Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu

   1. Kiến thức: 

     - Cấu tạo cơ thể đơn giản của tảo.

     - Tảo là TV bậc thấp qua đặc điểm về môi trường sống và cấu tạo cơ thể của tảo.

     - Một số loại tảo thường thường gặp. 

   2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết. 

   3. Thái độ:  Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 

II. Chuẩn bị

   Thầy: + Tranh vẽ: rong mơ và các loại tảo khác. 

              + Vật mẫu: tảo xoắn để trong cốc thuỷ tinh. 

   Trò: Chuẩn bị vật mẫu, soạn bài mới.

III. Các bước lên lớp:

  1.Ổn định lớp: (1’)

   2. Kiểm tra bài cũ: (3’)Cây sống ở nước và cây sống trên cạn có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường? 

Cây chìm trong nước; Cây ở mặt nước; hoặc cuống phình to; Cây mọc nơi khô hạn, nắng gió nhiều: rễ ăn sâu hoặc lan rộng để lấy nước; phân cành nhiều, lá có lông sáp để hạn chế sự thoát hơi nước. Cây mọc nơi ít ánh sáng thường vươn cao để nhận ánh sáng.

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 1040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 24 -Tiết 45 (GDMT) 	Ngày soạn: 11/01/2019
CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT
 Bài 37: TẢO
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Cấu tạo cơ thể đơn giản của tảo.
 - Tảo là TV bậc thấp qua đặc điểm về môi trường sống và cấu tạo cơ thể của tảo.
 - Một số loại tảo thường thường gặp. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết. 
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
II. Chuẩn bị: 
 Thầy: + Tranh vẽ: rong mơ và các loại tảo khác. 
 + Vật mẫu: tảo xoắn để trong cốc thuỷ tinh. 
 Trò: Chuẩn bị vật mẫu, soạn bài mới.
III. Các bước lên lớp:
 1.Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)Cây sống ở nước và cây sống trên cạn có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường? 
Cây chìm trong nước; Cây ở mặt nước; hoặc cuống phình to; Cây mọc nơi khô hạn, nắng gió nhiều: rễ ăn sâu hoặc lan rộng để lấy nước; phân cành nhiều, lá có lông sáp để hạn chế sự thoát hơi nước. Cây mọc nơi ít ánh sáng thường vươn cao để nhận ánh sáng.
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: (13’)Tìm hiểu cấu tạo của tảo
1. Cấu tạo của tảo xoắn 
- Giới thiệu mẫu tảo xoắn. 
- Yêu cầu hs quan sát mẫu tảo, nhận xét hình dạng, màu sắc của tảo, cảm giác khi sờ sợi tảo. 
- Hướng dẫn hs quan sát hình 37.1 
(K – G)+ Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào? 
 + Vì sao tảo có màu lục? 
- Hướng dẫn hs vẽ hình. 
- Giới thiệu môi trường sống, hình dạng, màu sắc, cấu tạo của rong mơ qua tranh vẽ. 
- Hãy nhận xét hình dạng của rong mơ so với cây bàng?
 (Y) Hướng dẫn trả lời 
- Quan sát mẫu vật sợi tảo xoắn. 
- Đại diện 1 hs quan sát, thực hiện theo hướng dẫn. 
- Quan sát tranh vẽ theo hướng dẫn. 
- Vẽ hình tảo xoắn theo hướng dẫn. 
- Quan sát, nghe gv hướng dẫn các đặc điểm về rong mơ. 
- Trao đổi nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Quan sát tảo xoắn: (tảo nước ngọt) 
Hình dạng và cấu tạo 1 phần sợi tảo xoắn. 
 - Quan sát rong mơ (Tảo nước mặn)
HĐ 2(12’) Làm quen với một số loại tảo khác
2. Một vài loại tảo khác
- Dùng tranh giới thiệu 1 số loại tảo khác. 
- Yêu cầu hs đọc thông tin, mục 2: 
 (K – G) + Nhận xét về hình dạng của tảo? 
 + Nhận xét về đặc điểm cơ thể tảo?
 (Y) Hướng dẫn trả lời
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
- Quan sát tranh vẽ theo hướng dẫn. 
- Cá nhân đọc thông tin, trả lời câu hỏi theo h.dẫn. 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Tảo đơn bào: tảo tiểu cầu, tảo silic
- Tảo đa bào: tảo vòng, rau câu, 
* Đặc điểm chung của tảo: Tảo là những cơ thể tv bậc thấp: 
- Cơ thể gồm 1 hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản (chưa phân hoá mô)
- Có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất dịp lục, 
- Hầu hết sống ở nước
HĐ 3:(12’) Tìm hiểu về vai trò của tảo
3. Vai trò của tảo
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, 
- Nêu tóm tắc những mặt có lợi và hại của tảo ? 
- Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
*GDMT: Qua bài HS nhận thức được sự đa dạng phong phú của thực vật và nắm được ý nghĩa của sự đa dạng đó trong tự nhiên và đời sống con người. Từ đó có ý thức bảo vệ sự đa dạng TV. 
- Cá nhân đọc thông tin, trả lời câu hỏi theo h.dẫn. 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Có lợi: 
 + Cung cấp oxi, làm thức ăn cho đv nhỏ ở nước 
 + Một số loại tảo làm thức ăn cho người, đv. 
- Có hại: 
 + Một số loại tảo đơn bào có thể sinh sản nhanh gây hiện tượng “nước nở hoa” gây chết cá 
 + Tảo xoắn, tảo vòng sống trong ruộng lúa nước có thể quấn gốc cây làm lúa khó đẻ nhánh.
 4. Củng cố(2’)
 Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 3, 5 sgk trang 125. 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học- làm bài tập và soạn bài mới: (2’)
 Xem mục “Em có biết” ; nhóm chuẩn bị cây rêu có túi bào tử
IV. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 24 - Tiết: 46 (GDMT) 	Ngày soạn: 11/01/2019
Bài 38: RÊU- CÂY RÊU
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: 
 - Đặc điểm nơi sống, cấu tạo và sinh sản của cây rêu.
 - Đặc điểm rêu với tảo và với cây xanh có hoa, mô tả được sự sinh sản bằng bằng bào tử của rêu. 
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng: quan sát, so sánh.
 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập 
II.Chuẩn bị: 
 Thầy: + Tranh vẽ phóng to hình 38.1 “Cây rêu” 
 + Vật mẫu: cây rêu có túi bào tử. 
 + 5 kính lúp; 
 Trò: Chuẩn bị vật mẫu: cây rêu
III. Các bước lên lớp:
 1.Ổn định lớp (1)
 2.Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - Hình dạng, cấu tạo 1 phần sợi tảo xoắn? Nêu đặc điểm chung của tảo? 
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: (3’)Tìm hiểu môi trường sống của rêu
1. Môi trường sống của rêu
- Thường bắt gặp rêu sống ở những nơi nào trong tự nhiên? 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
rêu thường sống ở những nơi ẩm ướt như: bờ tường, đất ẩm, thân cây to, 
HĐ 2:(13’) Quan sát cơ quan sinh dưỡng cây rêu
2. Quan sát cây rêu
- Treo tranh vẽ phóng to
- Yêu cầu hs dùng kính lúp quan sát các bộ phận CQSD của cây rêu rồi đối chiếu với hình 38.1
(K – G) + Kể tên các bộ phận CQSD của cây rêu? 
- Hướng dẫn hs nhận biết đặc điểm của rễ giả. 
- Phân tích đặc điểm tiến hoá rêu hơn tảo
(Y) Hướng dẫn trả lời
- Nhóm hs dùng kính lúp quan sát rồi đối chiếu với tranh vẽ thảo luận nhóm các bộ phận cây rêu, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung.
(CQSD) rêu là tv đã có rễ, thân, lá nhưng cấu tạo còn đơn giản: 
- Lá nhỏ, mỏng. 
- Thân ngắn, không phân nhánh, 
- Chưa có rễ chính thức (rễ giả: chỉ là những sợi nhỏ có chức năng hút nước) 
- Chưa có mạch dẫn. 
 * Rêu là thực vật cạn đầu tiên, cùng với các tv có rễ, thân, lá khác hợp thành nhóm thực vật bậc cao.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 3: (13’)Quan sát túi bào tử và tìm hiểu sự phát triển của rêu
3. Túi bào tử và sự phát triển của rêu
- Yêu cầu hs quan sát hình 38.2 
 (K –G)+ Rêu sinh sản bằng gì và đặc điểm các phần của túi bào tử? 
- Thuyết trình sự sinh sản của rêu trên tranh phóng to. 
- Cá nhân xem hình, trao đổi nhóm về đặc điểm sinh sản của rêu. Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Rêu sinh sản bằng bào tử. 
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây. 
- Bào tử nẩy mầm phát triển thành cây rêu mới. 
HĐ 4: (7’)Tìm hiểu vai trò của rêu
4. Vai trò của rêu
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk mục tt, trả lời: 
- Rêu có ích lợi gì?
 (Y) Hướng dẫn trả lời
- Thuyết trình sự hình thành đất, tạo than mùn. 
*GDMT: Qua bài HS nhận thức được sự đa dạng phong phú của thực vật và nắm được ý nghĩa của sự đa dạng đó trong tự nhiên và đời sống con người. Từ đó có ý thức bảo vệ sự đa dạng TV. 
- Cá nhân đọc thông tin, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung.
- Góp phần hình thành chất mùn. 
- Làm phân bón, chất đốt. 
 4. Củng cố:( 3’) Hướng dẫn hs, trả lời câu hỏi 1, 2, 3
(K-G) trả lời câu 4 sgk trang 127. Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt
 5. Hướng dẫn tự học – làm bài tập và soạn bài mới.:(2’)
 Yêu cầu hs chuẩn bị cây: dương xỉ, rau bợ, cây ráng gạc nai. 
Duyệt tuần 24
Ngày: /01/2019
IV. Rút kinh nghiệm: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc