Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: HS nhận biết và cho được ví dụ về BPT bậc nhất một ẩn. Biết áp dụng từng quy tắc biến đổi BPT để giải các BPT đơn giản.

- Kỹ năng: Vận dụng được các quy tắc biến đổi BPT để giải thích sự tương đương của BPT và giải các BPT đơn giản.

- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, lập luận chặt chẽ khi sử dụng các quy tắc biến đổi BPT.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Hiểu được định nghĩa: ẩn và điều kiện của hệ số; biết được các phép biến đổi tương đương

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Giải được BPT bậc nhất một ẩn và biểu được nghiệm trên trục số

- Năng lực hợp tác nhóm: biết lắng nghe, học hỏi lẫn nhau 

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: thành thạo các phép tính cơ bản, trình bày rõ ràng

doc 7 trang Khánh Hội 16/05/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 9/3/2019 
Tiết thứ 61 đến tiết thứ 62. Tuần: 30
Tiết 61. §4. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
(Mục 1, 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: HS nhận biết và cho được ví dụ về BPT bậc nhất một ẩn. Biết áp dụng từng quy tắc biến đổi BPT để giải các BPT đơn giản.
- Kỹ năng: Vận dụng được các quy tắc biến đổi BPT để giải thích sự tương đương của BPT và giải các BPT đơn giản.
- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, lập luận chặt chẽ khi sử dụng các quy tắc biến đổi BPT.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Hiểu được định nghĩa: ẩn và điều kiện của hệ số; biết được các phép biến đổi tương đương
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Giải được BPT bậc nhất một ẩn và biểu được nghiệm trên trục số
- Năng lực hợp tác nhóm: biết lắng nghe, học hỏi lẫn nhau 
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: thành thạo các phép tính cơ bản, trình bày rõ ràng
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Thước
- Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước. Thước thẳng.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Tb-Y: Viết và biểu diễn tập nghiệm trên trục số của mỗi BPT: 	
 a) x > 0 	; 	d) x £ 1
Tb: x = 2 là nghiệm của BPT nào? 
a) 3x + 15 > 0 ; b) – 5x £ 2x + 3 
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Định nghĩa BPT bậc nhất một ẩn
Thời lượng: 6 phút
Mục đích của hoạt động: Nêu được ví dụ về BPT bậc nhất một ẩn
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Ví dụ về BPT bậc nhất một ẩn
Cách thức hoạt động:
Tb-Y: Hãy nhắc lại định nghĩa PT bậc nhất một ẩn?
Tb: Tương tự em hãy thử định nghĩa BPT bậc nhất một ẩn
- YCHS nêu chính xác lại định nghĩa như tr 43 SGK
Lưu ý: Ẩn x có bậc là bậc nhất và hệ số của ẩn phải khác 0
- YCHS làm ?1
- Nhận xét, củng cố định nghĩa 
- PT bậc nhất một ẩn có dạng ax + b = 0. Với a và b là hai số đã cho và a ¹ 0
- HS nêu ý kiến của mình
- Vài HS nêu lại định nghĩa SGK tr 43
- Nghe GV trình bày
- HS làm ?1 
1. Định nghĩa
 BPT dạng ax + b 0; ax + b £ 0, 
ax + b ³ 0) trong đó a và b là hai số đã cho, a ¹ 0, được gọi là BPT bậc nhất một ẩn
Ví dụ: a) 2 x - 3 < 0; 
 b) 5x - 15 ³ 0 
c) 0x + 5 > 0; d) x2 > 0 không phải là BPT một ẩn vì hệ số a = 0 và x có bậc là 2
Kết luận của GV: Cho được ví dụ về phương trình
Hoạt động 2: Hai quy tắc biến đổi phương trình tương đương
Thời lượng: 27 phút
Mục đích của hoạt động: Bước đầu biết sử dụng quy tắc biến đổi giải BPT
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập (?2, ?3, ?4)
Cách thức hoạt động:
Tb-K: Để giải PT ta thực hiện hai quy tắc biến đổi nào? Hãy nhắc lại các quy tắc đó?
- Để giải BPT, tức là tìm ra tập nghiệm của BPT ta cũng có hai quy tắc: Quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân với một số
- YCHS tìm hiểu chuyển vế
HSK: nhận xét quy tắc chuyển vế đối với BPT và PT một ẩn
- YCHS tìm hiểu ví dụ 1, quy tắc chuyển vế được thể hiện bước nào? 
