Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu:

     1. Kiến thức:

     - HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST.

     - HS giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với bản thân sinh vật và con người.

     2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng hợp tác ứng xử.

          - Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lí thông tin

          - Rèn kỹ năng tự tin bày tỏ ý kiến

     3. Thái độ:

      - Giáo dục ý thức trong việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước góp phần hạn chế một số bệnh ung thư ở người.

II. Chuẩn bị:

           - Tranh các dạng đột biến cấu trúc NST.

           - Phiếu học tập:  các dạng đột biến cấu trúc NST     

doc 5 trang Khánh Hội 16/05/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 12 – Tiết: 23	Ngày soạn: 22/10/2018
Bài 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 	- HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST.
 	- HS giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với bản thân sinh vật và con người.
 2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hợp tác ứng xử.
 	- Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lí thông tin
 - Rèn kỹ năng tự tin bày tỏ ý kiến
 3. Thái độ:
 	- Giáo dục ý thức trong việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước góp phần hạn chế một số bệnh ung thư ở người.
II. Chuẩn bị:
 	- Tranh các dạng đột biến cấu trúc NST.
 - Phiếu học tập: các dạng đột biến cấu trúc NST 
STT
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng đột biến
a
b
c
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp.(1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ. (3’)
 	- Đột biến gen là gì? Cho ví dụ?
 3. Nội dung bài mới. 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Đột biến cấu trúc NST là gì? (18')
I. Đột biến cấu trúc NST là gì?
- GV y/c HS quan sát 
H 22 hoàn thành phiếu học tập
- GV kẻ nhanh phiếu lên bảng gọi HS lên điền.
- GV chốt lại đáp án đúng
- HS quan sát kĩ hình, chú ý các đoạn có mũi tên ngắn
- Thảo luận thống nhất ý kiến ( điền vào phiếu học tập)
- Đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu học tập 
- Các nhóm khác bổ sung
Phiếu học tập:
 Các dạng đột biến cấu trúc NST
STT
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng đột biến
a
Gồm các đoạn: ABCDEFGH
Mất đoạn H
Mất đoạn
b
Gồm các đoạn: ABCDEFGH
Lặp lại đoạn BC
Lặp đoạn
c
Gồm các đoạn: ABCDEFGH
Trình tự đoạn BCD đổi thành DCB
Đảo đoạn
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Vậy đột biến cấu trúc NST là gì?
- Gồm những dạng nào
- GV thông báo: ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến : Chuyển đoạn
- Phân biệt đột biến gen và ĐB cấu trúc NST? (HSG-K tự phân biệt) HSTB,Y GV hướng dẫn
- 1 vài HS phát biểu. Lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức 
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
- Các dạng: 
 + Mất đoạn,
 + Lặp đoạn,
 + Đảo đoạn
Khác nhau
Đột biến gen
Đột biến cấu trúc NST
- Làm biến đổi cấu trúc gen
- Gồm các dạng: mất, thêm, thay thế cặp Nu
- Làm biến đổi cấu trúc NST
- Gồm các dạng: mất, lặp, đảo đoạn NST
HĐ 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của 
đột biến cấu trúc NST. (18')
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST?
- Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ 1, 2 SGK
- VD 1 là dạng đột biến nào?
- ví dụ nào có hại ? ví dụ nào có lợi cho sinh vật và cho con người? (HSY)
- Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST
THMT: ĐB cấu trúc NST đa số có hại cho bản thân SV VD như gây bệnh ung thư máu ở người vậy chúng ta phải làm gì để hạn chế đột biến gậy hại? (HSG-K)
- HS tự thu nhận thông tin SGK nêu được các nguyên nhân vật lí, hoá học (phá vỡ cấu trúc NST)
- HS nghiên cứu ví dụ nêu được :
+ VD 1 là dạng mất đoạn
+ VD 1 có hại cho con người 
+ VD 2 có lợi cho sinh vật
- HS tự rút ra kết luận
a) Nguyên nhân phát sinh:
- Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người 
- Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hoá học (phá vỡ cấu trúc NST)
b) Vai trò của đột biến cấu trúc NST:
- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật
- Một số đột biến có lợi (có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá).
 4. Củng cố: (3')
- Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Các dạng ĐB cấu trúc NST. (HSTBY)
- Phân biệt ĐB gen và ĐB cấu trúc NST. (HSG-K)
5. Hướng dẫn học sinh tự học, soạn bài mới và làm bài tập ở nhà: (2')
- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
 - Nghiên cứu và viết sơ đồ cơ chế hình thành thể dị bội .
IV. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................
Tuần: 12 – Tiết: 24	Ngày soạn: 22/10/2018
Bài 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 	- HS trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở 1 cặp NST.
	- Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).
	- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng hợp tác ứng xử.
 	- Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lí thông tin
 - Rèn kỹ năng tự tin bày tỏ ý kiến
 3. Thái độ:
 	- Giáo dục ý thức trong việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước góp phần hạn chế một số bệnh ung thư ở người.
II. Chuẩn bị:
 	- Tranh phóng to H23.1 và H23.2.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới
 3. Nội dung bài mới: Đột biến NST xảy ra ở 1 hoặc một số cặp NST : hiện tượng dị bội thể hoặc tất cả bộ NST: Hiện tượng đa bội thể.
* Lệnh q trang 67 không yêu cầu HS trả lời
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Hiện tượng dị bội thể. (16')
I. Thể dị bội:
Kiểm tra kiến thức cũ
- NST tương đồng?
- Bộ NST lưỡng bội?
- Bộ NST đơn bội?
- GV y/c HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi:
+ Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào?
Ø2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước.
ØBộ NST chứa cặp NST tương đồng gọi (bộ lưỡng bội).
ØBộ NST chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng gọi (bộ đơn bội).
- HS tự thu nhận và xử lí thông tin nêu được:
- Hiện tượng dị bội thể: là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó.
- Các dạng:
 + 2n + 1,
 + 2n – 1.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
+Thế nào là hiện tượng dị bội thể?
- GV hoàn chỉnh kiến thức
- GV phân tích thêm có thể có 1 số cặp NST thêm hoặc mất 1 NST ( 2n – 2) ; 2n 1
- Giáo viên giảng H23.1 SGK trang 67.
- GV nêu lưu ý HS hiện tượng dị bội gây ra các biến đổi hình thái, kích thước 
Ø Các dạng: 2n + 1
 2n – 1
 Ø Hiện tượng thêm hoặc mất 1 NST ở một cặp nào đó (dị bội thể).
- 1 vài HS phát biểu, lớp bổ sung.
- HS quan sát kĩ hình, đối chiếu các quả từ II - XIII với nhau và với quả I rút ra nhận xét 
+ Kích thước:
Lớn: VI
Nhỏ: V; XI
+ Gai dài hơn: IX
HĐ 2: Sự phát sinh thể dị bội. (16')
II. Sự phát sinh thể dị bội:
- GV y/c HS quan sát H 23.2, nhận xét : 
- (HSG-K) Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong:
+ Trường hợp bình thường
+ Trường hợp bị rối loạn phân bào
+ Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh ( hợp tử có số lượng NST như thế nào?)
- GV treo tranh H 23.2 gọi HS lên trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội
- GV thông báo ở người tăng thêm 1 NST ở cặp NST số 21 (gây nên bệnh Đao)
- THMT: Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể?Làm gì để khắc phục hậu quả?
- Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận, thống nhất ý kiến nêu được :
+ Bình thường: mỗi giao tử có 1 NST
+ Bị rối loạn: 
- 1 giao tử có 2 NST
- 1 giao tử không có NST nào
( Hợp tử 3 NST hoặc có 1 NST của cặp tương đồng)
- 1 HS lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung
- HS tự nêu hậu quả.
- Cơ chế phát sinh thể dị bội
+ Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li ( tạo thành 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào
- Hậu quả: Gây biến đổi hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST
 4. Củng cố: (5')
	- GV treo tranh của các dạng đột biến cấu trúc NST, gọi HS lên xác định dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến.
	- Tại sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, soạn bài mới và làm bài tập ở nhà: (2')
- Học bài, trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài 24.
IV. Rút kinh nghiệm:
.
.
Duyệt tuần 12
Ngày: /10/2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_12_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc