Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tin học THCS - Sở GD&ĐT Lâm Đồng

Bài 1: (6 điểm) PHẦN TỬ YÊN NGỰA 

        Cho mảng 2 chiều A có kích thước MxN số nguyên. Phần tử A[i,j] được gọi là phần tử yên ngựa nếu nó là phần tử nhỏ nhất trong hàng i đồng thời là phần tử lớn nhất trong cột j.

        Em hãy lập chương trình tìm phần tử yên ngựa của mảng A.

        Dữ liệu vào: cho file PTYN.INP gồm:

Dòng đầu tiên  gồm 2 số M, N (0 ≤ M,N ≤100)

M dòng tiếp theo, mỗi dòng gồm có N số nguyên của mảng A 

(các giá trị cách nhau ít nhất 1 khoảng cách).

        Dữ liệu ra: ghi ra file PTYN.OUT vị trí của các phần tử yên ngựa (nếu có) hoặc dòng thông báo “Không có phần tử yên ngựa”.

doc 2 trang Khánh Hội 15/05/2023 1360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tin học THCS - Sở GD&ĐT Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tin học THCS - Sở GD&ĐT Lâm Đồng

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tin học THCS - Sở GD&ĐT Lâm Đồng
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang, gồm 3 bài)
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
 Môn : TIN HỌC - THCS
Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi : 18/2/2011
Cấu trúc đề thi:
STT
Tên bài
Tên file bài làm
Tên file INPUT
Tên file OUTPUT
1
PHẦN TỬ YÊN NGỰA
PTYN.PAS
PTYN.INP
PTYN.OUT
2
TỔNG CÁC SỐ FIBONACI
FIBO.PAS
FIBO.INP
FIBO.OUT
3
CHỌN PHẦN THƯỞNG
PTHUONG.PAS
PTHUONG.INP
PTHUONG.OUT
Bài 1: (6 điểm) PHẦN TỬ YÊN NGỰA 
	Cho mảng 2 chiều A có kích thước MxN số nguyên. Phần tử A[i,j] được gọi là phần tử yên ngựa nếu nó là phần tử nhỏ nhất trong hàng i đồng thời là phần tử lớn nhất trong cột j.
	Em hãy lập chương trình tìm phần tử yên ngựa của mảng A.
	Dữ liệu vào: cho file PTYN.INP gồm:
Dòng đầu tiên gồm 2 số M, N (0 ≤ M,N ≤100)
M dòng tiếp theo, mỗi dòng gồm có N số nguyên của mảng A 
(các giá trị cách nhau ít nhất 1 khoảng cách).
	Dữ liệu ra: ghi ra file PTYN.OUT vị trí của các phần tử yên ngựa (nếu có) hoặc dòng thông báo “Không có phần tử yên ngựa”.
	Ví dụ: 
PTYN.INP
PTYN.OUT
3 3
15	3	9
55	4	6
76	1	2
(2,2)
	Hoặc :
PTYN.INP
PTYN.OUT
3 3
15	10	5
55	4	6
76	1	2
Khong co phan tu yen ngua
Bài 2: (7 điểm) TỔNG CÁC SỐ FIBONACI
	Dãy Fibonaci là dãy gồm các số: 1, 1, 2, 3, 5, 8, .... được xác định bởi công thức sau: 
	F1=1, F2=1, Fi=Fi-1+Fi-2 với i>2.
	Em hãy biểu diễn một số tự nhiên N thành tổng của ít nhất các số Fibonaci khác nhau.
	Dữ liệu vào: cho file FIBO.INP chứa số N (N ≤ 2000000000)
	Dữ liệu ra: ghi ra file FIBO.OUT biểu diễn số N thành tổng của ít nhất các số Fibonaci khác nhau. 
	Ví dụ: 
FIBO.INP
FIBO.OUT
129
129 = 89 + 34 + 5 + 1 
	Hoặc 
FIBO.INP
FIBO.OUT
8
8 = 8
Bài 3: (7 điểm) CHỌN PHẦN THƯỞNG 
	Trong kỳ thi học sinh giỏi môn Tin học, em là người đạt giải đặc biệt. Ban tổ chức cho phép em chọn các phần thưởng cho mình. Các phần thưởng xếp thành một dãy được đánh số từ 1 đến N (0 ≤ N ≤ 10000), phần thưởng thứ i có giá trị là ai (1 ≤ ai ≤ 100). Em được phép chọn các phần thưởng cho mình theo nguyên tắc không chọn 3 phần thưởng liên tiếp nhau trong dãy.
	Viết chương trình để máy tính hướng dẫn em chọn các phần thưởng sao cho tổng giá trị của các phần thưởng nhận được là lớn nhất.
	Dữ liệu vào: cho file PTHUONG.INP gồm các dòng:
Dòng đầu tiên là số phần thưởng N
N dòng tiếp theo lần lượt là giá trị của các phần thưởng.
	Dữ liệu ra: ghi ra file PTHUONG.OUT gồm các dòng:
Dòng đầu tiên ghi tổng giá trị lớn nhất của các phần thưởng đã chọn
Dòng tiếp theo ghi vị trí của các phần thưởng đã chọn theo thứ tự tăng dần. 
	Ví dụ: 
PTHUONG.INP
PTHUONG.OUT
5
6
9
1
3
5
23
1 2 4 5
	Hoặc
PTHUONG.INP
PTHUONG.OUT
7
6
9
1
3
5
10
4
32
1 2 4 6 7
----------HẾT----------
Họ và tên thí sinh:	Số báo danh:	
Giám thị 1:	Ký tên:	
Giám thị 2:	Ký tên:	

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_tin_hoc_thcs_so_gddt_lam_d.doc
  • docDap_an_de_chinh_thuc.doc