Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS Tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
- Nêu được chức năng mạch: mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân lá;
mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân rễ.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng :
+ Thí nghiệm về sự dẫn nước và muối khoáng của thân.
+ Quan sát tranh ,hình và mẫu vật
+ Tư duy logic và trìu tượng.
+ Liên hệ thực tế
3. Thái độ.
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập có ý thức bảo vệ thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
- Một số hoa đã thí nghiệm.
2. Trò:
- Đọc trước bài 17.
- Hoa đã thí nghiệm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 02- 10- 2018 Tuần: 9; tiết: 17 Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS Tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. - Nêu được chức năng mạch: mạch gỗ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên thân lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân rễ. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Thí nghiệm về sự dẫn nước và muối khoáng của thân. + Quan sát tranh ,hình và mẫu vật + Tư duy logic và trìu tượng. + Liên hệ thực tế 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập có ý thức bảo vệ thực vật. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - Một số hoa đã thí nghiệm. 2. Trò: - Đọc trước bài 17. - Hoa đã thí nghiệm. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) - Thân to ra do đâu? - Vòng gỗ hằng năm là gì? Cách xác định tuổi của cây? - Dác là gì? Ròng là gì? So sánh. 3. Nội dung bài mới: (32’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng trong thân. (16’) - Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm và kết quả thí nghiệm của mình. - GV nhận xét. - GV cắt ngang cành hoa, -- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận trả lời phần 6SGK. + Nhận xét sự thay đổi màu sắc cành hoa? + Cắt ngang cành hoa, dùng lúp quan sát phần bị nhuộm màu? + Nhận xét nước và muối khóang hòa tan được vận chuyển theo phần nào của thân? + Mạch gỗ có chức năng gì? - Yêu cầu HS kết luận. - HS trình bày. - HS lắng nghe. - HS quan sát và thảo luận. - HS trả thay đổi màu sắc cành hoa thành màu đỏ - HS quan sát bằng kính lúp + Mạch gỗ. - HS kết luận. 1. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan: - Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân. (16’) - Yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm của bạn Tuấn. Quan sát H17.2 + Khi bóc vỏ ta bóc luôn mạch gì? - Yêu cầu HS dựa vào thí nghiệm, thảo luận (5’)hưỡng dẫn HS trả lời phần 6 SGK. + Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra? vì sao mép vỏ ở phía dưới chỗ cắt không phình to ra? + Mạch rây có chức năng gì? + Nhân dân ta thường làm như thế nào để nhân giống nhanh cây ăn quả như: cam,bưởi, nhãn, vải - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Cây bị bóc vỏ có sống được không? Tại sao? + Có những biện pháp nào bảo vệ cây? - Yêu cầu HS kết luận. *THGDMT: Giáo dục HS bảo vệ tính toàn vẹn của cây, không bóc vỏ cây, bẻ cành, đu trèo làm gãy cây. - HS tìm hiểu thí nghiệm của bạn Tuấn. Quan sát H17.2 + Mạch rây - HS thảo luận 5’) trả lời phần 6 SGK. + Vì chất hữu cơ vận chuyển đến chỗ bị cắt thì ứ lại làm cho mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra. + Vận chuyển chất hữu cơ + Chiết cành + Không sống được, ì phần mạch rây vận chuyển chất hữu cơ không còn, sẽ khong có khả năng nuôi cây - HS liên hệ thưc tế, từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ cây 2. Vận chuyển chất hữu cơ: - Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây. 4. Củng cố (4’) - Đọc ghi nhớ SGK - Trả lơi câu hỏi 1,2. - Đọc mục : Em có biết 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) - Học bài cũ. - Đọc trước bài 18 “ Biến dạng của thân”. - Sưu tầm 1 số loại thân: + Củ su hào. + Củ khoai tây mọc mầm. + 1 đoạn cây xương rồng. IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:.........................................................................................................................................................................................................................................................................HS:............................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 02- 10- 2018 Tuần: 9; tiết: 18 Bài 18 Thực hành: BIẾN DẠNG CỦA THÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu vật và tranh ảnh. - Nhận dạng 1 số thân biến dạng trong thiên nhiên. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh, hình và mẫu vật + Tư duy logic và trìu tượng. + Liên hệ thực tế 3. Thái độ - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - Tranh hình 18.1. (một số loại thân biến dạng). - Mẫu thân biến dạng. 2. TRò: - Đọc trước bài 18. - Một số mẫu thân biến dạng. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: - Mạch gỗ gồm những , không có chất tế bào, có chức năng - Mạch rây gồm những có chức năng 3. Nội dung bài mới: (32’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Quan sát và ghi lại thông tin 1 số thân biến dạng. (16’) - Yêu cầu HS quan sát mẫu và thảo luận (5’) trả lời phần 6SGK phần a). + Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của thân củ đối với cây? + Kể tên một số cây thuộc loại thân củ? + Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân rễ đối với cây? - Yêu cầu HS quan sát mẫu thân cây xương rồng và thảo luận phần 6SGK phần b). + Xương rồng sống ở đâu? + Ở điều kiện nào lá xương rồng biến thành gai? Tại sao? + Tại sao thân phải biến dạng? - Yêu cầu HS kết luận. - HS quan sát và thảo luận nhóm (5’) . - Đ/ d nhóm báo cáo - Các nhóm khác nhận xét. + Thân củ nằm trên mặt đất, Chức năng chứa chất dự trữ. Vd: su hào, khoai tây + Thân rễ có đặc điểm nằm trong đất Vd : dong, nghệ, gừng, riềng - HS quan sát và thảo luận nhóm (5’) . + Nơi khô hạn, nhiệt đới, sa mạc. + Nơi thiếu nước lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước. + Thích nghi với môi trường sống. 1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số thân biến dạng: - Một số thân biến dạng làm chức năng khác của thân như: + Thân củ (su hào, khoai tây) + Thân rễ (dong, nghệ, gừng, riềng) chứa chất dự trữ + Thân mọng nước (Xương rồng) dự trữ nước thường thấy ở những cây sống nơi khô hạn Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, chức năng của 1 số thân biến dạng. (16’) - Yêu cầu HS thảo luận (5’) trả lời phần 6 trả lời phần bảng SGK trang 59. + Hãy liệt kê những đặc điểm của các loại thân biến dạng mà em biết vào bảng SGK trang 59, chọn những từ sau để gọi đúng tên những thân biến dạng đó: thân củ, thân rễ, thân mọng nước: - HS thảo luận thả (5’) trả lời phần 6trả lời. Đ/ d nhóm báo cáo - Các nhóm khác nhận xét. stt Tên cây Đặc điểm Chức năng Tên thân 1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ 2 Củ khoai tây Thân củ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ 3 Củ gừng Thân rễ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ 4 Củ dong ta Thân rễ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ 5 Xương rồng Thân mọng nước nằm trên mặt đất Dự trữ nước và quang hợp Thân mọng nước 6 - HS kết luận. 2. Đặc điểm, chức năng của 1 số loại thân biến dạng: stt Tên cây Đặc điểm Chức năng Tên thân 1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ 2 Củ khoai tây Thân củ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ 3 Củ gừng Thân rễ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ 4 Củ dong ta Thân rễ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ 5 Xương rồng Thân mọng nước nằm trên mặt đất Dự trữ nước và quang hợp Thân mọng nước 4. Củng cố (5’) - Đọc ghi nhớ SGK - Trả lơi câu hỏi: a. Tìm những điểm giống và khác nhau giữa các củ: dong ta, su hào, khoai tây. b. Kể một số loài thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây? - Đọc mục : Em có biết 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) - Học bài cũ. - Ôn bài từ chương I đến chương III chuẩn bị tiết sau ôn tập IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:.........................................................................................................................................................................................................................................................................HS:............................................................................................................................................................................................................................................................................ Châu Thới, ngày....tháng 10 năm 2018 ký duyệt tuần 9 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc