Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu

   1. Kiến thức

               - Cấu tạo trong của thân non. 

              - So sánh cấu tạo trong thân non với cấu tạo miền hút của rễ. 

   2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, vẽ hình. 

   3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.   

II. Chuẩn bị

      - Thầy: Tranh vẽ phóng to: Hình 10.1, H. 15.1 

             Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 49 sgk 

             Vật mẫu: 1 đoạn thân cây non tiêu bản h.vi cắt ngang thân non, kính hiển vi. 

      - Trò: sách giáo khoa, vở ghi.

III. Các bước lên lớp

    1. Ổn định lớp: (1’)

2. KTBC:  (3’)

       Thân dài ra do đâu? Cho vd về hiện tượng bấm ngọn và tỉa cành, giải thích? 

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 1880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 8 - Tiết: 15 	Ngày soạn: 20/9/2018
Bài 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Cấu tạo trong của thân non. 
 - So sánh cấu tạo trong thân non với cấu tạo miền hút của rễ. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, vẽ hình. 
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Tranh vẽ phóng to: Hình 10.1, H. 15.1 
 Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 49 sgk 
 Vật mẫu: 1 đoạn thân cây non tiêu bản h.vi cắt ngang thân non, kính hiển vi. 
 - Trò: sách giáo khoa, vở ghi.
III. Các bước lên lớp: 
 1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC: (3’)
 Thân dài ra do đâu? Cho vd về hiện tượng bấm ngọn và tỉa cành, giải thích? 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non.
Cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non: 
- Treo tranh vẽ phóng to hình 15.1, hướng dẫn HS qs 
- Cấu tạo trong của thân non có mấy phần, chức năng của từng phần? 
- Cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng nào? 
- Yêu cầu học sinh trình bày 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bs theo kết quả
- Hướng dẫn học sinh sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng
- Quan sát tranh vẽ phóng to hình 11.2 theo hướng dẩn, đọc thông tin thảo luận nhóm 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Tìm hiểu theo hướng dẫn.
 Gồm 2 phần chính: Vỏ và trụ giữa
- Vỏ:
 + Biểu bì: Bảo vệ 
 + Thịt vỏ: Có các tế bào màu xanh lục làm nhiệm vụ quang hợp 
- Trụ giữa:
*Bó mạch:
+ Có mạch rây vận chuyển chất hữu cơ
 + Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng *Ruột: Chứa chất dự trữ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2: (16’) So sánh cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ
2. So sánh cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ: 
- Treo 2 Tr.vẽ p.to h. 10.1 và h. 15.1, Y/c 2 h/s lên xđ c.tạo trong của rễ và thân non. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm mục Ñ trang 50: 
- (K-G) So sánh cấu tạo trong của rễ (m.hút) và thân non - Chúng có đđiểm gì giống nhau? 
- (K-G) Sự khác nhau trong cấu tạo bó mạch của rễ và thân ? 
- Bổ sung hoàn chỉnh nội dung 
- Đại diện 2 hs lên xác định trên tranh. 
- Thảo luận nhóm tìm đặc điểm giống và khác nhau trong cấu tạo của rễ và thân non. 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Giống nhau: 
+ Đều cấu tạo từ tế bào 
+ Gồm các bộ phận: vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch và ruột). 
 - Khác nhau: 
Rễ: 
Thân :
- Biểu bì: có lông hút 
- Bó mạch: mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ.
- Biểu bì: không có lông hút. 
- Bó mạch: 
+ Mạch gỗ: ở trong. 
+ Mạch rây: ở ngoài.
 4. Củng cố: (2’)
 - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1 sgk trang 50.
 - Gọi học sinh đọc thông tin “Em có biết” trang 50. 
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới: (3’)
 - Vẽ sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành. 
 - Xem trước nội dung bài 16. 
 - Các nhóm chuẩn bị: đoạn cây già có lỏi cưa ngang, 1 đoạn thân cây bình bát chưa quá già. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 8 - Tiết: 16 	Ngày soạn: 20/ 9/2018
Bài 16: THÂN TO RA DO ĐÂU?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 - Thân to ra do đâu. Phân biệt tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.
 - Dác và ròng.
 - Xác định tuổi cây, lõi cây. 
2. Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm. 
3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ cây, bảo vệ rừng. 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Tranh vẽ phóng to H.15.1 “Cấu tạo trong thân non” và 16.1 “Sơ đồ cắt ngang thân cây trưởng thành”. 
 - Trò: Vật mẫu: các đoạn thân cây già có lõi. 
III.Các bước lên lớp:
 1.Ổn định lớp: (1’)
2.KTBC: (3’)
 - Vẽ sơ đồ chung cấu tạo trong của thân non? 
 - So sánh cấu tạo trong của thân non với rễ (miền hút)? 
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (20’) Xác định 2 tầng phát sinh: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ:
1. Tầng phát sinh:
- Treo Tranh vẽ phóng to H 15.1 và 16.1, 
- Cấu tạo trong của thân non khác thân cây trưởng thành như thế nào? 
- Hướng dẫn học sinh cạo vỏ đoạn thân cây bình bát, xác định tầng sinh vỏ (xanh), tầng sinh trụ (nhớt). 
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin và thảo luận nhóm trong (5’) 3 câu hỏi mục Ñ: 
- (Y) Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào? 
 (Y) Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào? 
- Thân cây to ra do đâu?
Bổ sung hoàn chỉnh nd
*GDMT: Vì sao không nên bóc vỏ cây? 
- Quan sát Tranh vẽ phóng to 2 hình, trao đổi nhóm; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Thực hiện theo hướng dẩn của gv. 
- Cá nhân đọc thông tin thảo luận nhóm, trả lời 3 câu hỏi. 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
Gồm 
- Tầng sinh vỏ: làm cho phần vỏ dày thêm. 
- Tầng sinh trụ: làm cho bó mạch gỗ dày thêm. 
Þ Thân cây to ra nhờ sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2: (6’)Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây.
2. Vòng gỗ hàng năm:
- Yc hs để các đoạn gỗ già có lỏi lên bàn và đọc th.tin mục 2 xác định tuổi cây
- Hướng dẫn hs cách xác định vòng gỗ và xác định tuổi cây. 
- GV: Hàng năm do điều kiện về thức ăn khác nhau ở 2 mùa mưa và nắng làm cho cây tạo ra các vòng gỗ khác nhau ® xác định tuổi cây. 
- Cá nhân đọc thông tin, quan sát theo hướng dẫn tập xác định tuổi cây qua vòng gỗ. 
Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ sáng (hoặc sẫm), ta có thể xác định được tuổi cây. 
HĐ 3: (10’)Tìm hiểu khái niệm dác và ròng.
3. Dác và ròng: 
- Treo tranh p.to H 16.2 và dựa vào vật mẫu, 
- Hãy phân biệt dác với ròng? 
- Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
(K- G) Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? tại sao?
- Trao đổi nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Nêu đặc điểm khác nhau.
Dác:
- Phần gỗ màu sáng, nằm ở bên ngoài. 
- Là những tế bào gỗ sống giúp cây vận chuyển nước và muối khoáng.
Ròng:
- Phần gỗ màu thẫm rắn chắc ở phía trong. 
- Là những tế bào gỗ chết, vách dày giúp nâng đỡ cây. 
4.Củng cố: (2’)
 - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 sgk trang 52. 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới: (3’)
 - Đọc mục “Em có biết” ; làm thí nghiệm theo trang 54, có thể sử dụng hoa khác nhưng có màu trắng. 
- Ôn lại chức năng của mạch gỗ và mạch rây. 
Duyệt tuần 8
Ngày: /9/ 2018
IV Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_8_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc