Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức:
- Cũng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh
- HS hệ thống được kiến thức đã học.
- Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng.
- Thái độ: Yêu thích môn học.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
- GV chuẩn bị bài tập để luyện tập cho HS
- HS chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-hoa-hoc-lop-8-tuan-36-nam-hoc-2018-2019-truong-thcs_vRwcwfMuK6.jpg)
Ngày soạn: 15/ 4/ 2019 Tuần: 36 - Tiết: 68 BÀI LUYỆN TẬP 8 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: - Cũng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh - HS hệ thống được kiến thức đã học. - Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng giải bài tập định tính và định lượng. - Thái độ: Yêu thích môn học. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực tự học - Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế. II. CHUẨN BỊ - GV chuẩn bị bài tập để luyện tập cho HS - HS chuẩn bị bài trước ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút) a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài luyện tập 8 Nội dung: Độ tan của một chất, nồng độ dung dịch, cách pha chế dung dịch. b) Cách thức tổ chức hoạt động: Như các em đã học xong về nồng độ %, nồng độ mol của dung dịch, làm quen với cách tính toán và pha chế dung dịch. Tiết học này các em sẽ được luyện tập làm một số bài tập về loại bài học này. - HS lắng nghe. HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. Kiến thức 1: (15 phút) a) Mục đích hoạt động: Hệ thống lại 1 số kiến thức. Nội dung: Kiến thức cần nhớ. b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Độ tan của một chất trong nước là gì? - Nêu thí dụ mịnh họa. - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan? - Giới thiệu thí dụ sgk cho học sinh nắm. - Gọi học sinh nhắc lại khái niệm nồng độ %, nồng độ mol của dung dịch – biểu thức tính – ví dụ. - Để pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước, ta thực hiện như thế nào? - Giới thiệu thí dụ sgk cho học sinh tìm hiểu. - GV ghi nội dung lên bảng và yêu cầu HS tìm hiểu nội dung - HS đưa ra biện pháp giải, Hs khác nhận xét - Cuối cùng GV nhận xét và kết luận. - Nhắc lại Định nghĩa: + Độ tan (S) của một chất là số gam chất đó tan được trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định. + Nêu thí dụ: S= 36 g, có nghĩa là... - Độ tan của chất trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ (với chất khí còn phụ thuộc vào áp suất). - Nồng độ % (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch. C% = . 100% - Nồng độ của dung dịch (kí hiệu CM) cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. CM =(mol/l) - Để pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước, ta thực hiện theo hai bước sau: B1: Tính các đại lượng cần dùng. B2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định. - Đọc tìm hiểu nội dung thí dụ sgk I. Kiến thức cần nhớ: 1. Độ tan của một chất trong nước là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan? (sgk) 2. Nồng độ dung dịch cho biết gì? a. Nồng độ phần trăm: b. Nồng độ mol: 3. Cách pha chế dung dịch như thế nào? (sgk) Kiến thức 2: (22 phút) a) Mục đích hoạt động: Làm bài tập vận dụng. Nội dung: Bài tập b) Cách thức tổ chức hoạt động: Đối với Hs yếu GV cần gợi ý. Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 - Áp dụng công thức nào để tìm số mol? Yêu cầu học sinh làm tiếp bài tập 2 Yêu cầu học sinh làm tiếp bài tập 3 - Nhận xét công bố kết quả Giải a. - Số mol: Áp dụng công thức CM = n/v - Suy ra n = CM x V = 1 x 0,5 = 0,5( mol). - mNaCl = n x M = 0,5 x 58,5 = 29,25(g) b. - Số mol: Áp dụng công thức CM = n/v - Suy ra n = CM x V = 0,5 x 2 = 1 (mol). mKNO3 = n x M = 1 x 101 = 101(g) Giải - Tìm số mol KNO3 nKNO = 20/101 = 0,2(mol) - Áp dụng công thức: CM = n/v = 0,2 /0,85 = 0,24M Giải Cách tính toán: + Khối lượng chất tan: mNaCl = 200 x 20/ 100 = 40 (g ) + Khối lượng nước cần dùng: m HO = 200 – 40 = 160 (g) Cách pha chế: - Cân 40gam NaCl khan cho vào cốc . - Cân 160 gam nước cho dần dần vào cốc và khuấy cho đến khi NaCl tan hết. Ta được 200 gam dung dịch NaCl 20%. II. Bài tập: Bài 1: Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau: a. 1 lít dung dịch NaCl 0,5M. b. 500ml dung dịch KNO3 2M. Bài 2: Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20 gam KNO3. Bài 3: Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 200gam dung dịch NaCl 20%. HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm (phút) a) Mục đích hoạt động: Nội dung: b) Cách thức tổ chức hoạt động: HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (phút) a) Mục đích hoạt động: Nội dung: b) Cách thức tổ chức hoạt động: 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới. Nội dung: b) Cách thức tổ chức hoạt động: - GV: - HS về nhà xem lại bài. - Làm bài tập 1, 2, 3, 5 sgk/151 - Chuẩn bị trước nội dung bài thực hành 7 - HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV. IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (3 phút) - GV hệ thống lại nội dung kiến thức. - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: V. RÚT KINH NGHIỆM GV:....... HS:.... Ngày soạn: 15/ 4/ 2019 Tuần: 35 - Tiết: 69 Bài 45: BÀI THỰC HÀNH 7 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: + Kiến thức: - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm sau: - Pha chế dung dịch (đường, natri clorua) có nồng độ xác định. - Pha loãng hai dung dịch trên để thu được dung dịch có nồng độ xác định. + Kĩ năng: - Tính toán được lượng hoá chất cần dùng. - Cân, đo được lượng dung môi, dung dịch, chất tan để pha chế được một khối lượng hoặc thể tích dung dịch cần thiết. - Viết tường trình thí nghiệm. + Thái độ: Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực tự học - Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế. II. CHUẨN BỊ GV: Dung dịch đường 15%; dung dịch NaCl 0,2M; đường khan; nước cất; cốc 150ml; đủa thủy tinh; ống nghiệm. HS: Tìm hiểu bài học trước ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút) a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài thực hành Nội dung: Pha chế dung dịch. b) Cách thức tổ chức hoạt động: Như các em đã học xong về tính toán và pha chế một dung dịch . Tiết học này các em sẽ được thực hành để tính toán và pha chế được một dung dịch theo nồng cần muốn pha chế. - HS lắng nghe HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. Kiến thức 2: (25 phút) a) Mục đích hoạt động: Thực hành pha chế dung dịch. Nội dung: Pha chế dung dịch b) Cách thức tổ chức hoạt động: - GV ghi nội dung thực hành lên bảng và hướng dẩn HS cách thực hành. - GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế thực hành 1 - Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán , cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, có thể hướng dẫn từng nhóm làm thực hành. - Lưu ý cho HS tính an toàn trong khi làm thực hành. - GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế thực hành 2 - Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán , cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV. - GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế thực hành 3 - Sau đó GV yêu cầu HS làm thực hành theo cách tính toán , cách pha chế và phương pháp thực hành theo hướng dẫn của GV. - Gv quan sát, có thể hướng dẫn từng nhóm làm thực hành. - GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế thực hành 4 - GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế - Gv quan sát, có thể hướng dẫn từng nhóm làm thực hành. - GV yêu cầu HS tính toán và giới thiệu cách pha chế. - Chú ý theo dõi. - Tính toán tìm khối lượng chất tan (đường), khối lượng nước cần dùng để pha chế. - Tiến hành pha chế dung dịch. - Tính toán tìm khối lượng chất tan (muối), khối lượng nước cần dùng để pha chế. - Tiến hành pha chế dung dịch. - Tính toán tìm khối lượng chất tan (đường), khối lượng nước cần dùng để pha chế. - Tiến hành pha chế dung dịch. - Tính toán tìm khối lượng chất tan (đường), khối lượng nước cần dùng để pha chế. - Tiến hành pha chế dung dịch. I. Pha chế dung dịch 1. Thực hành 1: Tính toán và pha chế dung dịch: 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15% *Tính toán mct = 15 x50/100 = 7,5 gam mH2O cần dùng là: 50 – 7,5 = 42,5 gam. * Cách pha chế: Cân 7,5 gam đường khan cho vào cốc có dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5 gam nước, ta được dung dịch đường 15%. 2. Thực hành 2: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M. *Tính toán nNaCl = 0,2 x100/1000 = 0,02 mol m NaCl có khối lượng là: 58,5 . 0,02 = 1,17 gam. *Cách pha chế: Cân 1,17 g NaCl khan cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 100ml, được 100ml dung dịch NaCl 0,2M. 3. Thực hành 3: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15% ở trên. *Tính toán mct = 5 x5 0/100 = 2,5 gam + Khối lượng dung dịch đường 15% chứa 2,5 gam đường là: mdd = 100 x 2,5/15 = 16,7 gam + Khối lượng nước cần dùng là: 50 – 16,7 = 33,3 gam. * Cách pha chế: Cân 16,7 g dung dịch đường 15% cho vào cốc chia độ có dung tích 100ml. Rót từ từ 33,3 gam nước cất vào cốc và khuấy đều , được 50 gam dung dịch đường 5%. 4. Thực hành 4: Tính toán và giới thiệu cách pha chế 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M từ dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M ở trên. *Tính toán nNaCl = 0,1 x50/1000 = 0,005 mol + Thể tích của dung dịch NaCl 0,2M trong đó có chứa 0,005 mol NaCl là: vdd = 1000 x 0,005/0,2 = 25 (ml) * Cách pha chế: Đong 25 ml dung dịch NaCl 0,2M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 50ml, được 50ml dung dịch NaCl 0,1M. Kiến thức 2: (12 phút) a) Mục đích hoạt động: Viết bản tường trình. Nội dung: Viết bản tường trình. b) Cách thức tổ chức hoạt động: Ghi lại cách pha chế. HS viết bản tường trình 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới. Nội dung: Ôn lại toàn bộ chương trình để chuẩn bị cho lớp 9. b) Cách thức tổ chức hoạt động: - GV: - Xem lại nội dung bài thực hành. - Ôn lại toàn bộ chương trình để chuẩn bị cho lớp 9. - HS: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV. IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (3 phút) - GV yêu cầu học sinh viết bản tường trình. HS viết bản thu hoạch sau khi làm thí nghiệm thực hành xong. - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: V. RÚT KINH NGHIỆM GV:.... HS:. Châu Thới, ngày 20 tháng 4 năm 2019 DUYỆT TUẦN 36 :
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_36_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc