
+ Hiểu: Nêu được kết quả biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua đường tiêu hóa ở vật nuôi
+ Vận dụng: Kể được vai trò của thức ăn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, lấy ví dụ minh họa.
 Kỹ năng: Nhận biết được vai trò của thức ăn đối với vật nuôi
 Thái độ: Bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
Hình thành cho HS có ý thức yêu quý các loài vật nuôi và cho vật nuôi ăn đầy đủ
II/ Chuẩn bị:
 * Giáo viên: Soạn giáo án, tranh, hình một số giống lợn
* Học sinh: Xem và chuẩn bị nội dung thực hành và sư tầm một số tranh hình một số giống lợn
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm Tra bài cũ: (5 phút)
- Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi?
- Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu về sự tiêu hóa thức ăn (18 phút)
- Mục đích: Tìm hiểu thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
- Nội dung: 
- Yêu cầu HS đọc bảng 5 cho biết:
+ Trong thức ăn vật nuôi
 có những thành phần nào?
+ Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sau khi tiêu hóa được cơ thể hấp thụ ở dạng nào?(HSG-K tự trả lời, HSTB-Y GV hướng dẫn)
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- Yêu cầu HS sử dụng bảng 5 điền vào chỗ trống..
- Nhận xét, ghi lại kết luận
- HS đọc bảng 5 cho biết:
+ Thành phần dinh dưỡng: Nước, protein, lipit, gluxit, muối khoáng, vitamin.
Nước à nước
Protein àaxit amin
Lipit à đường đơn
Gluxit à glyxerin và axit béo
muối khoáng à ion khoáng
vitamin à vitamin
 - Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Điền vào chỗ trống..
1. Axit amin
2. glyxerin và axit béo
3. Gluxit
4. Ion khoáng
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Kết luận: 
I. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? 
1. Hãy đọc , hiểu bảng tóm tắt về sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn sau:
Bảng 5: 
TP dinh dưỡng
Đường tiêu hóa
Chất dd cơ thể hấp thụ
Nước
à
Nước
Protein
à
axit amin
Lipit
à
đường đơn
Gluxit
à
glyxerin và axit béo
muối khoáng
à
ion khoáng
vitamin
à
vitamin
2. Em hãy dựa vào bảng trên, điền vào chỗ trống của các câu dưới đây có trong vở bài tập để thấy được kết quả của sự tiêu hóa thức ăn
- Nước và vitamin được cơ thể hấp thụ trực tiếp không qua biến đổi.
- Protein, lipit, gluxit, muối khoáng qua biến đổi được cơ thể hấp thụ dưới dạng: 
Protein àaxit amin
Lipit à đường đơn
Gluxit à glyxerin và axit béo
muối khoáng à ion khoáng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ2: Tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi
 (14 phút)
- Mục tiêu: Trình bày được vai trò quan trọng của thức ăn đối với quá trình sinh trưởng, phát dục và tạo ra sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Nội dung: 
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 6 
+ Chất dinh dưỡng của thức ăn cung cấp cho vật nuôi những gì?
+ Vật nuôi tạo ra những sản phẩm chăn nuôi như thế nào?
* BS trong thức ăn cho nhiều chất dinh dưỡng sẽ làm cho vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh và tăng cường được sức đề kháng chống lại bệnh tật, cung cấp vật nuôi khỏe mạnh.
- yêu cầu HS dựa vào bảng 6 điền vào chỗ trống (...)
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- HS nghiên cứu bảng 6 
à trả lời:
+ Cung cấp: Năng lượng, các chất dinh dưỡng.
+ Đối với cơ thể: Tạo ra sự hoạt động của cơ thể và tăng cường sức đề kháng
+ Đối với sản xuất: Thồ hàng, cày, kéo, thịt, sữa, trứng, lông, da, sừng, móng, sinh sản
1. Năng lượng
2. Chất dinh dưỡng
3. gia cầm
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Kết luận:
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và phát triển của cơ thể.
- Cung cấp chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể vật nuôi.
- Tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như: trứng, thịt, sữa, lông, da
THMT: Các chất kích thích tăng trưởng có trong thức ăn vật nuôi sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu con người sử dụng sản phẩm chăn nuôi chưa đủ thời gian cách ly
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (4 phút)
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV nhấn mạnh nội dung chính của bài
* Hướng dẫn 
 - Học bài và trả lời 2 câu hỏi sgk
- Soạn và chuẩn bị bài 39, xem trước phần chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. 
- Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học.	
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học (2’)
- Kiểm tra:
- Em hãy cho biết thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào? 
- Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
- Đánh giá bài giờ học:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
V. Rút kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Duyệt tuần 26
Ngày: /02/2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_26_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc