Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu 

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

- Kiến thức

     HS biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.

- Kỹ năng

    + Vận dụng các kĩ năng về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng

    + Kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, chọn lọc chi tiết, diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả.

- Thái độ

     GDHS biết chọn lựa hình ảnh tiêu biểu, nổi bật để miêu tả.

2. Năng lực hình thành và phát triển: Năng lực diễn đạt bằng văn viết: văn tả người.

II. Chuẩn bị:

    - Thầy: Đề + đáp

    - Trò: Giấy kiểm tra + học bài.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học.

1. Ổn định lớp 

2. Kiểm tra bài cũ: 

3. Bài mới

a. Đề:

    Đề 1: Em hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha khi em làm được một việc tốt.

    Đề 2: Em hãy tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ..)

doc 6 trang Khánh Hội 17/05/2023 300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn:22/02/2019
Tuần dạy: 28
Tiết dạy: Từ tiết 105 đến tiết 108
Tiết: 105,106: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Kiến thức
 HS biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.
- Kỹ năng
 + Vận dụng các kĩ năng về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng
 + Kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, chọn lọc chi tiết, diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả.
- Thái độ
 GDHS biết chọn lựa hình ảnh tiêu biểu, nổi bật để miêu tả.
2. Năng lực hình thành và phát triển: Năng lực diễn đạt bằng văn viết: văn tả người.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Đề + đáp
 - Trò: Giấy kiểm tra + học bài.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
a. Đề:
 Đề 1: Em hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha khi em làm được một việc tốt.
 Đề 2: Em hãy tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ..)
b. Hướng dẫn chấm:
 * Yêu cầu về nội dung:
 Đề 1:
*Mở bài: Giới thiệu người em định tả, trong hoàn cảnh cụ thể.
* TB: Miêu tả chi tiết:
- Việc làm tốt của em là việc gì?
- Vẻ mặt của cha (mẹ) khi biết em làm việc đó.
- Cử chỉ, lời nói của cha mẹ lúc đó.
- Hành động của cha ( mẹ) khuyên nhủ, dạy bảo em như thế nào?
* KB: Cảm nghĩ của em về hình ảnh cha ( mẹ).
 Đề 2:
 * Mở bài: Giới thiệu người em định tả. 
 * TB: Miêu tả chi tiết:
 - Ngoại hình 
 - Cử chỉ
 - lời nói 
 - Hành động
 - ...
 * KB: Cảm nghĩ của em về người em tả.
 * Yêu cầu về hình thức:
 - Đúng phương thức miêu tả.
 - Các kĩ năng viết: diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp...
 - Bài văn có đủ 3 phần: MB, TB, KB.
 - Lời văn sinh động, hấp dẫn. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 c. Thang điểm:
 - Điểm 9-10: Thực hiện đầy đủ yêu cầu, sai ít lỗi chính tả.
 - Điểm 7-8: Thực hiện đầy đủ yêu cầu, mắc một số lỗi dùng từ đặt câu.
 - Điểm 5-6: Thiếu 1-2 yêu cầu, diễn đạt lủng củng, rườm rà, còn sai lỗi chính tả.
 - Điểm 3-4: Bài làm sơ sài, bố cục chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
 - Điểm 1-2: Làm sơ sài, kể được một vài chi tiết; sai nhiều lỗi chính tả.
 - Điểm 0: bài làm bị lạc để hoặc bỏ giấy trắng.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:
Soạn bài : Các thành phần chính của câu.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học.
 - Kiểm tra.
 - Đánh giá giờ học.......................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
 GV:....................................................................................................................................................
HS:.............................................................................................................................................................
Tiết 107: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 * Kiến thức:
 - Các thành phần chính của câu.
 - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
 * Kĩ năng: 
 - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
 - Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
 * Thái độ: Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho hoc sinh: Nhận biết được các thành phần chính của câu. Sử dụng câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ, sơ đồ các thành phần chính va thành phần phụ của câu.
 - HS: tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 - Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ? Kể tên.
3. Nội dung bài mới: (33p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Phân biệt TP chính với TP phụ của câu. (5p)
1. Mục đích. HS Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
2. Nội dung.
- Nhắc lại các thành phần câu đã học ở bậc tiểu học.
 - Đọc VD SGK/92
- Tìm các thành phần trong câu vừa đọc.
- Em thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét: 
+ Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu? 
+ Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
3. Kết luận
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Trạng ngữ, CN và VN.
- Đọc.
- Xác định.
- Trả lời.
- Đọc.
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
1. VD/SGK.
Chẳng bao lâu, /tôi/ người cường tráng
 TN CN VN
-> Thành phần phụ : Có thể vắng mặt 
 -> Thành phần chính: Bắt buộc phải có mặt.
2. Ghi nhớ: SGK.
Hoạt động 2: Vị ngữ. (10p)
1. Mục đích. HS nắm được đặc điểm, cấu tạo của vị ngữ.
2. Nội dung.
- HD HS nêu đặc điểm của VN.
- HD HS thảo luận câu 2.
- Gọi HS trả lời.
- Nêu khái quát cấu tạo của VN.
3. Kết luận.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Nêu đặc điểm.
- Thảo luận.
- Trả lời.
a. ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống. -> 2 VN (Cụm ĐT)
b. nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tắp nập. -> 4 VN (Cụm ĐT, TT)
c. là người bạn thân của nông dân VN. -> 1 VN (cụm DT) ; giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. -> 1 VN (cụm ĐT)
- Nêu khái quát.
- Đọc.
II. Vị ngữ
1. Đặc điểm:
- Là TP chính trong câu.
- Kết hợp với phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới, ...
- Trả lời câu hỏi: làm gì, làm sao, ntn, là gì?
2. Cấu tạo:
Thường là ĐT hoặc cụm ĐT, TT hoặc cụm TT, DT hoặc cụm DT.
3. Ghi nhớ: SGK.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3p)
- Mục đích. 
- Nội dung:
 + Học bài, làm BT.
 + Nhớ những đặc điểm cơ bản của CN và VN.
 + Xác định được CN và VN trong câu.
 - Kết luận: HS phân biệt được thành phần chính và thành phần phụ của câu?
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học. (3p)
- Kiểm tra:
 Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu?
 Thế nào là vị ngữ? 
- Đánh giá giờ học:
V. Rút kinh nghiệm.
GV	.............................
HS	.............................
Tiết 108: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức:
 - Các thành phần chính của câu.
 - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
* Kĩ năng: 
 - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
 - Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
 * Thái độ: Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.
2. Năng lực hình thành và phát triển: Nhận biết được các thành phần chính của câu. Sử dụng câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ, sơ đồ các thành phần chính va thành phần phụ của câu.
 HS: tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV
 III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu?
 Thế nào là vị ngữ?
3. Nội dung bài mới: (33p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Chủ ngữ. (17p)
1. Mục đích: Nắm được chủ ngữ.
2. Nội dung.
- HD HS thảo luận các câu hỏi.
- Gọi HS trình bày.
3. Kết luận.
 Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Thảo luận.
- Trả lời.
- CN: tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre, nứa, mai, vầu 
-> nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,... được MT ở VN.
- Trả lời câu hỏi: ai, cái gì, con gì?
- Cấu tạo: thường là DT, cụm DT, đại từ.
- Có 1 CN hoặc nhiều VN.
- Đọc.
III. Chủ ngữ.
1. Đặc điểm:
- Là TP chính trong câu.
- Trả lời câu hỏi: ai, cái gì, con gì?
2. Cấu tạo:thường là DT, cụm DT, đại từ.
3. Ghi nhớ: SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập. (14p)
1. Mục đích. Giúp HS củng cố lại kiến thức.
2. Nội dung.
- HD HS làm BT1.
- Yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu BT2.
HS khá giỏi: Đặt được câu.
HS yếu kém: GV gợi ý.
- Nếu còn tg, yêu cầu HS làm BT3.
- HS làm BT1.
- Đặt câu.
- Làm BT3.
IV. Luyện tập.
BT1:
- Câu 1: tôi (CN, đại từ); đã ..cường tráng (VN, cụm ĐT).
- Câu 2: Đôi càng tôi (CN, cụm DT); mẫm bóng (VN, TT).
- Câu 3: Những cái vuốt ở khoeo, ở chân (CN, cụm DT); cứ cứng dần và nhọn hoắt (VN, 2 cụm TT).
- Câu 4: tôi (CN, đại từ); co cẳng lên, ...ngọn cỏ (VN, 2 cụm ĐT)
- Câu 5: những ngọn cỏ (CN, cụm DT); gẫy rạp...lia qua (VN, cụm ĐT).
BT2: Đặt câu.
a. Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút.
b. Bạn em rất tốt.
c. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3p)
* Mục đích. Định hướng cho HS học bài và làm bài ở nhà.
* Nội dung:
 - Học bài, làm BT.
 - Nhớ những đặc điểm cơ bản của CN và VN.
 - Xác định được CN và VN trong câu.
 - Soạn bài: HĐ ngữ Văn: Thi làm thơ năm chữ.
IV. Kiểm tra đánh giá bài học: (3p)
 - Kể tên các TP chính của câu?
 - Cho ví dụ?
V. Rút kinh nghiệm.
GV	.............................
HS	.............................
Ký duyệt tuần 28: ngày tháng 02 năm 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_28_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc