Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Menđen.

- Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.

2. Kỹ năng:             Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

3. Thái độ:             HS Biết ứng dụng vào trong thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

- Thầy:     + Tranh vẽ: Sơ đồ giải thích kết quả TN lai 2 cặp tính trạng.

                + Bảng phụ ghi nội dung bảng 5.

- Trò: Tìm hiểu kĩ trước nội dung bài học.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Căn cứ vào đâu Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?

 (Căn cứ vào  tỉ lệ kiểu hình F2 bảng phân tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó).

- Cặp tính trạng thứ nhất có tỉ lệ phân li 3:1, cặp tính trạng thứ 2 có tỉ lệ phân li là 1:1, sự di truyền của 2 cặp tính trạng này sẽ cho tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào?

(3:1)(1:1) = 3: 3: 1: 1

3. Nội dung bài mới: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng như thế nào? Quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì? ta xét ở bài hôm nay.

 

doc 5 trang Khánh Hội 16/05/2023 2240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 3 – Tiết: 5 	Ngày soạn: 13/8/2018
Bài 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Menđen.
- Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.
2. Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ: HS Biết ứng dụng vào trong thực tiễn
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: + Tranh vẽ: Sơ đồ giải thích kết quả TN lai 2 cặp tính trạng.
 + Bảng phụ ghi nội dung bảng 5.
- Trò: Tìm hiểu kĩ trước nội dung bài học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Căn cứ vào đâu Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
 (Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình F2 bảng phân tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó).
- Cặp tính trạng thứ nhất có tỉ lệ phân li 3:1, cặp tính trạng thứ 2 có tỉ lệ phân li là 1:1, sự di truyền của 2 cặp tính trạng này sẽ cho tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào?
(3:1)(1:1) = 3: 3: 1: 1
3. Nội dung bài mới: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng như thế nào? Quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì? ta xét ở bài hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ3: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm ntn?
(26 phút)
3. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- Yêu cầu HS nhắc lại tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2?
- Từ kết quả trên cho ta kết luận gì?
- Yêu cầu HS quy ước gen.
- Nhắc lại tỉ lệ kiểu hình ở F2?
- Số tổ hợp giao tử (hợp tử) ở F2?
- Số loại giao tử đực và cái?
- HS nêu được tỉ lệ:
=
=
Vàng 3 Trơn 3
Xanh 1 Nhăn 1
à HS rút ra kết luận: sự phân li của từng cặp tính trạng đều là 3:1 Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, tính trạng hạt vàng là trội so với hạt xanh, hạt trơn là trội so với hạt nhăn.
à9 vàng, trơn; 3 vàng, nhăn; 3 xanh, trơn; 1 xanh, nhăn.
àTỉ lệ kiểu hình ở F2 tương ứng với 16 hợp tử.
à có 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái, mỗi loại có tỉ lệ 1/4.
- Từ kết quả thí nghiệm: Sự phân li của từng cặp tính trạng đều là 3:1 Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định, tính trạng hạt vàng là trội so với hạt xanh, hạt trơn là trội so với hạt xanh.
- Quy ước gen:
A quy định hạt vàng.
 B quy định hạt trơn.
a quy định hạt xanh. 
b quy định hạt nhăn.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
ND cơ bản
- GV kết luận: cơ thể F1 phải dị hợp tử về 2 cặp gen AaBb các gen tương ứng A và a, B và b phân li độc lập và tổ hợp tự do để cho 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab.- Yêu cầu HS theo dõi hình 5 và giải thích tại sao ở F2 lại có 16 tổ hợp giao tử (hợp tử)?
- GV hướng dẫn cách xác định kiểu hình và kiểu gen ở F2, yêu cầu HS hoàn thành bảng 5 trang 18.
- HS hoạt động nhóm và hoàn thành bảng 5.
Bảng 5. Phân tích kết quả lai 2 cặp tính trạng
 Kiểu hình
Tỉ lệ
Hạt vàng, trơn
Hạt vàng, nhăn
Hạt xanh, trơn
Hạt xanh, nhăn
Tỉ lệ kiểu gen ở F2
1AABB
4AaBb
2AABb
2AaBB
(9 A-B-)
1AAbb
2Aabb
(3 A-bb)
1aaBB
2aaBb
(3aaB-)
1aabb
1aabb
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
9
3
3
1
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cơ bản
- Từ phân tích trên rút ra kết luận.
- Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử? (HSY)
- Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú? (Đối với HS khá, giỏi)
- Gv đưa ra công thức tổ hợp của Menđen. (Đối với lớp A)
Gọi n là số cặp gen dị hợp (PLĐL) thì:
+ Số loại giao tử là: 2n
+ Số hợp tử là: 4n
+ Số loại kiểu gen: 3n
+ Số loại kiểu hình: 2n
+ Tỉ lệ phân li kiểu gen là: (1+2+1)n
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình là: (3+1)n
Đối với kiểu hình n là số cặp tính trạng tương phản tuân theo di truyền trội hoàn toàn.
- Menđen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luật phân li độc lập.
- Nội dung của quy luật phân li độc lập: các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
à Ở những loài sinh sản hữu tính biến dị phong phú hơn so với nhiều loài sinh sản vô tính vì ở các loài sinh sản hữu tính trong quá trình phát sinh giao tử: đã tạo ra nhiều loại giao tử. Các loại giao tử này thụ tinh ngẫu nhiên tạo nhiều tổ hợp khác nhau → Xuất hiện biến dị tổ hợp.
- HS dựa vào thông tin SGK để trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức và ghi nhớ.
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 tương ứng với 16 tổ hợp giao tử (hợp tử) => mỗi cơ thể đực hoặc cái cho 4 loại giao tử nên cơ thể F1 phải dị hợp về 2 cặp gen (AaBb), các gen A và a, B và b phân li độc lập và tổ hợp tự do cho 4 loại giao tử là: AB, Ab, aB, ab.
- Sơ đồ lai: Hình 5 SGK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ4: Tìm hiểu ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?
(8 phút)
4. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin -> Thảo luận trả lời:
- Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú?
- Quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì?
- Giáo viên đưa ra một số công thức tổ hợp: (HSG-K)
+ Giao tử của Aa = A:a; Bb = B:b
=> các loại giao tử: (A:a)(B:b) = AB, Ab, aB, ab.
=> Các hợp tử: (AB, Ab, aB, ab) (AB, Ab, aB, ab) = ..
- HS thu thập thông tin SGK, kết hợp liên hệ thực tế -> trả lời:
+ F1 có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền -> hình thành kiểu gen khác P.
+ Sử dụng quy luật phân li độc lập để giải thích sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
- HS ghi nhớ cách xác định các loại giao tử và các kiểu tổ hợp.
- Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp là do sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền.
- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
4. Củng cố: (3 phút)
Câu 1/SGK/19: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào ?
Trả lời: Menden cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (cặp gen) quy định. Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử dẫn đến sự phân li độc lập của các tính trạng.
Sau đó các cặp nhân tố di truyền ( cặp gen)  được tổ hợp tự do với nhau  trong thụ tinh dẫn đến phát sinh các biến dị tổ hợp.
Đối với lớp khá, giỏi
Câu 3/SGK/19: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá ? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ?
Trả lời: - Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
- Ở các loài sinh sản giao phối, biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài vô tính
 Vì sự phân li độc lập  của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử sẽ tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau .
Hai cơ thể có kiểu gen khác nhau tiến hành giao phối  sẽ dẫn đến sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau và phát sinh ra nhiều biến dị tổ hợp
Ở loài sinh sản vô tính con cái có kiểu gen và kiểu hình giống mẹ, nên không xuất hiện các biến dị 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà : (3phút) 
Câu 4: ( SGK/19)Đáp án d vì bố tóc thẳng, mắt xanh có kiểu gen aabb sinh ra con đều mắt đen, tóc xoăn trong đó sẽ mang giao tử ab của bố, vậy giao tử của mẹ sẽ mang AB => kiểu gen của mẹ phải là AABB.
- HS làm thí nghiệm trước ở nhà:
+ Gieo 1 đồng xu
+ Gieo 2 đồng xu.
	Mỗi loại 25 lần, thống kê vào bảng 6.1 và 6.2 (Sgk)
IV. RÚT KINH NGHIỆM	
Tuần: 3 – Tiết: 6 	Ngày soạn: 13/8/2018
Bài 5: THỰC HÀNH
TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG XU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết cách xác định xác xuất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.
- Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm kỹ năng thực hành
3. Thái độ:
- Giúp học sinh hiều sâu hơn về phép lai của Men Den
II. CHUẨN BỊ
- Trò: Mỗi nhóm có sẵn hai đồng kim loại (2 – 4 HS). Kẻ sẵn bảng 6.1 và 6.2 vào vở.
- Thầy: Bảng phụ ghi thống kê kết quả của các nhóm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?
- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối biến dị phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính?
- Giải bài tập 4 SGK trang 19.
3. Nội dung bài mới: Tại sao kết quả các thí nghiệm của Menđen lại có tỷ lệ giao tử và hợp tử như các bài trước chúng ta đã tìm hiểu? Bài thực hành sẽ giúp ta chứng minh tỷ lệ đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Cách tiến hành TN? (21 phút)
1. Tiến hành gieo đồng kim loại
- GV lưu ý HS: Hướng dẫn quy trình :
a. Gieo một đồng kim loại
Lưu ý: Đồng kim loại có 2 mặt (sấp và ngửa), mỗi mặt tượng trưng cho 1 loại giao tử, chẳng hạn mặt sấp chỉ loại giao tử A, mặt ngửa chỉ loại giao tử a, tiến hành:
- Lấy 1 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
- Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1
b. Gieo 2 đồng kim loại
GV lưu ý HS: 2 đồng kim loại tượng trưng cho 2 gen trong 1 kiểu gen: 2 mặt sấp tượng trưng cho kiểu gen AA, 2 mặt ngửa tượng trưng cho kiểu gen aa, 1 sấp 1 ngửa tượng trưng cho kiểu gen Aa.
- Tiến hành
+ Lấy 2 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
+ Thống kê kết quả vào bảng 6.2
- HS ghi nhớ quy trình thực hành
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê mỗi lần rơi vào bảng 6.1.
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, có thể xảy ra 3 trường hợp: 2 đồng sấp (SS), 1 đồng sấp 1 đồng ngửa (SN), 2 đồng ngửa (NN). Thống kê kết quả vào bảng 6.2
a. Gieo 1 đồng kim loại
b. Gieo 2 đồng kim loại
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bản thu hoạch? (13 phút) 
2. Thu hoạch 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả đã tổng hợp từ bảng 6.1 và 6.2, ghi vào bảng tổng hợp theo mẫu sau:
 Tiến hành
Nhóm
Gieo 1 đồng kim loại
Gieo 2 đồng kim loại
S
N
SS
SN
NN
1
2
3
....
Cộng
Số lượng
Tỉ lệ %
- Từ kết quả bảng trên GV yêu cầu HS liên hệ:
+ Kết quả của bảng 6.1 với tỉ lệ các loại giao tử sinh ra từ con lai F1 Aa.
+ Kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng.
- GV cần lưu ý HS: số lượng thống kê càng lớn càng đảm bảo độ chính xác.
- HS căn cứ vào kết quả thống kê nêu được:
+ Cơ thể lai F1 Aa cho 2 loại giao tử A và a với tỉ lệ ngang nhau.
+ Kết quả gieo 2 đồng kim loại có tỉ lệ:
1 SS: 2 SN: 1 NN. Tỉ lệ kiểu gen là:
1 AA: 2 Aa: 1aa.
+ Cơ thể lai F1 Aa cho 2 loại giao tử A và a với tỉ lệ ngang nhau
+ Kết quả gieo 2 đồng kim loại có tỉ lệ:
1 SS: 2 SN: 1 NN. Tỉ lệ kiểu gen là:
1 AA: 2 Aa: 1aa
4. Nhận xét - đánh giá: (2 phút)
- GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm.
- Các nhóm viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 6.1; 6.2.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà : (3 phút) 
- Làm các bài tập trang 22, 23 SGK
- Xem trước có bao nhiêu dạng bài tập di truyền.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Duyệt tuần 3
Ngày: /8/2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_3_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc