Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: Ôn tập về cách giải các dạng phương trình đã học, cách giải bài toán giải bằng cách lập phương trình.                       

- Kỹ năng: Giải thành thạo pt, giải được bài toán bằng cách lập phương trình cơ bản.

- Thái độ: Rèn luyện tính chính xác, tính cẩn thận, tính suy luận.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định được yêu cầu của đề bài, nhớ lại kiến thức cần vận dụng

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được cách giải cho từng bài tập

- Năng lực hợp tác nhóm: thảo luận xác định dạng toán và bàn bạc thống nhất cách giải

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: cẩn thận, chính xác

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Đề cương, thước, bảng phụ (nếu có)

- Học sinh: Ôn lại lý thuyết và giải các bài tập trong đề cương

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh:  phút

           Trong quá trình ôn tập

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 03/4/2019 
Tiết thứ 67. Tuần: 34
Tiết 67. ÔN TẬP HỌC KÌ 2
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Ôn tập về cách giải các dạng phương trình đã học, cách giải bài toán giải bằng cách lập phương trình. 
- Kỹ năng: Giải thành thạo pt, giải được bài toán bằng cách lập phương trình cơ bản.
- Thái độ: Rèn luyện tính chính xác, tính cẩn thận, tính suy luận.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định được yêu cầu của đề bài, nhớ lại kiến thức cần vận dụng
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được cách giải cho từng bài tập
- Năng lực hợp tác nhóm: thảo luận xác định dạng toán và bàn bạc thống nhất cách giải
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: cẩn thận, chính xác
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Đề cương, thước, bảng phụ (nếu có)
- Học sinh: Ôn lại lý thuyết và giải các bài tập trong đề cương
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: phút
	Trong quá trình ôn tập
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động (7 phút)
Mục đích của hoạt động: Hệ thống lại kiến thức về PT và cách giải bài toán bằng cách lập PT
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Nhắc lại được kiến thức về PT và cách giải ...
Cách thức hoạt động:
- YCHS nhắc lại định nghĩa PT bậc nhất 1 ẩn, cho ví dụ
- Nêu các phép biến đổi PT
- Nhắc lại các dạng PT đã học và cách giải cho từng dạng PT đó
- Lấy ví dụ về các dạng PT trên
- Nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập PT và cho biết một số dạng giải bài toán bằng cách lập PT đã học
- Chốt lại một số dạng cơ bản: chuyển động, số học; thêm bớt; hình học và một số kiến thức liên quan 
- HS nhắc lại định nghĩa PT bậc nhất một ẩn, cho ví dụ.
- Vài HS nhắc lại phép biến đổi PT
- Nêu các dạng PT đã học và cách giải cho từng dạng PT đó
- HS nêu ví dụ
- Lớp nhận xét
Tb-Y: Nhắc lại cách giải
Tb-K: nêu 1 số dạng toán về giải toán bằng cách lập PT
- HS ghi nhớ
I. Lý thuyết
- PT bậc nhất một ẩn
ax + b = 0 (a ≠ 0)
- Các qui tắc biến đổi PT
+ Quy tắc chuyển vế hạng tử - đổi dấu
+ Quy tắc nhân với cùng một số khác 0
- PT đưa được về dạng PT bậc nhất ax + b = 0
B1: Thực hiện phép tính để bỏ dấu ngoặc hoặc quy đồng mẫu để khử mẫu:
B2: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, còn các hằng số sang vế kia 
B3: Giải PT nhận được 
- PT tích: A(x).B(x) = 0
A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
- PT chứa ẩn ở mẫu 
 (4 bước)
- Giải toán bằng cách lập PT. (3 bước)
Kết luận của GV: Hệ thống được kiến thức về PT và cách giải bài toán bằng cách lập PT
Hoạt động 2: Luyện tập (35 phút)
Mục đích của hoạt động: Giải được PT và giải được bài toán bằng cách lập PT
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập
Cách thức hoạt động:
- Nêu đề bài
- Chốt lại cách giải cho từng bài toán cụ thể
- Gọi HS lên bảng giải
- Theo dõi, nhận xét và củng cố về giải PT
- Nêu các các đề ở các năm trước với nội dung liên quan để học sinh giải
- Dạng PT bậc nhất 1 ẩn?
- YCHS nêu cách giải
- Củng cố về PT bậc nhất ...
Bài tập 12 trang 131 – sgk
- YCHS tóm tắt bài toán bằng bảng
Gợi ý:
+ Số liệu đã cho và cần tìm
+ Dạng toán, kiến thức liên quan
+ Đối tượng tham gia và các đại lượng liên quan
+ Chọn ẩn, ĐK
+ Biểu thị các đại lượng chưa biết ....
+ Lập PT
- Theo dõi, nhận xét, hoàn chỉnh bảng
- Gọi HS giải
- Theo dõi và uốn nắn các sai sót và hoàn chỉnh lời giải
- HS tìm hiểu đề bài, xác định dạng toán, thảo luận nêu cách giải
- Từng HS làm bài
Tb-Y: làm bài 1ab
Tb: làm bài 1cde
Tb-K: làm bài 1f
HSK: làm bài 1g
- Lớp nhận xét
HS đứng tại chỗ nêu cách giải
- HS nêu được: Dựa vào định nghĩa PT bặc nhất 1 ẩn để trả lời (a ≠ 0)
- HS giải
- Nhắc lại đ/n PT bậc nhất 1 ẩn
- HS nêu điều kiện a ≠ 0, tức là m + 3 ≠ 0
Bài tập 12 trang 131 – sgk
- Thảo luận lập bảng tóm tắt 
HSK: Lập bảng tóm tắt
Tb-Y: Điền thông tin vào bảng
Tb-K: Trình bày lời giải
- Cá nhân làm bài và nhận xét
II. Bài tập
Bài 1. Giải phương trình
a) 2x – 3 = 0 2x = 3 
 x = 1,5
Vậy S = {1,5}
b) 4x + 8 = 0 4x = -8
 x = -2
Vậy S = {-2}
c) 5x + 10 = 5 – (x – 8) 
5x + 10 = 5 – x + 8
6x = 3
 x = 0,5. 
Vậy S = {0,5}
d) (7 + x)(2x – 8) = 0
7 + x = 0 hoặc 2x – 8 = 0
x = -7 hoặc x = 4
Vậy S = {-7; 4}
e) 2x(3x + 6) = 0
2x = 0 hoặc 3x + 6 = 0
x = 0 hoặc x = -2
Vậy S = {0; -2}
f) . ĐKXĐ: x ≠ -1 
QĐ và KM ta được
 6 – 14x = 1 + x 
15x = 5
x = (TMĐK)
Vậy S = {}
g) 
ĐKXĐ: x ≠ -1, x ≠ 2
QĐ và KM ta được
 x – 2 + 5x + 5 = 15
 6x = 12
 x = 2 (không TMĐK)
Vậy PT vô nghiệm
Bài 2. Tìm điều kiện để 
(m + 3)x + 3 = 0 là PT bậc nhất một ẩn
(m + 3)x + 3 = 0 là PT bậc nhất 1 ẩn khi m ≠ - 3
Bài 3. 12/131 – sgk
 Gọi x (km) là độ dài của quãng đường AB. ĐK x > 0
Thời gian đi của người đi xe máy h 
Thời gian về của người đi xe máy h 
Vì thời gian về nhiều hơn thời gian đi là 20 phút (tức là 1/3 giờ, nên ta các PT 
Giải PT này ta được
 x = 50 (nhận)
Độ dài quãng đường AB là 50km
Kết luận của GV: Cẩn thận trong các biến đổi; phân tích xác định dạng bài toán giải bằng cách lập PT để có hướng giải thích hợp
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 2 phút
Mục đích: Giải được PT và giải được bài toán bằng cách lập PT
Bài 1. BT 7c, 9, 10b và 13
Bài 2. Có hai thùng đựng xăng, thùng thứ nhất 12 lít, thùng thứ hai đựng gấp đôi thùng thứ nhất. Nếu thêm thùng thứ hai 12 lít và thêm thùng thứ hai 7 lít thì số xăng hai thùng bừng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít?
Bài 3. Năm nay, tuổi bố gấp 4 lần tuổi Hoàng. Nếu 5 năm nữa thì tuổi bố gấp 3 lần tuổi Hoàng. Hỏi năm nay Hoàng bao nhiêu tuổi? 
- Xem các dạng toán về PT trong đề cương
Hướng dẫn: 
Bài 2. Dạng toán thêm bớt
Bài 3. Tương tự cách giải bài 40 trang 31 – sgk Toán 8, tập 2
Các bài còn lại thực hiện tương tự như các bài đã giải
Cách thức: GV nêu bài tập và hướng dẫn. HS làm bài theo hướng dẫn
Sản phẩm: Kết quả làm bài của HS
Kết luận: Cẩn thận trong các bước biến đổi
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập: Giải các phương trình sau:
 2x – 8 = 0 x = 8; 2x + 3 = 7 – 5x x = 4/7; (x + 5)(3x – 6) = 0 x = - 5 hoặc x = 2
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 34
Ngày ................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc