Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

  I. VĂN BẢN:

1) Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) 

*  Nội dung

 Văn bản là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

*  Nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca.

- Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.

- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ ...

- Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.

*  Ý nghĩa

Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời.

Nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớp của đất nước, của cuộc đời chung.

doc 17 trang Khánh Hội 15/05/2023 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành
PHÒNG GD-ĐT VĨNH LỢI
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH
TỔ VĂN – SỬ - GDCD
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 TUẦN 24,25,26,27
 I. VĂN BẢN:
1) Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) 
* Nội dung
 Văn bản là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
* Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ ...
- Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
* Ý nghĩa
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời.
Nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớp của đất nước, của cuộc đời chung.
2. Viếng lăng Bác – Viễn Phương
* Nội dung:
Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác:
- Tâm trạng vô cùng xúc động của 1 người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác: “Con ở miền nam ra thăm lăng Bác”.
- Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người.
“Ngày ngày.....rất đỏ”.
“ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
- Nỗi đau xót tột cùng của ND ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”.
- Tâm trạng nhà thơ lưu luyến và mong muốn được ở mãi bên lăng Bác: làm con chim, làm đóa hoa, làm “cây tre trung hiếu”.
* Nghệ thuật:
- Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
- Thể thơ 8 chữ (có biến thể).
- Hình ảnh thơ có sáng tạo: hình ảnh thực, ẩn dụ, biểu tượng.
- Ngôn ngữ biểu cảm; biện pháp ẩn dụ, điệp từ.
* Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
3. Sang thu – Hữu Thỉnh
* Nội dung:
a. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:
- Tín hiệu: ngọn gió se mang theo hương ổi.
- Tâm trạng: ngỡ ngàng bâng khuâng ( bỗng, hình như).
b. Cảm nhận của nhà thơ:
- Huơng ổi phả vào trong gió se.
- Sương: chuyển động nhẹ nhàng, chầm chậm.
- Dòng sông trôi thanh thản; cánh chim vội vã.
- Mây: “vắt nửa mình sang thu”.
- Nắng: nhạt dần, bớt mưa, ít sấm.
-> Tinh tế, chuyển mùa rõ rệt.
c. Những suy nghĩ sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả.
Khi con người đã từng trải thì vững vàng hơn trước những tác động bất thường của cuộc đời.
* Nghệ thuật:	
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ; phép nhân hóa, ẩn dụ.
* Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.
4. Nói với con – Y Phương
* Nội dung:
a. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:
- Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ.
- Trong cuộc sống lao động.
- Trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
b. Những đức tính cao đẹp của " người đồng mình " và mơ ước của người cha về con:
- Sống `vất vả mà mạnh mẽ , gắn bó với quê hương dẫu cực nhọc , đói nghèo => Phải thuỷ chung, biết chấp nhận và vượt qua gian nan , thử thách bằng ý chí , niềm tin của mình .
- Mộc mạc, giàu chí khí, niềm tin=> Tự hào với truyền thống quê hương, tự tin vững bước trên đường đời .
=> Tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và mong ước con kế tục truyền thống ấy.
* Nghệ thuật:
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình.
- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát.
- Bố cục chặt chẽ.
* Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
5. Mây và sóng – Ta-go
a. Nội dung:
* Lời mời gọi của mây và sóng:
- Mây: Chơi từ thức dậy đến chiều tà. Với bình minh vàng, trăng bạc.
- Sóng: Ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Ngao du khắp nơi.
=> Vui, hấp dẫn, đầy quyến rũ.
* Lời từ chối của em bé:
- “Làm sao có thể  đến được?”
-“Buổi chiều đi được?”
=> Tình yêu thương mẹ đã thắng lời mời mọc.
* Trò chơi sáng tạo của em bé:
Con
Mẹ
Mây
Trăng
Sóng
Bến bờ kì lạ
=> Tình cảm gắn bó của em với mẹ: Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, đầy ý nghĩa.
b. Nghệ thuật:
 - Bố cục 2 phần giống nhau.
- Hình ảnh thiên nhiên bay bỗng, lung linh
c. Ý nghĩa:
 Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.	
II. TIẾNG VIỆT: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1. Kiến thức:
a. Khái niệm: 
Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng người nghe có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
b. Đặc điểm:
* Nghĩa tường minh:
- Là nghĩa được biểu hiện trên bề mặt câu chữ, người đọc/ viết không cần phải suy luận, chỉ cần đoc bề mặt câu chữ là hiểu đươc ý nghĩa của câu nói.
Ví dụ:
+ Muộn rồi, con đi học đi!
-> mẹ thấy đã muộn và giục con đi học
 + Cái mớ rau này đắt
-> mớ rau đắt
+ Mẹ rất yêu con!
-> thể hiện tình cảm mẹ rất yêu con.
=> hiện lên câu chữ như thế nào thì ý nghĩa của nó là như vậy, không cần pải suy đoán.
* Hàm ý:
- Là nghĩa không được biểu hiện trên bề mặt câu chữ mà người đọc/ người nghe phải dựa vào hoàn cảnh để suy luận, từ đó mới hiểu được ý nghĩa của câu nói.
Ví dụ
+ Nam đi học muộn 10 phút. Đến nơi, cô giáo nói: " Đồng hồ của cả lớp chúng ta bị nhanh 10 phút. Hóa ra chúng ta đi  học sớm 10 phút, mỗi bạn Nam là đúng giờ thôi các em ạ!"
-> Ý nói Nam  đi học muộn so với quy định chung 10 phút và ngầm ý nhắc khéo lần sau Nam rút kinh nghiệm để đi học đúng giờ.
+ Trong truyện cười dân gian" Lợn cưới áo mới", khi được anh hàng xóm hỏi " Bác có thấy con lợn mới của em chạy qua đây không?" thì anh được hỏi liền đáp: " Từ lúc tôi mặc cái áo mới này ,tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả"
-> Hàm ý:
(+) Anh tìm lợn muốn khoe với hàng xóm rằng có một con lợn mới
(+) Anh được hỏi: nhân tiện khoe luôn mình có áo mới và khẳng định k nhìn thấy lợn của anh hàng xóm.
c. Nhận xét:
- Để xác định được đúng hàm ý, người đọc/ người nghe cần phải hiểu được hoàn cảnh liên quan và trang bị cho mình một vốn hiểu biêt nhất định 
- Tác dụng: phục vụ được mục đích của người nói hoặc viết: tế nhị khéo léo, không muốn nói ý trực tiếp.
2. Luyện tập:
* Bài tập 1, trang 75, SGK.
   Đọc lại đoạn trích đã dẫn ở mục I và cho biết:
   a) Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên ? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy ?
   b) Tìm những từ ngừ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa ?
Trả lời:
   Bài tập này yêu cầu xác định hàm ý trong lời kể chuyện của tác giả đoạn trích.
   a) Trong đoạn trích chỉ có một câu nói về nhà hoạ sĩ. Hành động của hoạ sĩ được diễn tả bằng hai cụm từ. Cụm từ nào cho biết hoạ sĩ tiếc rẻ khi phải đứng dậy ?
   b) Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc khăn mùi soa là :
   - mặt đỏ ửng (ngượng) ;
   - nhận lại chiếc khăn (không tránh được) ;
   - quay vội đi (để giấu sự ngượng ngùng).
   Vì sao cô gái ngượng đến mức đỏ mặt, quay vội đi khi anh thanh niên phát hiện và trả lại chiếc khăn mùi soa ? Có thật là cô gái bỏ quên chiếc khăn giữa cuốn sách không ?
2. Bài tập 2, trang 75, SGK.
   Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoan trích sau đây :
   Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái :   
   - Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và đây là cô kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè : ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Trả lời:
   Để tìm hàm ý của câu in đậm, em cần xem lại hai vế trong câu ấy có quan hệ với nhau về nghĩa như thế nào.
3. Bài tập 3, trang 75 - 76, SGK.
   Tìm câu chứa  hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
   Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng :
   - Vô ăn cơm !
   Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :
   - Cơm chín rồi !
   Anh cũng không quay lại.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Trả lời:
   Trong đoạn trích ở đề bài luyện tập này, câu Cơm chín rồi ! mà em bé nói với bố có phải để báo cho bố em biết về việc “cơm đã chín” hay không ? Nếu không phải như vậy thì em bé dùng câu nói đó để nói điều gì ?
4. Bài tập 4, trang 76, SGK.
   Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân), cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không. Vì sao ?
   a) Có người hỏi :
   - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?...
   - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy !
   Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to :
   - Hà, nắng gớm, về nào...
   Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
   b) - Này , thầy nó ạ.
   Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
   - Thầy nó ngủ rồi à ?
   - Gì ?
   Ông lão khẽ nhúc nhích.
   - Tôi thấy người ta đồn...
   Ông lão gắt lên :
   - Biết rồi !
   Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.
Trả lời:
   Mục đích của bài tập này là kiểm tra kiến thức về hàm ý, phân biệt câu chứa hàm ý với câu không chứa hàm ý nhưng dễ lầm là có chứa hàm ý.
   Có thể tham khảo các câu hỏi sau đây khi làm bài tập này :
   - Câu nói được in đậm của ông Hai có hướng vào người nào không ? Hay là ông muốn nói cho đỡ ngượng khi bỏ đi vì nghe bà con nói không tốt về làng Chợ Dầu quê ông ?
   - Câu nói được in đậm của bà Hai nói với ông Hai là lời nói dở dang hay có ý gì khác ?
* Bài tập : Viết đoạn đối thoại với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng hàm ý.
* Bài tập :Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, trong đó có câu văn chứa nghĩa hàm ý. 
III. TẬP LÀM VĂN
1. Bài tập chương trình địa phương :
	Ví dụ về đề tài môi trường: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng đã gây ô nhiễm môi trường. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.
a. Mở bài: Khái quát thực trạng xả rác bừa bãi trong xã hội, suy nghĩ của bản thân.
b. Thân bài:
- Thực trạng xả rác bừa bãi bất chấp cảnh quan và vệ sinh môi trường trong cuộc sống hiện nay .
 + Xã rác bừa bãi nơi công cộng: công viên, hồ nước, đường sá, trường học
 + Thực trạng xả rác bừa bãi bất chấp những khuyến cáo của cơ quan chức năng ngay cả khi có những thùng rác đặt ngay bên cạnh.
Nguyên nhân :
+ Thiếu ý thức của một số người.
 + Chính quyền chưa có biện pháp xử lí thích đáng.
- Tác hại:
+ Gây ô nhiễm môi trường.
+ Nguyên nhân dẫn đến các dịch bệnh, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
 - Giải pháp cho vấn đề:
 + Mỗi người cần ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường.
 + Tăng cường đầu tư cho vệ sinh môi trường, tìm ra giải pháp xử lí rác thải tối ưu.
 + Các cơ quan chức năng cần đưa ra hình thức xử phạt thích đáng những trường hợp vứt rác bừa bãi.
 + Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề; Bài học rút ra cho mọi người và cho bản thân.
2. NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A. Kiến thức:
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
- Yêu cầu của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
+ Về nội dung: Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm. Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.
+ Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn trong sáng, gợi cảm và chuẩn xác.
- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
+ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
B. Bài tập
1. Vấn đề nghị luận của văn bản: Những phẩm chất, đức tính tốt đẹp, đáng yêu của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu – nhân vật chính của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
Từ vấn đề nghị luận của bài văn, ta có thể đặt cho bài văn một nhan đề thích hợp như: Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
2. Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm sau:
Các câu nêu vấn đề: Gấp lại truyện ngắn ( ) ấn tượng khó phai mờ.
Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa cũng hiện lên với những nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu – nhân vật chính của tác phẩm đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó có thể phai mờ.
Các câu nêu luận điểm: Trước tiên, nhân vật anh thanh niên., lo nghĩ cho đất nước.
+ Luận điểm 1: Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
+ Luận điểm 2: Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
+ Luận điểm 3: Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.
Những câu trên cô đúc luận điểm vấn đề nghị luận là: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng. Những con người cần mẫn, nhiệt tình như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
3. Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như sau:
Luận điểm 1: Người viết đưa ra các luận cứ:
+ Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.
+ Công việc hằng ngày của anh là đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, đo nắng rồi ghi chép, rồi gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.
+ Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải đối chọi với gió tuyết và lặng im.
+ Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cât nó đi, cháu buồn đến chết mất.
+ []lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà!
+ Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách.
+ Thỉnh thoảng anh xuống đường, tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho nguôi nỗi nhớ nhà, vợi bớt cô đơn.
Luận điểm 2:
+ Niềm vui được đón khách dào dạt trong lòng anh, toát lên trên nét mặt, qua từng cử chỉ.
