Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nắm được qui tắc nhân đơn thức với đa thức A(B  C) = AB  AC, trong đó A, B, C là đơn thức.

2. Kỹ năng: Biết vận dụng linh hoạt quy tắc để giải toán.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II. CHUẨN BỊ

*Thầy: Thước, các quy tắc nhân đơn thức, ….

*Trò: Quy tắc nhân một số với một tổng, nhân đơn thước.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút) 

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Y-K: Phát biểu quy tắc nhân một số với một tổng: a.(b + c)

       Giáo viên nhận xét và cho điểm

doc 4 trang Khánh Hội 17/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 10/08/2018 
Tuần 1 CHƯƠNG I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
	 Tiết 1. §1. NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh nắm được qui tắc nhân đơn thức với đa thức A(B C) = AB AC, trong đó A, B, C là đơn thức.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng linh hoạt quy tắc để giải toán.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ
*Thầy: Thước, các quy tắc nhân đơn thức, .
*Trò: Quy tắc nhân một số với một tổng, nhân đơn thước.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Y-K: Phát biểu quy tắc nhân một số với một tổng: a.(b + c)
 Giáo viên nhận xét và cho điểm
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Quy tắc (10 phút)
-YC mỗi HS làm ?1
Y-K: Nhắc lại YC của bài toán?
- GV theo dõi HS làm bài
- YC 2 HS nêu kết quả làm bài
- Gọi HS nhận xét, đánh giá bài làm của bạn
- GV hoàn chỉnh bài làm
Y-K: Hãy cho biết kết quả phép toán trên gọi là gì ?
Tb: Từ bài tập trên em hãy nêu qui tắc nhân một đơn thức với một đa thức?
- GV chốt qui tắc
HSK: Vậy em nào có thể hình thành công thức tổng quát của phép nhân đơn thức với đa thức
- GV nhắc lại quy tắc và cho HS ghi
- Cá nhân làm ?1
- Cá nhân trả lời
Tb-K: 2 HS lên bảng làm ?1
 3x(2x2 + x – 1)
= 3x.2x2 +3x.x + 3x(-1)
= 6x3 + 3x2 – 3x
Học sinh nhận xét
6x3 + 3x2 – 3x gọi là tích của 3x và 
(2x2 + x – 1)
- HS nêu được quy tắc nhân đơn thức với đa thức 
- Hai HS khác nhắc lại, với A là 1 đơn thức và (B + C) là 1 đa thức nào đó ta có: A(B + C) = AB + AC 
I. QUY TẮC
Xem sgk trang 4
A(B + C) = A.B + A.C
Hoạt động 2: Áp dụng (19 phút)
H: - YC bài toán 
- Cách làm
*Lưu ý: nhân dấu, nhân các lũy thừa cùng cơ số 
- YC cả lớp cùng làm ?2
Làm tính nhân:
Gợi ý: Nhân đơn thức với đa thức ta làm như thế nào?
-GV theo dõi và uốn nắn các sai sót và hoàn chỉnh lời giải
*Lưu ý: Khi thực hiện nhân đơn thức với đa thức ta có thể nhân nhẩm đơn thức với từng hạng tử của đa thức (nếu có thể) và viết ngay tích của phép nhân đó
- Cả lớp chia thành 4 nhóm cùng làm ?3
Tb-Y: Hãy nhắc lại công thức tính diện tích hình thang
- Nhóm 2 HS thực hiện ?3
- Gọi HS nêu kết quả thực hiện
- GV nhận xét, góp ý 
- HS tìm hiểu ví dụ mục II và trả lời theo YC của GV
- Cá nhân thực hiện
- HSTb lên bảng trình bày ?2
- Lớp nhận xét 
- Nhắc lại công thức tính diện tích hình thang
- Các nhóm làm bài và báo cao kết quả
- Lớp nhận xét
II. ÁP DỤNG
?2 
?3
- Diện tích mảnh vườn:
=
 = 8xy + 3y + y2
- Thay x = 3, y = 2 vào biểu thức thu gọn:
 Ta có: (8.3 + 2 +3).2
 = 58 (m2)
 4. Củng cố: (8 phút)
 - HS nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức
 - 3 HS lên bảng làm BT 1abc
 1a. 5x5 – x3 – 1/2x2
 1b. 2x3y2 – 2/3x4y + 2/3x2y2
 1c. - 2x4y + 5/2x2y2 - x2y
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
 - BT 2, 3, 5, 6(SGK)
 Hướng dẫn: BT5 – xmxn = xm + n
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/08/2018 
Tuần 1	 Tiết 2. § 2. NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được quy tắc nhân đa thức với đa thức.
2. Kỹ năng: Học sinh biết vận dụng và trình bày nhân đa thức theo hai cách khác nhau.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ: 
*Thầy: Thước, bảng phụ
*Trò: (A + B)( C + D) = A.C + A.D + B.C + B.D.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Y-K: 2x( 5x2 + 3x – 2) ( = 10x3 + 6x2 – 4x)
Tb: x2y(2x3 – xy2 – 1) ( = x5y – x3y3 – x2y
 HSK: Tính giá trị của biểu thức sau với x = 2, y = -3
 x(x – y) – y(y – x) ( = x2 – y2 , giá trị của biểu thức là -5) 
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Quy tắc (19 phút)
- Hãy nhân đa thức x - 3 với đa thức 5x2 - 2x + 3 bằng các bước sau:
Bước 1: Nhân mỗi hạng tử của đa thức x - 3 với đa thức 
5x2 - 2x + 3
Bước 2: Hãy cộng các kết quả vừa tìm được (lưu ý dấu các hạng tử)
- Gọi 2 HS trình bày kết quả làm
- Theo dõi, nhận xét, củng cố kiến thức 
Tb-K: Qua bài tập trên, em nào có thể cho biết, muốn nhân đa thức với đa thức ta làm ntn?
- GV chốt lại quy tắc nhân đa thức với đa thức 
? Một cách tổng quát 
(A + B)(C + D) = ?
- Cả lớp cùng làm ?1
- GV theo dõi, uốn nắn các sai sót và củng cố lại quy tắc
- GV treo bảng phụ 
 5x2 - 2x + 3
 x - 3
 -15x2 + 6x – 9 
 5x3 - 6x2 + 3x
 5x3 -21x2 + 9x - 9
HSK: Cách nhân trên được tiến hành ntn?
Tb: Cách làm này giống như cách thực hiện phép tính nào đã học? 
- GV nhấn mạnh phần chú ý 
 YCHS làm bài toán trên theo quy tắc rồi cho nhận xét 2 kết quả
- Qua cách làm trên ta chú ý điều gì khi thực hiện?
- Nhóm 2 HS thực hiện
Tb-K: lên bảng làm bài
- Lớp theo dõi và nhận xét
- 2 HS khác nhắc lại. 
- Cá nhân trả lời
- Lớp nhận xét
- Tích của 2 đa thức là một đa thức 
- Từng HS làm ?1
Tb-K: lên bảng làm
(xy – 1)(x3 – 2x – 6) 
= x4y - x3 - x2y + 2x – 3xy + 6
- Cá nhân trả lời
- Từng HS trả lời theo YC của GV.
- HS phát biểu được chú ý
I. QUY TẮC
 (x - 3)( 5x2 - 2x + 3) 
= x(5x2 - 2x + 3) - 3(5x2 - 2x + 3)
= 5x3 - 2x2 + 3x - 15x2 + 6x -9
= 5x3 - 17x2 + 9x - 9
 (A + B)(C + D) 
= AC + AD + BC + BD
*Nhận xét (xem SGK/7)
* Chú ý : (xem SGK/7)
Hoạt động 2: Áp dụng (13 phút)
- Tổ chức hoạt động nhóm (2HS)
- GV theo dõi và nhận xét
- Tổ chức 4 học sinh thực hiện ?3
- Hoạt động cá nhân 2 phút
- Hoạt động nhóm thống nhất kết quả 2 phút
- Các nhóm nhận xét chéo bài của các nhóm khác
- Cá nhóm báo cáo kết quả
- Hoạt động nhóm thực hiện ?3 
II. ÁP DỤNG 
?2 Làm tính nhân
 a/ (x+3)(x2 + 3x – 5)
 = x3 + 6x2 + 4x – 15
 b/ (xy - 1)(xy + 5) 
 = x2y2 + 4xy - 5
?3 Biểu thức tính diện tích hình chữ nhật theo x và y:
 (2x + y)(2x – y) = 4x2 – y2
Khi x = 2,5m và y = 1m thì diện tích của hcn là 
 4(2,5)2 = 4.6 = 24 (m2)
4. Củng cố: (5 phút)
 - Nhắc lại quy tắc nhân đa thức với đa thức
 - BT 7b – x4 + 7x3 - 11x2 + 6x - 5 
 - BT 8a. x3y2 – 1/2x2y + 2xy – 2x2y3 + xy2 – 4y2 
 - BT 8b. x3 + y3
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
 BT 9, 10, 11, 12 (SGK)
Hướng dẫn: BT 11- Thực hiện các phép tính có trong bài toán rồi xem xét với các giá trị x, y khác nhau, kết quả đó như thế nào? 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 1
Ngày .
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_1_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tung.doc