Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu:

 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:

  - Kiến thức: + Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.

  + Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất 

  - Kỹ năng:

  - Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất ít tan, chất không tan trong nước

  - Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể

  - Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa  theo các số liệu thực nghiệm.

 - Thái độ: Yêu thích bộ môn

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

 - Hình thành năng lực tự học cho học sinh thông qua bài học trong SGK .

 - Năng lực giải quyết vấn đề

 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống        

 - Năng lực tính toán: làm bài tập về độ tan

doc 7 trang Khánh Hội 17/05/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
 Ngày soạn: 22/ 3/2019
 Tiết: 61 đến 62; Tuần: 32 
Bài 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
I. Mục tiêu:
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: + Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
 + Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất 
 - Kỹ năng:
 - Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất ít tan, chất không tan trong nước
 - Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể
 - Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.
 - Thái độ: Yêu thích bộ môn
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 - Hình thành năng lực tự học cho học sinh thông qua bài học trong SGK .
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống	
 - Năng lực tính toán: làm bài tập về độ tan
II. Chuẩn bị:
- Thầy:
 + Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, tấm kính, đèn cồn
 + Hóa chất : NaCl, CaCO3
 - Trò: xem trước nội dung bài
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp: 1p
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: 5p
 - Dung dịch, dung môi, chất tan? Cho ví dụ?
 - Dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa?
 3. Bài mới: 32p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chất tan và chất không tan: 17p
* Mục đích: Bằng thực nghiệm HS có thể nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước.
* Nội dung: Hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm 
+ Thí nghiệm 1: cho bột CaCO3 vào nước cất lắc mạnh
- Lọc lấy nước lọc
- Nhỏ vài giọt lên tấm kính 
- Hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết 
- Quan sát
+ Thí nghiệm 2: thay muối CaCO3 bằng NaCl và làm thí nghiệm như trên
Gọi 1 vài HS nhận xét 
- Như vậy qua hiện tượng thí nghiệm trên các em rút ra kết luận gì? (HS –K- G)
- Ta nhận thấy có chất không tan và có chất tan trong nước có chất tan ít và có chất tan nhiều trong nước.
- Yêu cầu các nhóm HS quan sát bảng tính tan, thảo luận và rút ra nhận xét 
- Tính tan của axit, bazơ
- Những muối của kim loại nào, gốc axit nào đều tan hết trong nước?
- Những muối nào phần lớn đều không tan?
- Yêu cầu mỗi HS viết công thức của (HS- K- G) 
a. 2 axit tan, một axit không tan
b. 2 bazơ tan , 2 bazơ không tan
c. 3 muối tan, 2 muối không tan trong nước.
* Kết luận: Ta nhận thấy có chất không tan và có chất tan trong nước có chất tan ít và có chất tan nhiều trong nước.
Làm thí nghiệm và ghi nhận xét 
- Ở thí nghiệm 1: sau khi nước bay hơi hết, trên tấm kính không để lại dấu vết
- Ở thí nghiệm 2: sau khi nước bay hơi hết, trên tấm kính có vết cặn
- Muối CaCO3 không tan trong nước
- Muối NaCl tan được trong nước
Thảo luận nhóm 3 phút và ghi lại nhận xét 
Nhận xét
Viết các công thức của axit, bazơ, muối theo yêu cầu trên 
a/ HCl, H2SO4 - H2SiO3
b/ NaOH, Ba(OH)2 - Cu(OH)2, Mg(OH)2
c/ Na2CO3, K2SO4, KCl - CaCO3 , BaSO4
I. Chất tan và chất không tan: 
1. Thí nghiệm về tính tan của một chất.
- Thí nghiệm 1: Cho bột CaCO3 vào nước cất lắc nhẹ. 
- Thí nghiệm 2: Cho bột NaCl vào nước cất lắc nhẹ 
Kết luận:
- Muối CaCO3 không tan trong nước.
- Muối NaCl tan được trong nước.
2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối.
- Hầu hết các axit đều tan trong nước (trừ H2SiO3) 
- Phần lớn các bazơ không tan trong nước (trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 ít tan)
- Muối 
+ Muối Na, K đều tan
+ Muối nitrat đều tan
- Phần lớn muối clorua, sunfat đều tan nhưng phần lớn muối cacbonat và muối photphat không tan
* Hoạt động 2: Tìm hiểu độ tan của một chất trong nước: 15p 
* Mục đích: Biết được độ tan của một chất H2O là gì?
* Nội dung: - Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi người ta dùng “ Độ tan”
- Yêu cầu HS đọc định nghĩa độ tan
- Độ tan phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.5 SGK trang 140 yêu cầu HS nhận xét 
- Theo các em khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất khí có tăng không ?
Hướng dẫn HS yếu – kém: công thức tính độ tan
- Hình vẽ 6.6 em có nhận xét gì ?
- Liên hệ đến cách bảo quản bia hơi, nước ngọt có gaz.
* Kết luận: Độ tan của một chất trong nước: 
- Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.
- Đọc định nghĩa
- Độ tan của chất rắn tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ 
- Nhận xét 
- Đa số chất rắn: khi nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng 
Công thức:
S =
S: độ tan
m ct: khối lượng chất tan
m H2O : khối lượng nước
VD: NaNO3, KBr, KNO3
- Đối với một số chất rắn : khi nhiệt độ tăng thì dộ tan lại giảm 
VD: Na2SO4
- Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của chất khí lại giảm.
- Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất
- Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất 
II. Độ tan của một chất trong nước:
1.Định nghĩa:
Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dd bảo hoà ở nhiệt độ xác định 
VD: ở 250C độ tan của đường là 204g của NaCl là 36g 
Công thức:
S =
S: độ tan
mct: khối lượng chất tan
mH2O : khối lượng nước
2.Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
- Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ
- Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Mục đích: Tìm hiểu độ tan của chất.
 - Nội dung: Bài tập : Hs khá giỏi
Cho biết độ tan của NaNO3 ở 100C là 80g
Tính khối lượng NaNO3 tan trong 50g nước để tạo thành dd bão hồ ở 10 0C
Giải: độ tan của NaNO3 ở 100C là 80 g
Vậy 50g nước ở 100C hòa tan được 40g NaNO3
Hướng dẫn học sinh về nhà học bài và làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 142, xem trước bài: Nồng độ dung dịch
 - Kết luận: Nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước. Biết được độ tan của một chất H2O. 
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p
- Kiểm tra: Những muối của kim loại nào, gốc axit nào tan hết trong nước?
- Đánh giá giờ học: ................................................................................................................................
.................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 23/ 3 / 2019
Tiết: 61 đến 62; Tuần: 32 
 Bài 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (T1)
I. Mục tiêu:
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch, biểu thức tính .
 - Kỹ năng: + Biết vận dụng để làm một số bài tập về nồng độ phần trăm
 + Củng cố cách giải bài tóan tính theo phương trình (có sử dụng nồng độ phần trăm)
 - Thái độ: Yêu thích bộ môn
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống	
 - Năng lực tính toán: giải bài tập về nồng độ
II. Chuẩn bị :
 - Thầy: Bảng phụ
 - Trò: xem trước bài
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: 1p
Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 Định nghĩa độ tan, những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan?
 HS sửa bài tập 1, 5 SGK trang 142
Bài mới: 32p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nồng độ phần trăm: 15p
* Mục đích: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch.
* Nội dung: Giới thiệu về nồng độ phần trăm (C%): 
Nêu kí hiệu 
- Khối lượng chất tan là mct
- Khối lượng dung dịch là mdd
- Nồng độ phần trăm là C%
-> Em hãy rút ra biểu thức tính nồng độ phần trăm.
- Yêu cầu HS đọc SGK về định nghiã nồng độ %.
(Hướng dẫn HS: Y-K)
* Kết luận: Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Nghe
C% = 
 Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch .
I. Nồng độ phần trăm (C%)
Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
C% = 
Trong đó:
- Khối lượng chất tan là mct
- Khối lượng dung dịch là mdd
- Nồng độ phần trăm là C%
Hoạt động 2: Bài tập. 17p
* Mục đích: Vận dụng công thức làm bài tập.
* Nội dung: Bài tập 1: 
Hòa tan 10g đường vào 40g nước .Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được 
- Hướng dẫn HS làm từng bước
Tìm mdd 
® C%
 Bài tập 2: 
 Tính khối lượng NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%
Hướng dẫn HS làm ví dụ 2
Biết : mdd = 200g
 C% = 15%
Tính : mct 
Từ công thức : ® mct
Bài tập 3: 
Hòa tan 20 g muối vào nước được dung dịch có nồng độ là 10%
- Tính khối lượng dung dịch nước muối thu được.
- Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế.
Hướng dẫn HS làm ví dụ 3
Biết : mct = 20g
 C% = 10%
Tính : mdd = ?
Từ công thức : => mdd
Biết : mdd và mct 
=> mdm = mdd - mct 
Hs khá, giỏi
Bài tập: 4 
Hòa tan 50g muối ăn vào nước. Tính nồng độ % của dung dịch. 
GV: gọi các HS khác nhận xét 
Nhận xét, chốt ý
* Kết luận: lập được công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch 
 Các nhóm thảo luận , giải bài tập 
 mdd = mdung môi + m chất tan 
 = 40 + 10 = 50g
->C% = 
 = 
Làm bài tập
 ta có biểu thức 
C% = 
mNaOH =
Làm bài tập 3
- Khối lượng dd nước muối pha chế được là :
m dd = 
- Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là:
200-20 = 180 g
Bài tập :4
Ta có: mct= 50g
m dd = mct + m H2O = 50 + 450 = 500g
C% = mct / m dd x 100% = 50 / 500 x 100% = 10%
Vậy nồng độ dung dịch muối ăn là 10% 
II. Bài tập
Bài tập 1: Tìm C% biết mct và mdd 
 Giải:
 Khối lượng dung dịch :
mdd = mdm + mct = 40+10= 50(g)
 Nồng độ phần trăm của dung dịch :
Bài tập 2: Tìm mct biết C% và mdd 
 Giải : 
Khối lượng NaOH có trong 200g dd NaOH 15% là:
Bài tập: 3 Tìm mdd và mnước biết mct và C% 
 Giải : 
a/ Khối lượng dd muối pha chế được : 
b/ Khối lượng nước cần dùng :
mnước= mdd - mct = 200-20 =180(g)
Bài tập: 4
Ta có: mct= 50g
m dd = mct + m H2O = 50 + 450 = 500g
C% = mct / m dd x 100% = 50 / 500 x 100% = 10%
Vậy nồng độ dung dịch muối ăn là 10% 
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Mục đích: Biết được ý nghĩa của nồng độ phần trăm
 - Nội dung: HS đọc phần 1 ghi nhớ SGK. 
 Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập 5, 7, SGK trang 146, xem trước phần còn lại bài 42
 - Kết luận: Vận dụng công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch 
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p
- Kiểm tra: HS thảo luận làm bài tập 1 trang 145 .
 Đáp án: B
- Đánh giá giờ học: ................................................................................................................................
.................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tổ trưởng ký duyệt tuần 32
Ngày: / / 2019
Lê Thị Thoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc