Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: Củng cố các kiến thức hai đường thẳng song song, hai mp song song với nhau.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định đường thẳng song song với mp, hai mp song song với nhau.

- Thái độ: Cẩn thận, khoa học khi trình bày.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định được yếu tố đã cho và YC bài toán

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Dựa vào yếu tố đã cho đề xuất được cách trả lời YC đề bài

- Năng lực hợp tác nhóm: phối hợp tích cực trong thảo luận

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày cẩn thận, rõ ràng thể hiện từng bước giải.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Thước thẳng, mô hình hình hộp chữ nhật, bảng phụ (nếu có)

- Học sinh: dụng cụ học tập và làm bài tập về nhà

doc 9 trang Khánh Hội 16/05/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 18/3/2019 
Tiết thứ 57 đến tiết thứ 59. Tuần: 32
Tiết 57. §2. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (tiếp theo) – tiết 2
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Củng cố các kiến thức hai đường thẳng song song, hai mp song song với nhau.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định đường thẳng song song với mp, hai mp song song với nhau.
- Thái độ: Cẩn thận, khoa học khi trình bày.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định được yếu tố đã cho và YC bài toán
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Dựa vào yếu tố đã cho đề xuất được cách trả lời YC đề bài
- Năng lực hợp tác nhóm: phối hợp tích cực trong thảo luận
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày cẩn thận, rõ ràng thể hiện từng bước giải.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Thước thẳng, mô hình hình hộp chữ nhật, bảng phụ (nếu có)
- Học sinh: dụng cụ học tập và làm bài tập về nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: phút
	Trong quá trình dạy bài mới
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (10 phút)
Mục đích của hoạt động: HS nhắc lại định nghĩa đường đường thẳng song song với mp, hai mp song song với nhau và ghi nhớ các điều kiện này để làm bài tập
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: định nghĩa đường thẳng song song với mp. Hai mp song song nhau
Cách thức hoạt động:
- Giáo viên nêu câu hỏi: định nghĩa đường đường thẳng song song với mp, hai mp song song với nhau
- HS trả lời. Sau đó lớp nhận xét
- GV kết luận: 
+ Dùng định nghĩa để xác định đường thẳng có đủ ĐK song song với mp hay không
+ Dùng định nghĩa để xác định 2 mp có đủ ĐK song song với nhau hay không
+ Dựa vào định nghĩa tìm mới quan hệ giữa đường thẳng với mp, 2 mp trong thực tế
Kết luận của GV: 
Hoạt động 2: Luyện tập (27 phút)
Mục đích của hoạt động: HS rèn luyện kỹ năng nhận biết quan hệ đường thẳng với mp, quan hệ 2 mp trong hình hộp chữ nhật cũng như trong thực tế
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Làm được các bài tập
Cách thức hoạt động:
Luyện tập
- GV vẽ hình trên bảng phụ. YCHS lên bảng tô đậm các cạnh song song và bằng nhau
- Theo dõi, nhận xét
- YCHS làm bài 6
- YCHS tìm hiểu đề bài
Gợi ý:
- Diện tích trần nhà?
- Diện tích bốn bức tường?
- Diện tích cần quét vôi?
- Theo dõi, củng cố lại cách tính
- Xác định các đường thẳng, mp cho trong hình 82
Gợi ý: Nhớ lại định nghĩa đt // mp để trả lời
- Theo dõi, nhận xét và củng cố kiến thức vận dụng
- YCHS quan sát hình 83 trả lời 9ab
Tb-Y: lên bảng thực hiện
Tb-K: giải thích cơ sở của các cạnh đó song song
- Lớp nhận xét
- HS đứng tại chỗ trả lời
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận xác định yếu tố đã cho và nêu cách diện tích cần quét vôi (gợi ý)
- D.R
- (D + R).2.C
- D.R + (D + R).2.C – 5,8
HSK: lên trình bày
- Lớp nhận xét
- Thảo luận nhóm xác định các đt, mp phẳng hình 82 
- Thảo luận theo các điều kiện đt // mp và trả lời YC bài 8
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Lớp nhận xét
- Thực hiện tương tự bài 8
Bài 1. 5/100 (sgk)
H.80b. AD, BC, B’C’, A’D’; H.80c. AA’, BB’, CC’, DD’ 
Bài 2. 6/100 (sgk)
Những cạnh // với cạnh C1C là AA1, BB1, DD1
Những cạnh // với cạnh A1D1 là B1C1, BC, AD
Bài 3. 7/100 (sgk)
Diện tích trần nhà là: 4,5 .3,7 = 16,65 (m2)
Diện tích bốn bức tường: (4,5+3,7).2.3–5,8=49,2 (m2)
Diện tích cần quét vôi là: 16,65 + 49,2–5,8=60,05 (m2)
Bài 4. 8/100 (sgk)
(Học sinh giải thích)
a) Đường thẳng b // mp(P) vì: 
b) Đường thẳng p // với sàn nhà vì: p // q và p không thuộc sàn nhà nhưng q thuộc sàn nhà.
Bài 5. 9/100 (sgk)
a) Các cạnh khác song song với mặt phẳng(EFGH) là AD, DC, CB.
b) CD//mp(ABFH)//mp(EFGH)
Kết luận của GV: Cần quan sát cẩn thận hình vẽ, nắm chắc các điều kiện về quan hệ đt, mp để làm bài
Hoạt động 3: 5 phút
Mục đích của hoạt động: Quan sát trong phòng học về đường thẳng song song với mp. Hai mp song song với nhau
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: 
Cách thức hoạt động:
Vận dụng
- YCHS tìm trong phòng học về hình ảnh đường thẳng song song, vuông góc với mp
- GV nhận xét và củng cố về điều kiện về khái niệm liên quan
- YCHS tìm trong phòng học về hình ảnh hai mp song song, vuông góc với nhau
- GV nhận xét và củng cố về điều kiện về khái niệm liên quan
- Cá nhân nêu hình ảnh quan sát được
- Lớp nhận xét trên cơ sở các khái niệm đã học
- Thực hiện tương tự
Kết luận của GV: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 2 phút
Mục đích: vận dụng các kiến thức tiếp thu để giải bài tập
Nôi dung: bài 6, 8, 9 trang 133 (sbt, tập 2)
Cách thức: HS tự giải btvn
Hướng dẫn: bài 8. Tính diện tích tất cả các mặt của hình hộp chữ nhật – diện tích toàn phần
Bài mới: Thể tích của hình hộp chữ nhật – Cách xây dựng công thức
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập:
	Nhắc lại định nghĩa các quan hệ đường thẳng và mp. Hai mp
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 58. §3. THỂ TÍCH CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Hiểu được các khái niệm về quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng trong không gian. Nắm chắc công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Kỹ năng: Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, 2 mặt phẳng vuông góc. Tính được một yếu tố chưa biết của hình hộp chữ nhật theo công thức tính thể tích.
- Thái độ: Có nhận thức tổng quát về khái niệm thể tích của một vật thể.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: xác định được điều kiện về đường thẳng vuông góc, mặt phẳng vuông góc
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: xác định được đường thẳng vuông góc, mặt phẳng vuông góc thông qua hình hộp chữ nhật cũng như trong thực tế
- Năng lực hợp tác nhóm: thảo luận phân tích biết điều kiện đường thẳng vuông góc, mặt phẳng vuông góc
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: thành thạo các phép tính cơ bản, trình bày rõ nội dung
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Mô hình hình hộp chữ nhật, các que nhựa ...; Hình 87, Hình 89
- Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Tb: Trong hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ. Hãy chỉ ra các đường thẳng
song song với AB, các đường thẳng song song với mp(MNPQ) 
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đường thẳng vuông góc, mặt phẳng vuông góc (20 phút)
Mục đích của hoạt động: Hiểu được khái niệm về đường thẳng vuông góc, mặt phẳng vuông góc
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: làm được ?2, ?3
Cách thức hoạt động:
Tình huống: Trong tranh nhảy cao, em có nhận xét gì về quan hệ giữa trục đỡ và sân tập?
Tiếp nhận kiến thức: 
- YC HS làm ?1
HSK: a b khi nào?
- KL: AA’ mp(ABCD). HSK: Đường thẳng vuông góc với mp cần thỏa mãn điều kiện nào?
- GV chốt lại định nghĩa 
Luyện tập-mở rộng: 
- Từ nhận xét, đường thẳng AA’ còn vuông góc với đường thẳng nào nằm trong mp(ABCD)?
Gợi ý: đường thẳng AB, AC, AD
- Nêu nhận xét (sgk) – thỏa mãn 2 ĐK
Tình huống: mp(ABCD) và mp(ADD’A’) có quan hệ gì với nhau?
Tiếp nhận kiến thức: 
- YCHS đọc sgk tìm hiểu khi nào hai mp // với nhau.
- GV nêu định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc với nhau
Luyện tập: 
- YCHS làm ?2 và ?3
- Theo dõi, nhận xét và củng cố kiến thức về quan hệ đường thẳng vuông góc với mp, hai mp vuông góc với nhau
- HS nêu quan hệ giữa trục đỡ và mặt sân
- HS quan sát hình 81 và trả lời ?1: 
+ AA’AD vì ; 
+ AA’ AB (t,tự)
- HS tìm hiểu từ ?1 và sgk để trả lời
- HS ghi tóm tắt định nghĩa
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân trả lời
- HS nêu suy nghĩ
Tb: đọc sgk nêu các ĐK để hai mp vuông góc với nhau.
- HS ghi tóm tắt định nghĩa
- HS thảo luận làm ?2, ?3
- Đại diện báo cáo kết quả thỏa luận
- Lớp nhận xét
1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc
a) Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. 
- ab, c
- b và c cắt nhau amp(P)
- b, c mp(P)
 Nhận xét: (sgk)
(đi qua A và nằm trong mặt phẳng đó)
b) Hai mặt phẳng vuông góc
 Khi một trong hai mp chứa một đường thẳng vuông góc với mp còn lại thì ta nói hai mp vuông góc với nhau.
- a mp(P) và a mp(Q)
 (Q)(P) 
?2
+ AB nằm trong mp(ABCD).
+ AB mp(ADD’A’) 
vì :AB mp(ADD’A’) 
và AB AD ; AB AA’. 
?3
mp(ADD’A’)mp(A’D’C’B’)
mp(CDD’C’)mp(A’B’C’D’)
mp(ABB’A’)mp(A’B’C’D’)
mp(BCC’B’)mp(A’B’C’D’)
Kết luận của GV: vận dụng định nghĩa để nêu được đường thẳng vuông góc với mp và 2 mp vuông góc với nhau.
Hoạt động 2: Thể tích của hình hộp chữ nhật (10 phút)
Mục đích của hoạt động: Hiểu được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và vận dụng để giải bài tập
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
Cách thức hoạt động:
Tình huống: 
- Nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật 
- Cơ sở có được công thức này là gì?
Tiếp nhận kiến thức: 
- Thể tích của hình hộp chữ nhật có các kích thước : dài 5cm, rộng 4cm, cao 3cm. Ta có V = ? Cách tính từ cơ sở nào? 
- Giới thiệu hình vẽ và nêu cách làm. 
+ Chọn hình lập phương mỗi cạnh là 1cm.
Tb-Y: Theo chiều dài, đặt được bao nhiêu hình lập phương?
Tb: Xếp theo một đáy thì gồm bao nhiêu hình?
 + Có bao nhiêu lớp?
Tb-K: Vậy có tất cả bao nhiêu hình lập phương?
 + Do vậy hình hộp chữ nhật có thể tích là 60 cm3.
Tb-K: Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật được tính theo công thức nào?
- Nếu là hình lập phương thì V= ?
Luyện tập:
- YCHS thực hiện ví dụ (sgk)
+ Giải thích Stoàn phần .
+ Diện tích mỗi mặt?
+ Độ dài mỗi cạnh?
+ Tính thể tích.
- Theo dõi, nhận xét củng cố về vận dụng công thức
- HS nhắc lại công thức
- Lớp suy nghĩ
- 17 hình lập phương.
- 17.10 = 20 hình.
- 6 lớp.
- 17.10.6 = 1020
Thể tích bằng: dài.rộng.cao.
V = a.b.h
V = a3.
- HS thực hiện theo gợi ý (cá nhân trình bày, lớp nhận xét)
2.Thể tích của hình hộp chữ nhật.
Các kích thước của hình hộp chữ nhật là a, b, c (cùng đơn vị độ dài) thì thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
 V = a.b.c.
Nếu hình lập phương có cạnh bằng a thì V = a3.
Kết luận của GV: Hiểu được công thức thể tích và vận dụng được công thức để giải bài tập 
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 2 phút
Mục đích: Vận dụng được định nghĩa xác định được đường thẳng với mp. Hai mp vuông góc với nhau. Vận dụng công thức tính thể tích của hình lập phương
Nội dung: Làm bài 11, 14 trang 104; 16, 17 trang 105. HSK làm thêm bài 11 trang 104 
- Ôn lại khái niệm về quan hệ vuông góc .
Cách thức:
- HS tự giải bài dễ. GV hướng dẫn bài khó
Bài 11a: Ta có : (1) và a.b.c = 480. (1) 
Sản phẩm: kết quả các bài tập về nhà
Chuẩn bị bài mới: Luyện tập – giải các bài tập đã cho
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 7 phút
- Câu hỏi, bài tập:
Bài 10 SGK.
a) BF (EFGH); BF (ABCD)
b) mp(AEHD) mp(CGHD)
Bài 13 SGK.
Chiều dài
22
18
15
20
Chiều rộng
14
5
11
13
Chiều cao
5
6
8
8
Smột đáy
308
90
165
260
Thể tích
1540
540
1320
2080
- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả giờ dạy: .........................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 59. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Củng cố kiến thức về khái niệm về các quan hệ trong không gian và thể tích của hình hộp chữ nhật
- Kỹ năng: 
+ Rèn luyện kỹ năng nhận biết các quan hệ trong không gian giữa 2 đường thẳng, đường thẳng với mặt phẳng, giữa 2 mặt phẳng
+ Tính thể tích hình hộp chữ nhật 
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, liên hệ thực tế.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định được GT và KL của đề bài
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được kiến thức vận dụng và đề xuất được cách làm
- Năng lực hợp tác nhóm: phối hợp tích cực trong thảo luận
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: trình bày cẩn thận, rõ ràng thể hiện từng bước giải.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ vẽ hình, thước thẳng, eke, mô hình hình hộp chữ nhật, que nhựa 
- Học sinh: Bài tập về nhà và dụng học tập
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Tb: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Đường thẳng AA’ vuông góc với các mặt phẳng nào? mp(AA’D’D) vuông góc với mặt phẳng nào?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Quan hệ đuờng thẳng với mặt phẳng (15 phút)
Mục đích của hoạt động: Xác định đường thẳng vuông góc, đường song song với mp. Mặt phẳng vuông góc
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập
Cách thức hoạt động:
Xuất phát: Nhắc lại điều kiện để đường thẳng song song với mp, đường thẳng vuông góc với mp. 2 mp vuống góc (song song) với nhau?
Luyện tập:
- YCHS nhìn vào hình 90; 91 thảo luận nhóm và trình bày.
- Cho học sinh nhắc lại cách nhận biết đường thẳng song song với mp, vuông góc với mp, 2 mp vuông góc nhau.
- YC từng HS trả lời
- GV củng cố lại các quan hệ // giữa 2 đường thẳng, giữa đường thẳng với mp, giữa 2 mp
- Cá nhân trả lời
- Quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời 
- Từng HS quan sát hình vẽ trả lời 
Bài 1. 16/105 (sgk)
a) Các đường song song với mặt phẳng (ABKI) là A’B’; B’C’; C’D’; D’A’; CD; CH; HG; DG
b) Các đường thẳng vuông góc với mp (DCC’D’) là: A’D’; B’C’; HC; GD
c) mp(A’B’C’D’) vuông góc với mp(CDD’C’)
Bài 17 SGK trang 105:
a) Các mp song song với mp(EFGH): mp(ABCD)
b) Đường thẳng AB // với các mp: (EFGH), (CDHG).
c) Đường thẳng AD // với đường thẳng: BC, EH, FG.
Kết luận của GV: Xác định đường thẳng vuông góc, đường song song với mp. Mặt phẳng vuông góc (song song)
Hoạt động 2: Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật (22 phút)
Mục đích của hoạt động: Vận dụng được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải toán
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải được các bài tập
Cách thức hoạt động:
Xuất phát: Nhắc lại công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Luyện tập:
HSK: Gọi a, b, c là các kích thước của một hình hộp chữ nhật. Các kích thước của hình chữ nhật tỉ lệ với 3, 4, 5, ta có dãy tỉ số bằng nhau nào?
- Theo đề bài V = 480cm3. HSK: Làm sử dụng 2 kết quả trên để tính các kích thước của hình chữ nhật?
- YCHS sử dụng kết quả trên để tính a, b, c
- Theo dõi, nhận xét
- YCHS tìm hiểu đề bài
- Hãy nêu cách tính thể tích hình lập phương
Gợi ý:
- Các mặt của hình lập phương có đặc điểm gì?
- Tính diện tích một mặt?
- Tính độ dài cạnh?
- Tính thể tích
- Theo dõi, nhận xét
Vận dụng:
- YCHS tìm hiểu đề bài
- Đề bài cho biết gì và yêu cầu tìm điều gì?
- Đổ vào bể 120 thùng nước, mỗi thùng chứa 20 lít thì thể tích nước đổ vào bể là bao nhiêu?
- Khi đó mực nước cao 0,8 m, hãy tính diện tích đáy bể?
- Tính chiều rộng bể nước?
- Người ta đổ thêm vào bể 60 thùng nước nữa thì đầy bể. Vậy thể tích của bể là bao nhiêu? Tính chiều cao của bể?
Tb-Y: V = a.b.c
- 
+ 
+ 
Tb-Y: dựa vào để tính a, b, c
- HS xác định GT và KL của bài toán
- Có diện tích bằng nhau
- HS thảo luận cách tính thể tích theo gợi ý
HSK: lên bảng t/b
- Lớp nhận xét
- HS tìm hiểu đề
- KQ: 2,4 m3
- V = S.h 
- S = D.R 
- V = 20 x (120 + 60)
- V = S.h 
- HS trình bày lời giải theo gọi ý
Bài 1. 11/104 (sgk)
a) Ta có (1)
Nên 
 k = 2. Thay k = 2 và (1)
a = 6cm; b = 8cm; c = 10cm
b) Diện tích một mặt của hình lập phương
 S = 486 : 6 = 81(cm2)
Cạnh của hình lập phương là 9cm
Thể tích của hình lập phương là 
 V = 93 = 729cm3
Bài 2. 14/104 (sgk)
a) Thể tích của nước đổ vào bể
 V = 20 x 120 = 2,4 m3
Diện tích đáy bể là: 
2,4 : 0,8 = 3 (m3)
Chiều rộng bể nước :
b) Thể tích của bể
V = 20 x (120 + 60) = 3,6 m3
Chiều cao của bể: 
Kết luận của GV: Vận dụng được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật để giải các bài toán thực tế
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 2 phút
Mục đích: vận dụng được kiến thức về song song, vuông góc để làm bài toán có liên quan
Nội dụng: 18 SGK trang 105
Cách thức: HS tự giải
- Đọc trước bài “Hình lăng trụ đứng” và mang vật có dạng hình lăng trụ
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập:
+ Khi nào đường thẳng vuông góc (song song) với mp, hai mp vuông góc (song song) với nhau
+ Công thức thể tích của hình hộp chữ nhật
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 32
Ngày ................................
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_t.doc