- GV giải thích từng bước biến đổi
- Xác định YC ví dụ 2. Nêu cách tìm nghiệm bằng cách dùng quy tắc chuyển vế biểu diễn nghiệm BPT trên trục số
- YCHS làm ?2
- GV chốt lại cách giải. Gọi 2 HS lên bảng giải
- Theo dõi, nhận xét
- Hãy phát biểu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân (với số dương, với số âm)
- GV giới thiệu quy tắc nhân với một số 
- YCHS đọc quy tắc nhân 
- Khi áp dụng quy tắc nhân để biến đổi BPT ta cần lưu ý điều gì?
- Giải BPT ví dụ 3 dùng quy tắc nhân như thế nào?
- Nêu ví dụ 4 SGK 
- Cần nhân hai vế của BPT với bao nhiêu để có vế trái là x?
- Khi nhân 2 vế của BPT với (-4) ta phải lưu ý điểu gì?
- GV hoàn chỉnh ví dụ 2
- YCHS làm ?3
- GV chốt lại cách làm. Gọi 2 HS lên bảng giải
- Gọi 2 HS lên bảng 
Lưu ý: Ta có thể thay việc nhân hai vế của BPT với bằng chia hai vế của BPT cho 2
- YCHS làm ?4 
+ Khi nào 2 BPT tương đương?
+ Tìm tập nghiệm của các BPT?
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Theo dõi, nhận xét và củng cố
- Hai quy tắc biến đổi là: 
+ Quy tắc chuyển vế
+ Quy tắc nhân với một số 
- Phát biểu lại hai quy tắc đó.
- Nghe GV trình bày
- Cá nhân tìm hiểu quy tắc
- Hai quy tắc này tương tự như nhau
- HS tìm hiểu ví dụ 1 và trả lời
- HS theo dõi và trả lời 
- HS nêu cách làm ví dụ 2
- HS thảo luận nêu cách làm ?2
Tb: lên giải ?2
- Cá nhân làm bài và nhận xét
- Cá nhân trả lời
- Nghe GV giới thiệu 
Tb-Y: đọc quy tắc nhân 
Tb-K: Ta cần lưu ý khi nhân hai vế của BPT với cùng một số âm ta phải đổi chiều BPT đó
- HS phát hiện: nhân 2 vế BPT với 2 để vế trái được x
- Xác định được YC và cách giải
- Cần nhân hai vế của BPT với (-4) thì vế trái sẽ là x
- Khi nhân hai vế của BPT với (-4) ta phải đổi chiều BPT 
- HS theo dõi
- Tìm hiểu ?3, xác định YC và cách giải 
Tb: giải câu a
Tb-K: giải câu b
- HS tìm hiểu đề bài
- HS làm theo hướng dẫn 
Tb-K: 2 HS lên bảng giải
- Lớp nhận xét
2. Hai quy tắc biến đổi BPT tương đương
a) Quy tắc chuyển vế
 Khi chuyển một hạng tử của BPT từ vế này sang vế kia ta phải đổi dấu hạng tử đó. 
Ví dụ 1: Giải BPT x – 5 < 18
Ta có x – 5 < 18
 x < 18 + 5 (chuyển vế)
 x < 23 
Vậy tập nghiệm của BPT là 
S = {x/ x < 23}}
Ví dụ 2: Giải BPT 3x > 2x + 5
Ta có 3x > 2x + 5
 3x – 2x > 5 (chuyển vế)
 x > 5 
Vậy tập nghiệm của BPT là 
S = {x/ x > 5}}
?2 
a) x + 12 > 21 Û x > 9.
Vậy: {x / x > 9}
b) -2x > - 3x - 5 Û x > -5
Tập nghiệm: S = {x / x > - 5}
b) Quy tắc nhân với một số
Khi nhân hai vế của BPT với cùng một số khác 0, ta phải :
- Giữ nguyên chiều BPT nếu số đó dương.
- Đổi chiều BPT nếu số đó âm
Ví dụ 3: (sgk)
Ví dụ 4: (sgk)
?3
a) 2x < 24 Û x < 12
Tập nghiệm: {x / x < 12}
b) -3x - 9
Tập nghiệm: {x / x > - 9}
?4
a) * x + 3 < 7 Û x < 4 
 * x - 2 < 2 Û x < 4. 
Vậy hai BPT tương đương
b) * 2x < -4 Û x < -2
 * -3x > 6 Û x < -2
Vậy hai BPT tương đương 
Kết luận của GV: HS vận dụng quy tắc giải BPT
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
Mục đích: vận dụng hai quy tắc biến đổi để giải BPT
Dự kiến sản phẩm: làm được các btvn
Cách thức: HS tự giải các bài tập về nhà theo gợi ý 
- Bài tập về nhà: 19bc ; 20cd ; 21 tr 47 SGK. HSK làm thêm bài 22/47
Hướng dẫn: Thực hiện tương tự các bài tập trên lớp
Chuẩn bị bài mới: Mục 3, 4 bài 4 - Giải BPT bậc nhất bằng cách sử dụng các phép biến đổi BPT
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 5 phút
- Câu hỏi, bài tập:
+ Thế nào là BPT bậc nhất một ẩn?
+ Phát biểu hai quy tắc biến đổi tương đương BPT
+ BT 19a. x – 5 > 3 x > 3 + 5 x > 8 
 19d. 8x + 2 > 7x – 1 8x – 7x > -2 – 1 x > -3 
+ BT 20a. 0,3x > 0,6 x > 2 
 20b. - 4x - 3 
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 62. §4. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
(Mục 3, 4)
-BT: 22, 23, 24, 25
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Củng cố hai quy tắc biến đổi BPT. Biết áp dụng từng quy tắc biến đổi BPT để giải các BPT đơn giản.
- Kỹ năng: Biết giải và trình bày lời giải BPT bậc nhất một ẩn. Biết cách giải một số BPT đưa về dạng BPT bậc nhất một ẩn và biểu diễn được tập nghiệm của bất phương trình trên trục số
- Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, lập luận chặt chẽ khi sử dụng các quy tắc biến đổi BPT
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định được YC bài toán, biết được cách giải BPT
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Giải được BPT bậc nhất một ẩn và biểu được nghiệm trên trục số
- Năng lực hợp tác nhóm: biết lắng nghe, học hỏi lẫn nhau
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: thành thạo các phép tính cơ bản, trình bày rõ ràng
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: các quy tắc biến đổi BPT
- Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước, thước thẳng
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 7 phút
Tb-Y: Định nghĩa BPT bậc nhất một ẩn. Cho ví dụ? 
- Phát biểu quy tắc chuyển vế để biến đổi tương đương BPT
Giải BPT: x + 5 > 4	
Tb-K: Phát biểu quy tắc nhân để biến đổi tương đương BPT
Giải BPT: -x > 4	;	3x > -9
 *Giới thiệu bài: Tiết học này sẽ giúp các em biết giải và trình bày lời giải BPT bậc nhất một ẩn. Biết cách giải một số BPT đưa về dạng BPT bậc nhất một ẩn. 
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Giải BPT bậc nhất một ẩn 
Thời lượng: 13 phút
Mục đích của hoạt động: Giải được BPT bậc nhất một ẩn
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Thực hiện được ?5 và ví dụ 6
Cách thức hoạt động:
- GV nêu ví dụ 5
- Hướng dẫn HS thực hiện các bước giải
- YCHS khác lên biểu diễn tập nghiệm trên trục số
Lưu ý: Sử dụng hai quy tắc để giải BPT
- YCHS hoạt động nhóm làm ?5
Gợi ý: nhân 2 vế với số âm
- Theo dõi, nhắc nhở. YC các nhóm báo cáo. Lớp nhận xét 
- YCHS đọc “chú ý” tr 46 SGK về việc trình bày gọn bài giải BPT: 
- GV làm rõ chú ý
- YCHS thực hiện ví dụ 6 như chú ý
- Theo dõi, củng cố cách giải BPT
- HS tìm hiểu đề bài và nêu cách giải
- HS theo dõi và trả lời khi YC
Tb-Y: lên bảng biểu diễn tập nghiệm BPT trên trục số.
- Cá nhân suy nghĩ, thảo luận nêu cách làm
- Nhóm báo cáo kết quả. Lớp nhận xét
- HS tìm hiểu “chú ý” tr 46 sgk
- Theo dõi GV trình bày
HSK: lên bảng giải ví dụ 6
- Cá nhân làm bài và nhận xét
3. Giải BPT bậc nhất một ẩn 
Ví dụ 5: (sgk) 
?5
Ta có: -4x -8 < 0
 Û -4x < 8 
Û -4x : (-4) > 8 : (-4) 
Û x > - 2. 
Nghiệm của bất PT là x > -2
Biểu diễn tập nghiệm trên trục số 
Chú ý: Để cho gọn khi trình bày, ta có thể
- Không ghi câu giải thích
- Khi có kết quả ( x ..
(hoặc x < .., x ≥ ...)
Ví dụ 6: Giải BPT
- 4x + 12 < 0 - 4x < -12
 (- 4x) : (- 4) > (- 12): (- 4)
x > 3
Vậy nghiệm của BPT là x > 3
Kết luận của GV: vận dụng các phép biến đổi giiar được BPT
Hoạt động 2: Giải BPT đưa về dạng ax + b 0 ; ax + b £ 0 ; ax + b ³ 0 
Thời lượng: 10 phút
Mục đích của hoạt động: Giải được BPT dạng ax + b 0; ax + b ≤ 0 ; ax + b ≥ 0
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập
Cách thức hoạt động:
- Nêu ví dụ 7 sgk. Các biến đổi thực hiện giải BPT?
- YCHS làm ?6 
- Nêu cách giải BPT?
- Chốt lại các bước giải Gọi HS lên bảng giải
- Theo dõi, nhận xét
- Cá nhân tìm hiểu giải BPT ở ví dụ 5 và nêu các bước biến đổi
- HS thảo luận nêu cách giải
Tb-K: Chuyển hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hạng tử còn lại sang vế kia; thu gọn các hạng tử; chia 2 vế cho cùng một số.
HSK: lên bảng giải
- Cá nhân làm bài và nhận xét
4. Giải BPT đưa về dạng 
ax + b 0;
 ax + b £ 0 ; ax + b ³ 0 
Ví dụ 7: (sgk/46)
?6. - 0,2x - 0,2 > 0,4x - 2
Û -0,2x - 0,4x > -2 + 0,2
Û -0,6x > -1,8 
Û x < -1,8:(-0,6)
Û x < 3. 
Nghiệm của BPT: x < 3
Kết luận của GV: Giải BPT theo các bước biến đổi tương đương
Hoạt động 3: Luyện tập 
Thời lượng: 12 phút
Mục đích của hoạt động: Giải được BPT 
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập
Cách thức hoạt động:
- Nêu bài 22ab. YCHS thảo luận nêu cách giải
- Chốt lại cách giải. Gọi HS lên bảng giải
- Theo dõi, củng cố giải BPT
- Nêu bài 23ac. YCHS nêu cách giải
- GV hướng dẫn HS giải
- Nhận xét, củng cố giải BPT
- Bài 24, 25 thực hiện tương tự
- Theo dõi, nhận xét, củng cố giải BPT
- HS tìm hiểu đề và nêu cách giải 
Tb: lên bảng giải
- Cá nhân làm bài và nêu nhận xét
- HS tìm hiểu đề và nêu cách giải
Tb-Y: lên bảng giải bài 23a
Tb-K: giải bài 23c
- Cá nhân làm bài và nêu nhận xét
Tb-Y: lên bảng giải 24a
Tb-K: lên bảng giải 24b
HSK: lên bảng giải 25a
- Cá nhân làm bài và nêu nhận xét
Bài 22/tr 47 (sgk)
a) 1,2x < -6 x < -5
Vậy nghiệm của BPT là x < -5
Biểu diễn tập nghiệm ....
b) 3x + 4 ≥ 2x + 3 
 3x – 2x ≥ 3 - 4 
 x ≥ -4
Vậy nghiệm của BPT là x ≥ -4
Biểu diễn tập nghiệm ....
Bài 23/tr 47 (sgk)
a) 2x – 3 > 0 x > 1,5
Vậy nghiệm của BPT là x>1,5
Biểu diễn tập nghiệm ....
c) 5 – 2x ≥ 0 x ≤ 2,5
Nghiệm của BPT là x ≤ 2,5
Biểu diễn tập nghiệm ....
Bài 24/tr 47 (sgk)
a) 2x – 1 > 5 2x > 6
 x > 3
Vậy nghiệm của BPT là x > 3
Biểu diễn tập nghiệm ....
c) 2 – 5x ≤ 17 -5x ≤ 15
 x ≥ -3
Vậy nghiệm của BPT là x ≥ -3
Biểu diễn tập nghiệm ....
Bài 25a/tr 47 
Nghiệm của BPT là x > -9
Kết luận của GV: Giải được các BPT
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 2 phút
- Nắm vững cách giải bất PT đưa được về dạng bất PT bậc nhất một ẩn
- Bài tập về nhà: 2bc, 24bd. HSK làm thêm bài 25 và 26 tr 47
- Xem lại cách giải PT đưa về dạng ax + b = 0 (chương III). Tiết sau luyện tập
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập:
+ Cách giải BPT bậc nhất một ẩn và các BPT đưa được về dạng ax + b> 0; ax + b < 0; ....
+ Nhắc lại các phép biến đổi BPT
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 30
Ngày ................................
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc