Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức

- Biết cách tạo các hiệu ứng động trong bài trình chiếu.

  1. Kĩ năng

- Thực hiện được các thao tác tạo hiệu ứng động trong  bài trình chiếu.

  1. Thái độ

Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

  1. Chuẩn bị:
  2. Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.
  3. Trò: Nghiên cứu SGK, vở ghi
  4. Các bước lên lớp:
  5. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
  6. Kiểm tra bài cũ: (10’)

? Để chèn hình ảnh vào trang chiếu, ta thực hiện như thế nào.

? Để thay đổi vị trí của hình ảnh, ta thực hiện như thế nào.

? Để sao chép trang chiếu ta thực hiện như thế nào.

? Để di chuyển trang chiếu ta thực hiện như thế nào.

  1. Nội dung bài mới
doc 4 trang Khánh Hội 15/05/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon

Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon
Ngày soạn: 16/01/2018
Tuần: 23
Tiết: 43
Bài 11.
TẠO HIỆU ỨNG ĐỘNG
Mục tiêu:
Kiến thức
- Biết cách tạo các hiệu ứng động trong bài trình chiếu.
Kĩ năng
- Thực hiện được các thao tác tạo hiệu ứng động trong bài trình chiếu.
Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.
Trò: Nghiên cứu SGK, vở ghi
Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ: (10’)
? Để chèn hình ảnh vào trang chiếu, ta thực hiện như thế nào.
? Để thay đổi vị trí của hình ảnh, ta thực hiện như thế nào.
? Để sao chép trang chiếu ta thực hiện như thế nào.
? Để di chuyển trang chiếu ta thực hiện như thế nào.
Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Chuyển trang chiếu (15’)
- Dẫn dắt HS tìm hiểu thế nào là hiệu ứng chuyển trang chiếu: Cách xuất hiện nhanh hơn, chậm hơn, của các trang chiếu.
? Làm thế nào để thiết đặt hiệu ứng chuyển trang chiếu
- Cho HS quan sát hình 96 SGK và giải thích.
- HS: Để thiết đặt hiệu ứng chuyển trang chiếu, ta thực hiện:
 + B1: Chọn các trang chiếu.
 + B2: Chọn lệnh Slide Show / Slide Transition.
 + B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp.
HS: quan sát và ghi nhớ.
1. Chuyển trang chiếu
- Để thiết đặt hiệu ứng chuyển trang chiếu, ta thực hiện:
 + B1: Chọn các trang chiếu.
 + B2: Chọn lệnh Slide Show / Slide Transition.
 + B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp.
Hoạt động 2: Tạo hiệu ứng động cho đối tượng (15’)
- Dẫn dắt HS tìm hiểu hiệu ứng động cho các đối tượng (VB, hình ảnh, biểu đồ,).
=> Lợi ích: Giúp thu hút sự chú ý của người nghe, làm sinh động quá trình trình bày và quản lí tốt hơn việc truyền đạt thông tin.
? Để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng, ta thực hiện như thế nào
- Cho HS quan sát hình 97 SGK và giải thích.
- HS: Để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng, ta thực hiện:
 + B1: Chọn các trang chiếu.
 + B2: Chọn lệnh Slide Show / Animation Schemes.
 + B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp.
HS: quan sát và ghi nhớ.
2. Tạo hiệu ứng động cho đối tượng
- Để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng, ta thực hiện:
 + B1: Chọn các trang chiếu.
 + B2: Chọn lệnh Slide Show / Animation Schemes.
 + B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp.
Củng cố (3’)
? Làm thế nào để thiết đặt hiệu ứng chuyển trang chiếu.
? Để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng, ta thực hiện như thế nào.
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (1’)
- Học bài, xem trước phần còn lại.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 16/01/2018
Tuần: 23
Tiết: 44
Bài 11.
TẠO HIỆU ỨNG ĐỘNG (tt)
I. Mục tiêu:
Kiến thức
- Biết cách tạo các hiệu ứng động trong bài trình chiếu.
- Biết được một số lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
Kĩ năng
- Thực hiện được các thao tác tạo hiệu ứng động trong bài trình chiếu.
Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.
Trò: Nghiên cứu SGK, vở ghi
III. Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ: (10’)
? Làm thế nào để thiết đặt hiệu ứng chuyển trang chiếu.
? Để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng, ta thực hiện như thế nào.
? Làm thế nào để thiết đặt hiệu ứng chuyển trang chiếu.
? Để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng, ta thực hiện như thế nào.
Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Sử dụng các hiệu ứng động (15’)
- Dẫn dắt HS tìm hiểu một số điều cần lưu ý khi sử dụng hiệu ứng động:
 + Chỉ sử dụng các hiệu ứng động khi cần thiết.
 + Không nên sử dụng quá nhiều các hiệu ứng động cho một bài trình chiếu.
HS: quan sát và ghi nhớ.
3. Sử dụng các hiệu ứng động
Hoạt động 2: Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu (15’)
- Dẫn dắt HS tìm hiểu một số lưu ý khi tạo bài trình chiếu:
 + Xây dựng dàn ý và chọn nội dung thích hợp.
 + Nội dung của mỗi trang chiếu chỉ nên tập trung vào một ý chính.
 + Nội dung VB trên mỗi trang chiếu càng ngắn gọn càng tốt.
 + Màu nền và cách định dạng VB nên sử dụng thống nhất trên trang chiếu.
? Theo em, điều gì cần tránh khi tạo bài trình chiếu
- HS:
 + Các lỗi chính tả.
 + Quá nhiều nội dung trên một trang chiếu.
 + Màu nền và màu chữ khó phân biệt.
4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu
 + Các lỗi chính tả.
 + Quá nhiều nội dung trên một trang chiếu.
 + Màu nền và màu chữ khó phân biệt.
Củng cố (3’)
? Làm thế nào để thiết đặt hiệu ứng chuyển trang chiếu.
? Để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng, ta thực hiện như thế nào.
? Một số lưu ý và điều cần tránh khi tạo bài trình chiếu.
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (1’)
- Học bài, xem trước bài thực hành 8.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày ..tháng ..năm 2018
Duyệt tuần 23
Mai Văn Quới

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_9_tuan_23_nam_hoc_2017_2018_nguyen_kim_h.doc