Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân.

- Nêu được vị trí, hình dạng; phân biệt 2 loại chồi nách: chồi lá và chồi hoa.

- Nhận biết và phân biệt các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng :  + Quan sát tranh, hình và mẫu vật

                               + Tư duy logic và trìu tượng.

                                + Liên hệ thực tế

3. Thái độ:

- Có ý thức yêu thích bộ môn

- Nghiêm túc tự giác trong học tập 

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

1. Thầy:

- Tranh: Cấu tạo của chồi lá và chồi hoa; Các loại thân leo, thân bò

2. Trò:

           - Đọc trước bài 13.

           - Mang 1 số loại thân.               

doc 5 trang Khánh Hội 23/05/2023 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 17-9- 2018
Tuần: 7; tiết: 13
CHƯƠNG III: THÂN
Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân.
- Nêu được vị trí, hình dạng; phân biệt 2 loại chồi nách: chồi lá và chồi hoa.
- Nhận biết và phân biệt các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh, hình và mẫu vật
 + Tư duy logic và trìu tượng.
 + Liên hệ thực tế
3. Thái độ:
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
- Tranh: Cấu tạo của chồi lá và chồi hoa; Các loại thân leo, thân bò
2. Trò:
	 - Đọc trước bài 13.
	- Mang 1 số loại thân. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
	- Kể tên 1 số loại rễ biến dạng và chức năng?
	- Tại sao phải thu hoạch rễ củ trước khi cây ra hoa?
3. Nội dung bài mới: (32’) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân. (20’)
- Yêu cầu HS quan sát cành cây mang theo, đối chiếu hình 13.1 SGK trả lời phần 6 SGK.
+ Thân mang những bộ phận nào?
+ Những điểm giống nhau giữa thân và cành?
+ Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành?
+ Vị trí của chồi nách
+ Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?
- Yêu cầu HS quan sát hình 13.2 trả lời phần câu hỏi SGK trang 43.
+ Tìm sự giống và khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?
+ Chồi hoa và chồi lá sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?
- Yêu cầu HS xác định các bộ phận chính của cây (chỉ vào mẫu vật thật) 
- Yêu cầu HS kết luận
- HS quan sát và thảo luận (3’) trả lời phần 6 SGK trang 43.
+ Thân mang cành, lá, hoa, quả.
+ Có chồi ngọn, lá
+ Trên ngọn thân và ngọn cành
+ Ở nách lá
+ Chồi ngọn sẽ phát triển thành thân cây 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS quan sát và trả lời.
+ Giống nhau: cả hai có mầm lá
+ Khác nhau: Chồi lá có mô phân sinh ngọn; chồi hoa có mầm hoa
- HS trả lời và bổ sung.
+ Chồi lá phát triển thành cành, hoa hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.
- HS kết luận.
1. Cấu tạo ngoài của thân:
- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn.
- Chồi nách có 2 loại: chồi lá và chồi hoa:
- Chồi lá phát triển thành cành mang lá.
- Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.
Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân (12’)
- Yêu cầu HS quan sát các loại thân và hình 13.3, dựa vào phần < để phân biệt các loại thân.
+ Có mấy loại thân? Đó là những dạng nào?
+ Thân đứng có mấy dạng?
- Em hãy cho ví dụ về các loại thân. 
- Yêu cầu HS làm bài tập tr 45 sgk
- GV nhận xét -> kết luận.
- HS quan sát các loại thân và hình 13.3 trả lời.
+ Có 3 loai thân: Thân đứng, thân leo, thân bò
+ Thân đứng có 3 dạng: Thân gõ, thân cột, thân cỏ.
+ Ví dụ:
Thân đứng: Tràm, bạch đàn, xoài, cóc; dừa, cau, thốt nốt, lúa,ráng,..
Thân leo: Mồng tơi, nhã lồng, đậu que
Thân bò: Rau má, khoai lang, càng cua, rau trai, rau đắng
- HS làm bài tập tr 45 sgk
- HS trả lời và bổ sung.
- HS kết luận.
2. Các loại thân:
 Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia làm 3 loại:
- Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
Ví dụ: Cây bạch đằng, cây dừa, lúa
- Thân leo: bằng thân quấn, tua cuốn.
Ví dụ: Mồng tơi, đậu dán
- Thân bò. 
Ví dụ: Rau má,
4. Củng cố (4’) 
	- Đọc ghi nhớ SGK
	- Thân cây gồm những bộ phận nào?
	- Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?
	- Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó
	- Đọc mục : Em có biết
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) 
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 14 “ Thân dài ra do đâu?”.
- Mỗi nhóm làm thí nghiệm:(tiến hành ít nhất 2 tuần)
+ Gieo hạt đậu vào bông ẩm cho đến khi ra lá thật thứ nhất.
+ Chọn 6 cây bằng nhau, ngắt ngọn 3 cây.
