Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
2. Oxit - Khái niệm oxit: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: SO2 ; Na2O; CuO. - Phân biệt oxit axit với oxit bazơ qua CTHH |
VD: Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào là oxit axit? Là oxit bazơ? a. CO, CO2, Al2O3, P2O5 b. CO2, SiO2, NO2, P2O5 (oxit axit) c. CuO, Na2O, Fe2O3, CaO(oxit bazơ) d. CO2, NO2, MnO2, CaO |
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
ĐỀ CƯƠNG HKII, năm học 2018-2019 Môn: Hoa học 8. Lý Thuyết: Kiến thức cần nhớ Bài tập vận dụng 1. a) Tính chất vật lí của Oxi (học thuộc) - Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước. - Oxi hóa lỏng ở -1830C và có màu xanh nhạt. b) Tính chất hóa học của oxi: - Tác dụng với phi kim: O2 + S à SO2 - Tác dụng với kim loại O2 + 2Cu à 2CuO - Tác dụng với hợp chất 2O2 + CH4 à CO2 + 2H2O VD: oxi tác dụng được với những chất nào dưới đây? Viết PTHH minh họa H2, H2O, CH4, S, N2, P * Oxi t/d được: H2,CH4, S, P - 4P + 5O2 à 2P2O5 - 2H2 + O2 à 2H2O - S (k)+ O2 (k) à SO2(k) - CH4 + 2O2 à CO2 + 2H2O 2. Oxit - Khái niệm oxit: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: SO2 ; Na2O; CuO. - Phân biệt oxit axit với oxit bazơ qua CTHH VD: Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit nào là oxit axit? Là oxit bazơ? a. CO, CO2, Al2O3, P2O5 b. CO2, SiO2, NO2, P2O5 (oxit axit) c. CuO, Na2O, Fe2O3, CaO(oxit bazơ) d. CO2, NO2, MnO2, CaO 3.a)Tính chất vật lý của hiđro (học thuộc) Hiđro là chất khí không màu, không mùi và không vị. Tan rất ít trong nước và nhẹ nhất trong các chất khí () b) Tính chất hóa học của hiđro: - Tác dụng với oxi 2H2 + O2 à 2H2O - Tác dụng với đồng oxit CuO + H2 à Cu + H2O => Hiđro có tính khử Chất nào sau đây tác dụng được với H2. Viết PTHH minh họa. O2, HCl, CuO, Fe2O3, NaOH. * t/ được với H2: O2, CuO, Fe2O3 to - 2H2 + O2 à 2H2O to - Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O to - H2 + CuO à H2O + Cu 4. Tính chất hóa học của nước - Tác dụng với kim loại: H2O + Na à NaOH + 1/2H2 - Tác dụng với oxit bazơ H2O + CaO à Ca(OH)2 - Tác dụng với oxit axit H2O + SO3 à H2SO4 1. Oxit nào tác dụng với nước sinh ra dd bazơ tương ứng? A, SO2 B. CuO C. Na2O D. CO2 2. Nước tác dụng với nhóm chất nào dưới đây sinh ra dd làm quỳ tím hóa đỏ? A. Na2O, BaO; B. K2O, P2O5 C. Na2O, CO2, D. P2O5, CO2 5. Phân biệt được các loại phản ứng qua PTHH - Phản ứng hóa hợp - Phản ứng phân hủy - Phản ứng thế - PƯ hóa hợp: A + B à C 2Al + 3Cl2 à 2AlCl3 - PƯ phân hủy: A à C + D CaCO3 à CaO + CO2 - Phản ứng thế: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 6. Axit, bazơ, muối: - Khái niệm: * Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, các nguyên tử H này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. - Cách gọi tên: Axit không có Oxi: axit + tên phi kim + hydric. - Axit có oxi: + Axit có nhiều nguyên tử oxi: axit + tên phi kim + ic. + Axit có ít nguyên tử oxi: axit + tên phi kim + ơ - Ví dụ: HCl: axit clohi đric; H2SO4 : axit sunfuric * Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm - OH - Cách gọi tên: Tên bazơ: tên kim loại + (hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị như Sắt, Đồng) + hydroxit. - Ví dụ: NaOH – natrihi đroxit, Ca(OH)2 – canxihiđroxit, Fe(OH)3 – sắt(III) hiđroxit * Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. - Cách gọi tên: Gọi tên: Tên muối = Tên kim loại + (hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + tên gốc axit. - Ví dụ: Canxi Nitrat: Ca(NO3)2 Magie Clorua: MgCl2 - Nhận biết qua CTHH VD: Dãy chất nào dưới đây đều là oxit? axit? bazơ? muối? a. CaCO3, NaNO3, CuSO4 ( muối) b. H2SO4, HCl, HNO3 ( axit) c. CuO, Na2O, Al2O3 (oxit) d. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 ( bazơ) B, Bài Tập: Dạng 1: a.Hòa tan 10 g BaCl2 vào 190 g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch BaCl2. Giải: m d d = m ct + m dm = 10 + 190 = 200g C% = m ct / m d d x 100% = 10 / 200 x 100% = 5% Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch BaCl2 là 5% b. Hòa tan 20 g NaCl vào 380 g nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch đó. Giải: m d d = m ct + m dm = 20 + 380 = 400g C% = m ct / m d d x 100% = 20 / 400 x 100% = 5% Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch là 5% Dạng 2: a.Viết các phương trình hóa học của các phản ứng H2 khử các oxit sau: Fe2O3, PbO, CuO, Fe3O4. to - Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O to - H2 + CuO à H2O + Cu to - PbO + H2 à Pb + H2O to - Fe3O4 + 4H2 à4H2O + 3Fe b.Viết các phương trình hóa học của các phản ứng H2 khử các oxit sau: CaO, FeO, PbO, HgO. to - FeO + H2 à Fe + H2O to - CaO + H2 à Ca + H2O to - PbO + H2 à Pb + H2O to - HgO + H2 à Hg + H2O Dạng 3: Để điều chế H2 người ta cho Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 1,12 lít H2 (đktc). a) Viết PTHH của phản ứng trên. b) Tính khối lượng Zn cần dùng. c) Tính khối lượng axit HCl trong dung dịch. ( Cho biết: Zn = 65, H= 1, Cl= 35,5 ) Giải Số mol của 1,12 lít H2: n H2 = 1,12/ 22,4 = 0,05 mol a. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2. 1 mol 2 mol 1 mol 0,05 mol 0,1 mol 0,05 mol b. Khối lượng Zn cần dùng: m Zn = 0,05 x 65 = 3,25 (g) c. Tính khối lượng axit HCl trong dung dịch: m HCl = 0,1 x 36,5 = 3,65 (g) Dạng 4: Cho 11,2 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HCl sản phẩm tạo thành là FeCl2 và khí H2 a) Viết PTHH của phản ứng trên b) Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng. c) Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc) ( Cho biết: Fe= 56, H= 1, Cl= 35,5 ) Giải a.PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2. b. Số mol của 11,2 gam n Fe: 11,2/56 = 0,2 mol Theo PTHH ta có: nHCl = 2.nFe = 2.0,2 = 0,4 mol Khối lượng HCl tham gia phản ứng là: m HCl = 0,4 x 36,5 = 14,6 (g) c. Theo PTHH ta có: nH2 = nFe = 0,2 mol Thể tích khi H2 sinh ra (đktc) VH2 = 0,2 x 22,4 = 4,48 (l) Tổ Trưởng ký Ngày: / / 2019 Lê Thị Thoa
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_201.doc