+ Anh biếu bác lái xe củ tam thất để mang về cho vợ bác mới ốm dậy.
+ Anh mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ.
+ Anh hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà ” mình và hồn nhiên kê về công việc, cuộc sống của mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ.
Luận điểm 3:
+ Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay.
+ Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho hoạ sĩ những người đáng để vẽ hơn mình như ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm
Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm là: các luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng hệ thống các luận cứ chân thực, sinh động. Các luận cứ này đáng tin cậy bởi chúng là những hình ảnh, chi tiết đặc sắc nhất của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Thành công của người viết văn thể hiện ở sự lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, gây ấn tượng.
Đề 1: Phân tích diễn biến tâm lí hành động của bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1.Mở bài:
- Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và hoàn cảnh sáng tác Chiếc lược ngà.
- Sơ lược nội dung và dẫn dắt vấn đề nêu ở đề bài.
2. Thân bài:
* Diễn biến hành động:
- Thái độ hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha: Gặp lại con sau nhiều năm xa cách ông Sáu rất vui mừng, vồ vập nhưng bé Thu lại lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách, bướng bỉnh, ương ngạnh....
- Khi nhận ra ông Sáu là cha: Thu thay đổi hoàn toàn, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
* Đánh giá: 
- Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi, cứng cỏi, ương ngạnh nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con.
- Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em, miêu tả sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
- Tác phẩm gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra.
3. Kết bài:
- Nhận xét thành công về nội dung và nghệ thuật truyện.
- Suy nghĩ về tình cảm cha con trong chiến tranh. Liên hệ bản thân, nêu suy nghĩ.
Đề 2: Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.
a, Mở bài 
- Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ trong những ngày mưa bom bão đạn. 
- Cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường. 
b, Thân bài 
* Hoàn cảnh sống và chiến đấu 
- Xuất thân là con gái Hà Nội,Phương Định tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn. Công việc của chị là đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ. Công việc hết sức nguy hiểm. 
* Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con đôi khi nhạy cảm, mơ mộng, thích hát. 
- Chị vẫn hay nhớ về những kỉ niệm bên mẹ trong căn gác nhỏ, nhớ về thành phố tuổi thơ. 
- Là cô gái yêu đời, hồn nhiên,giàu cá tính, hay hát hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương. Tự đánh giá mình là một cô gái khá, có hai bím tóc dài, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Mắt dài, màu nâu hay nheo lại như chói nắng và được các anh chiến sĩ nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”. 
- Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội nhưng đáng yêu, hồn nhiên và chân thực. Điểm xinh xắn và điệu đà được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm, khi đó chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn. 
* Bản chất anh hùng,nghiêm túc trong công việc,tinh thần dũng cảm,luôn có thần chết rình rập. 
- Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.
- Tinh thần dũng cảm trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm, chị dũng cảm,bình tĩnh tiến đến quả bom, đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm trúng vào quả bom. Đó là cuộc sống thường nhật của họ.
 - Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “Mờ nhạt”,mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên.
 => Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ, coi thường thương tích, coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng.
 * Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội.
 - Yêu mến đồng đội, quan tâm, tôn trọng tất cả những người bạn, người anh em cùng sống và chiến đấu với mình.
 - Phương Định miêu tả chị Nho và chị Thao đầy trìu mến, chăm sóc chị Nho.
 - Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về.
 c, Kết bài
 - Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tác giả đã làm hiện lên cô nữ thanh niên xung phong vô cùng đáng yêu, trẻ trung và đầy nhiệt huyết,hào hùng. 
- Ca ngợi những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi lung linh, tỏa sáng.
3. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. Lí thuyết:
1. Khái niệm: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. ... Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
2. Dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. ( Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
- Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
IB. Luyện tập:
Đề 1. Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
a. Mở bài : 
- Khái quát chung về tác giả và bài thơ.
- Tình cảm của nhân dân đối với Bác thể hiện rõ nét trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
b. Thân bài:
Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác
- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương. 
- Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” mong sao giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.
- Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc. 
Khổ 2: Sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người.
- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. Cảm nhận về sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, về suy nghĩ Bác còn sống mãi chứa đựng trong mỗi hình ảnh của khổ thơ.
- Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. =>Hình ảnh “tràng hoa” một lần nữa tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác.
 Khổ 3-4: Niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác 
- Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ về Bác
- Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy nâng lên thành ước muốn sống đẹp.
- Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam với Bác 
c. Kết bài :
- Khẳng định lại tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân đối với Bác.
- Suy nghĩ của bản thân.
Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải.
a. Mở bài:
- Khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Cảm nhận chung về bài thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. 
b. Thân bài
- Mùa xuân của thiên nhiên rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực: Qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc... 
- Mùa xuân của đất nước: Hình ảnh “người cầm súng, người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây lại quê hương sau những đau thương mất mát. 
-> Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu. 
- Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp. 
-> Thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. 
- Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời. 
c. Kết luận:
- Ý nghĩa đem lại từ bài thơ.
- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng. 
Đề 3: Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ “Sang thu”.
a- Mở bài :
- Đề tài mùa thu trong thi ca xưa và nay rất phong phú 
- “Sang thu” của Hữu Thỉnh lại có nét riêng bởi chỉ diễn tả các yếu tố chuyển giao màu. Bài thơ thoáng nhẹ mà tinh tế.
b. Thân bài:
* Những dấu hiệu ban đầu của sự giao mùa
- Mở đầu bài thơ bằng từ “bỗng” nhà thơ như diễn tả cái hơi giật mình chợt nhận ra dấu hiệu đầu tiên từ làn “gió se” mang theo hương ổi bắt đầu chín .
- Hương ổi; Phả vào trong gió se : sự cảm nhận thật tinh 
- Rồi bằng thị giác: sương đầu thu nên đến chầm chậm, lại được diễn tả rất gợi cảm “chùng chình qua ngõ” như cố ý đợi khiến người vô tình cũng phải để ý.
- Ngoài ra, từ “bỗng”, từ “hình như” còn diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng,
* Những dấu hiệu mùa thu đã dần dần rõ hơn, cảnh vật tiếp tục được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
- Cái ngỡ ngàng ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước đi rất nhẹ, rất dịu, rất êm.
- Đã hết rồi nước lũ cuồn cuộn nên dòng sông thong thả trôi 
- Trái lại, những loài chim di cư bắt đầu vội vã 
- Cảm giác giao mùa được diễn tả rất thú vị . Sự giao mùa được hình tượng hoá thành dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu .
* Tiết thu đã lấn dần thời tiết hạ: Sự thay đổi rất nhẹ nhàng không gây cảm giác đột ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ chỉ mức độ rất tinh tế :vẫn còn, đã vơi, cũng bớt.
c- Kết bài:
- Bài thơ bé nhỏ xinh xắn nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị, bởi vì mỗi chữ, mỗi dòng là một phát hiện mới mẻ
- Chứng tỏ một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một tài thơ đặc sắc. 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 TUẦN 28,29
I. VĂN BẢN:
1. Ôn tập văn bản nhật dụng:
Khái niệm văn bản nhật dụng
 - Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giávề những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống của con người và cộng đồng.
 - Văn bản nhật dụng sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. Nhưng quan trọng nhất với văn bản nhật dụng là chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản.
	Nội dung và hình thức các văn bản nhật dụng đã học
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
Hình thức
(phương thức biểu đạt)
6
1. Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử
 Nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội.
 Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
2. Động Phong Nha
 Là kì quang thế giới, thu hút khách du lịch, tự hào và bảo vệ nó.
 Thuyết minh, miêu tả.
3. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
 Con người phải sống hòa nhập với thiên nhiên → bảo vệ môi trường.
 Nghị luận và biểu cảm.
7
1. Cổng trường mở ra
 Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái. Vai trò của nhà trường với mọi người.
 Tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm.
2. Mẹ tôi
 Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái.
 Tự sự, nghị luận, biểu cảm.
3. Cuộc chia tay của những con búp bê
 Tình cảm tha thiết của 2 anh em và nỗi chua xót khi ở trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
 Tự sự, nghị luận, biểu cảm.
4. Ca Huế trên sông Hương
 Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hóa và những con người tài hoa xứ Huế.
 Thuyết minh, nghị luận, tự sự, biểu cảm.
8
1. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
 Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường.
 Nghị luận, hành chính.
2. Ôn dịch thuốc lá
 Tác hại của thuốc lá đối với kinh tế và sức khỏe.
 Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm.
3. Bài toán dân số
 Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển của xã hội.
 Thuyết minh, nghị luận.
9
1. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
 Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em, của cộng đồng quốc tế.
 Nghị luận, thuyết minh và biểu cảm.
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
 Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn vì hòa bình thế giới.
 Nghị luận và biểu cảm.
3. Phong cách Hồ Chí Minh
 Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, tự hào, kính yêu, và tự hào về Bác.
 Nghị luận và biểu cảm.
Phương pháp học văn bản nhật dụng
 1) Cần đọc kĩ các chú thích.
 2) Tạo thói quen liên hệ với đời sống.
 3) Cần có kiến giải riêng sau khi học mỗi văn bản nhật dụng.
 4) Cần vận dụng kiến thức các môn học khác vào việc làm sáng tỏ những văn bản nhật dụng đặt ra và ngược lại.
 5) Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng để tìm hiểu nội dung.
2. Bến quê – Nguyễn Minh Châu
a. Nội dung:
- Hoàn cảnh éo le của Nhĩ: Bệnh nặng, đang sống trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
- Cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nv Nhĩ.
+ Về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, về gia đình.
+ Về con người và cuộc đời.
b. Nghệ thuật :
 - Kể theo ngôi thứ 3.
 - Tạo tình huống truyện nghịch lí. 
- Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
c. Ý nghĩa: 
- Cuộc sống, số phận con người chứa đầy bất thường, nghịch lí, ngoài dự định và toan tính của chúng ta.
- Con người vô tình không nhận ra vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống.
- Thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình và vẻ đẹp bình dị của quê hương.
II. TIẾNG VIỆT: 
1. Ôn tập các kiến thức:
- Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
- Liên kết câu và đoạn văn.
- Nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Chương trình địa phương
- Tìm hiểu, mở rộng vốn từ địa phương; mqh giữa từ địa phương với từ toàn dân.
- Nhận biết và sử dụng từ địa phương.   
III. TẬP LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Đề 1. Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
a. Mở bài : 
- Khái quát chung về tác giả và bài thơ.
- Tình cảm của nhân dân đối với Bác thể hiện rõ nét trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
b. Thân bài:
Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác
- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương. 
- Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” mong sao giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.
- Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của nhà thơ đã

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_202.doc