+ Sau 3 ngày đo chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và không ngắt ngọn. Tính chiều dài bình quân mỗi nhóm. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.........................................................................................................................................................................................................................................................................HS:............................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17-9- 2018
Tuần: 7; tiết: 14
Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Qua thí nghiệm HS tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn.
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích 1 số hiện tượng thực tế trong sản xuất.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh ,hình và mẫu vật
 	+ Tư duy logic và trìu tượng.
 	+ Liên hệ thực tế
3. Thái độ:
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập 
- Giáo dục lòng yêu thích và bảo vệ thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - Soạn giáo án
 - Mẫu thí nghiệm.
2. Trò:
	 - Đọc trước bài 14.
	- Mẫu thí nghiệm. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
	- Thân gồm những bộ phận nào?
	- So sánh vị trí, cấu tạo, chức năng của chồi nách và chồi ngọn?
 3. Nội dung bài mới: (32’) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân (16’)
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời phần 6 SGK.
+ So sánh chiều cao của hai nhóm cây trong thí nghiệm: ngắt ngọn và không ngắt ngọn?
+ Từ thí nghiệm trên, hãy cho biết thân cây dài ra do bộ phận nào?
+ Giải thích tại sao thân dài ra được?
- Yêu cầu HS đọc phần < SGK.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Ý nghĩa của bấm ngọn, tỉa cành?
- Yêu cầu HS kết luận.
- HS báo cáo.
 HS thảo luận (5’) trả lời.
+ Cây không ngắt ngọn dài hơn 
- HS trả lời và bổ sung.
+ Thân cây dài ra do bộ phận ngọn.
+ Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
- HS đọc phần < SGK.
- HS trả lời và bổ sung.
+ Nhằm tăng năng suất cây trồng
- HS kết luận.
1. Sự dài ra của thân: 
- Thân dài ra do tế bào mô phân sinh ngọn phân chia.
Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế (16’)
- Yêu cầu HS thông tin SGK.
 - Yêu cầu HS giải thích phần6SGK.
- Khi trồng đậu, bông, cà phê , trước khi ra hoa tạo quả, người ta thường ngắt ngọn?
- Trồng cây lấy gỗ (bạch đằng, lim), lấy sợi gai (gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn? 
+ Những cây nào bấm ngọn?
+ Những cây nào tỉa cành?
- Yêu cầu HS kết luận.
*THGDMT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây, hạn chế việc làm vô ý thức: bẻ cành cây, đu trèo, làm gãy hoặc bóc vỏ cây
- HS thảo luận (5’) trả lời phần6SGK.
+ Bấm ngọn để cây mọc thêm nhiều cành để cho ra nhiều hoa, quả,.. tăng năng suất
+ Tỉa cành phụ là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính để thân mau lớn cho gỗ đẹp
+ Cây lấy hoa, quả, hạt, thân để ăn -> bấm ngọn.
+ Cây lấy gỗ, sợi -> tỉa cành.
- Nhận xét bổ sung bổ sung.
HS kết luận.
2. Giải thích những hiện tượng thực tế:
- Cây lấy hoa, quả, hạt, thân để ăn -> bấm ngọn.
- Cây lấy gỗ, sợi -> tỉa cành.
* Để tăng năng suất cây trồng, tuỳ từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
4. Củng cố (5’) 
	- Đọc ghi nhớ SGK
	- Thân dài ra do đâu?
	- Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Kể tên một số cây thường bấm ngọn tỉa cành. 
	- Đọc mục : Em có biết
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) 
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài 15 “ Cấu tạo trong của thân non”.
- Xem lại bài 10 “ Cấu tạo miền hút của rễ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.........................................................................................................................................................................................................................................................................HS:............................................................................................................................................................................................................................................................................
Châu Thới, ngày....tháng 09 năm 2018
ký duyệt tuần 7
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_7_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc