Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm vững tính chất của hiđro.
- Biết được nguyên liệu để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm.
2. Kĩ năng:
- Viết được PTHH của các phản ứng hiđro khử các oxit, điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng)
- Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đktc.
3. Thái độ:
- Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
2. Trò: Ôn lại bài củ: Cách lập PTHH; cách giải bài toán theo PTHH
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (2/)
2. Kiểm tra bài cũ: (6/)
- Hãy nêu tính chất vật lí, tính chất hóa học của hiđro?
- Nêu ứng dụng của hiđro, giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng đó?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 06-02-2018 Tuần: 26; Tiết: 51 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm vững tính chất của hiđro. - Biết được nguyên liệu để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm. 2. Kĩ năng: - Viết được PTHH của các phản ứng hiđro khử các oxit, điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) - Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đktc. 3. Thái độ: - Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: Hệ thống câu hỏi, bài tập. 2. Trò: Ôn lại bài củ: Cách lập PTHH; cách giải bài toán theo PTHH III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (2/) 2. Kiểm tra bài cũ: (6/) - Hãy nêu tính chất vật lí, tính chất hóa học của hiđro? - Nêu ứng dụng của hiđro, giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng đó? 3. Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Luyện tập (30/) - Yêu cầu HS làm bài tập 1 - Gọi đại diện HS lên bảng viết 3 PTHH - Nhận xét công bố kết quả đúng. - Cho HS thảo luận nhòm làm bài tập 2. - Gọi đại diện nhóm lên bảng giải. - Nhận xét, công bố kết quả đúng. - Yêu cầu HS nghiên cứu giải bài tập 3 - Đọc đề bài tập viết PTHH của các phản ứng. - Đại diện 3 học sinh lên bảng viết PTHH. a. Fe2O3 + H2 H2O + Fe b. HgO + H2 H2O + Hg c. PbO + H2 H2O + Pb - NC giải bài tập 2 theo nhóm 2 HS. - PTHH: HgO + H2 H2O + Hg - Tính số mol của HgO: = a. Theo PT: == 0,1 (mol) - Số gam thủy ngân thu được là: 0,1 . 21,7 = 2,17 (g) b. - Tính số mol H2: Theo PT: == 0,1 (mol) - Thể tích H2 cần dùng ở (đktc): Theo PT: = 0,1 . 22,4 =2,24 (lít) - Đọc nghiên cứu đề bài, nêu cách giải. - Đại diện HS lên bảng Giải Tìm số mol của H2 PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 1mol 2mol 1mol 1mol a. Theo PT: = 0,25 (mol) - Khối lượng kẽm cần dung là: = 0,25 . 65 = 16,25 (g) b. Theo PT: = 0,25 (mol) - Khối lượng muối ZnCl2 thu được là: = 0,25 . 135 =33,75(g) Bài 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau: a. Sắt (III) oxit; b. Thủy ngân (II) oxit; c. Chì (II) oxit. Bài 2: Khử 21,7 gam thủy ngân (II) oxit bằng khí hiđro, Hãy: a. Tính số gam thủy ngân thu được; b. Tính số mol và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng. Bài 3: Cho kẽm tác dụng với axit clohiđric ta thu được muối kẽmclorua và khí hiđro. a. Để điều chế 5,6 lit khí hiđro (đktc) thì cần bao nhiêu gam kẽm. b. Tính khối lượng muối kẽmclorua thu được. 4. Củng cố: (5/) GV: Nhắc lại các bước giải bài toán theo PTHH - Tìm số mol của chất bài đã cho - Viết PTHH- xác định số mol của các chất ở PT - Dựa vào PT tìm số mol của chất cần tìm - Tìm khối lượng, thể tích của chất cầm tìm 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) - Học bài. - Chuẩn bị trước bài mới (bài 33) + Điều chế khí Hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp khác nhau như thế nào? + Khí Hidro cháy trong không khí cho ngọn lửa như thế nào? IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV: HS:. Ngày soạn: 06-02-2018 Tuần: 26; Tiết: 52 Bài 33: ĐIỀU CHẾ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: - Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí - Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản. - Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) - Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hóa – khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể - Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc 3. Thái độ: - Tạo hứng thú say mê môn họccho học sinh. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: Hóa chất Dụng cụ - Axit : HCl , H2SO4 (l) - Giá thí nghiệm, ống nghiệm diêm, đèn cồn. - Kim loại: Zn, Fe, Al - Chậu thuỷ tinh, ống dẫn, ống vuốt nhọn. 2. Trò: - Đọc SGK / 114, 115 - Ôn lại cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (2/) 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Nội dung bài mới: Qua bài hiđro các em đã học xong về tính chất của hiđro. Như vậy hiđro điều chế bằng cách nào?, hiđro tham gia vào phản ứng thế ra sao?. Tiết học này các em sẽ tìm hiểu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu cách điều chế khí H2 (20/) - Giới thiệu: Nguyên liệu thường được dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm là axit HCl và kim loại Zn. - Vậy chúng ta điều chế H2 bằng cách nào ? - Biểu diễn thí nghiệm: + Giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm. + Hãy quan sát hiện tượng xảy ra khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl à Nêu nhận xét ? + Khí thoát ra là khí gì ? à Hãy nêu hiện tượng xảy ra khi đưa que đóm còn tàn than hồng vào đầu ống dẫn khí ? + Yêu cầu HS quan sát màu sắc ngọn lửa của khí thoát ra khi đốt trên đầu ống dẫn khí à rút ra nhận xét ? + Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống nghiệm đem cô cạn à Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét ? à Chất rắn màu trắng là muối kẽm Clorua có công thức là: ZnCl2. - Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra? - Yêu cầu HS chạm tay vào đáy ống nghiệm vừa tiến hành thí nghiệm à Nhận xét? - Để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm người ta có thể thay dung dịch axit HCl bằng H2SO4 loãng và thay Zn bằng Fe, Al, - Hãy nhắc lại tính chất vật lý của hiđrô ? - Dựa vào tính chất vậy lý của hiđrô, theo em ta có thể thu H2 theo mấy cách, cách đó là gì? - Khi thu O2 bằng cách đẩy không khí người ta phải chú ý điều gì ? Vì sao ? - Khi thu H2 bằng cách đẩy không khí ta phải thu như thế nào ? - Yêu cầu 1 HS tiến hành thu khí oxi theo 2 cách. - Hãy so sánh cách thu khí H2 với cách thu khí O2 ? - Nghe và ghi nhớ nguyên liệu để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm. - Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV à nêu nhận xét. + Khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl à dung dịch sôi lên và có khí thoát ra, viên kẽm tan dần. + Khí thoát ra không làm cho que đóm bùng cháy à khí đó không phải là khí oxi. + Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt đó là khí H2. + Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống nghiệm đem cô cạn à thu được chất rắn màu trắng. - Phương trình hóa học: Zn + 2HCl àZnCl2 +H2 - Ống nghiệm vừa tiến hành thí nghiệm nóng lên rất nhiều chứng tỏ phản ứng xảy ra là phản ứng toả nhiệt. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Khí H2 ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí. - Có thể thu H2 theo 2 cách : + Đẩy nước. + Đẩy không khí. - Khi thu O2 bằng cách đẩy không khí người ta phải chú ý để miệng bình hướng lên trên, vì O2 nặng hơn không khí. - Khi thu H2 bằng cách đẩy không khí ta phải hướng miệng ống nghiệm xuống dưới vì khí H2 nhẹ hơn không khí. - HS theo dõi cách thu khí H2 và nhận xét. - Cách thu khí Hidro tương tự như thu khí Oxi. I. Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm. - Khí H2 được điều chế bằng cách: cho axit (HCl, H2SO4(l)) tác dụng với kim loại (Zn, Al, Fe, ) - Phương trình hóa học: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 - Nhận biết khí H2 bằng que đóm đang cháy. - Thu khí H2 bằng cách: + Đẩy nước. + Đẩy không khí. Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng thế (16/) - Yêu cầu HS quan sát phản ứng: Zn + 2HCl àZnCl2 + H2 (đ.chất) (h.chất) (h.chất) (đ.chất) - Nhận xét: phân loại các chất tham gia và sản phẩm tạo thành trong phản ứng ? + Nguyên tử Zn đã thay thế nguyên tử nào trong axit HCl để tạo thành muối ZnCl2 ? - Dùng phấn màu để biểu diễn: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 - Yêu cầu HS nhận xét phản ứng: 2Al + 3H2SO4 àAl2(SO4)3 +3H2 (đ.chất) (h.chất) (h.chất) (đ.chất) - Yêu cầu HS rút ra định nghĩa phản ứng thế ? Bài tập1: Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế ? Hãy giải thích sự lựa chọn đó ? a. 2Mg + O2 2MgO b. KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2 c. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu d. Mg(OH)2 MgO + H2O e. Fe2O3 + H2 Fe + H2O f. Cu + AgNO3 Ag + Cu(NO3)2 - HS quan sát phương trình phản ứng và nhận xét: - Phân loại: + Zn và H2 là đơn chất. + ZnCl2 và HCl là hợp chất. - Nguyên tử Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl. - Nhận xét: Nguyên tử Al đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất H2SO4. Kết luận: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất. - Trao đổi nhóm (2’). Phản ứng thế là: c ; e ; g vì các nguyên tử của đơn chất (Fe , H2 , Cu) đã thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất (CuCl2 ; Fe2O3 ; AgNO3). II. PHẢN ỨNG THẾ: - Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất. Ví dụ: Fe +2HClFeCl2 + H2 4. Củng cố: (5/) - Yêu cầu HS làm bài tập 1 sgk/ 117. Đáp án: a,c. - Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề bài tập 5 sgk/ 117 nFe ==0.4 (mol) ; a/ Fe + H2SO4 à FeSO4 + H2 ta có tỉ số: > Þ sắt dư. (Phần còn lại của bài tập hs về nhà làm) 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) - Học bài. - Làm bài tập 1,2,3, 5 SGK/ 117 Phần bài tập 5: để giải được bài tập này trước tiên cần phải viết dược phẩn ứng hóa học sau đó dựa vào phản ứng hóa học tìm ra khối lượng sắt cần dùng và tương tự như thế tìm ra thể tích khí Hidro ở điều kiện tiêu chuẩn. - Ôn tập những kiến thức đã học ở chương 5 và làm bài tập sgk/ 119 IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV: HS:. Châu Thới, ngày tháng năm 2018 TRÌNH DUYỆT TUẦN 26
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_26_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc