Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

- Biết cách biểu diễn một đại lượng chưa biết thông qua biểu thức chứa ẩn  

 - Hiểu được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 

2. Kỹ năng

- Biểu diễn được một đại lượng chưa biết thông qua biểu thức chứa ẩn  

Rèn kỹ năng phân tích bài toán và tìm lời giải 

- Giải được bài toán bằng cách lập theo các bước đã học

3. Thái độ: Trình bày cẩn thận. 

II. CHUẨN BỊ

*Thầy: Bảng phụ, phấn màu.

*Trò: Nghiên cứu trước nội dung bài học – Cách giải bài toán bằng cách lập phương trình

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

Đặt vấn đề: Nêu bài toán cổ 

- Nhắc lại cách giải một bài toán trên?

- Còn cách nào khác để giải bài toán trên hay không, bài học hôm nay ta sẽ làm rõ vấn đề đó.

doc 5 trang Khánh Hội 16/05/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 10/01/2019 
Tuần: 24 Tiết 49. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Củng cố cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải phương trình chứa ẩn ở mẫu và các bài tập đưa về dạng này.
3. Thái độ: Rèn tư duy lô-gíc, phương pháp trình bày.
II. CHUẨN BỊ
*Thầy: Bảng phụ, phấn màu.
*Trò: Làm bài tập về nhà 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (7 Phút)
Tb: Hãy nêu các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu. 
Áp dụng: Giải phương trình: 
Giải: 
ĐKXĐ : x 5. Khi đó (1) Û x2 – 5x = 5x – 25
 Û x2 – 5x – 5x + 25 = 0 Û x2 – 10x + 25 = 0 Û (x – 5)2 = 0 
 Û x – 5 = 0 Û x = 5 (loại) . Vậy S = ) 
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Bài 30 SGK - Giải các phương trình (25 phút)
- Nêu bài 30a/23
- YCHS nhận xét và nêu cách giải.
- GV nhận xét, chốt lại cách giải và nhắc lại các các bước biến đổi cơ bản
+ Tìm ĐKXĐ
+ Cách biến đổi các biểu thức có mẫu đối nhau về MTC 
+ Quy đồng và khử mẫu 
+ Dùng các phép biến đổi để giải PT
+ Đặc biệt chú ý đến bước 1 và 4
- Gọi HS lên bảng giải
- Theo dõi giúp đỡ HS Y-K, nhận xét củng cố lại giải PT chứa ẩn ở mẫu
- Nêu bài tập 30bd/23
- Chốt lại cách
- YCHS giải các phương trình 30bd/23
- Theo dõi, uốn nắn các sai sót
- Gọi 2 HS lên bảng giải
- Theo dõi, nhận xét và củng cố giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
- HS nhận xét và nêu cách giải
Y-K: nhắc lại các bước giải PT chứa ẩn ở mẫu
- Cá nhân thực hiện theo hướng dẫn
HSK: lên bảng giải
- Lớp nhận xét
- HS tìm hiểu đề bài và nêu cách giải
- Lớp nhận xét
- Cá nhân giải phương trình theo hướng dẫn
Tb-K lên bảng thực hiện
- Lớp nhận xét
Bài 1. 30/23 (sgk) 
Giải các phương trình
a) 
 (1) 
ĐKXĐ: x ¹ 2
Quy đồng mẫu hai vế của PT ta được
1+ 3(x – 2) = 3 – x 
Û 1 + 3x – 6 = 3 – x 
Û 3x + x = 3 – 1 + 6 
Û 4x = 8 Û x = 2 (loại). Vậy S = Æ
b) (2)
ĐKXĐ: x ¹ -3 
Quy đồng mẫu hai vế của PT ta được
14x(x + 3) - 14x2 = 28x + 2(x + 3)
14x2 + 42x –14x2 = 28x + 2x + 6
14x2 + 42x –14x2 - 28x - 2x = 6
12x = 6 
x = (thỏa mãn ĐKXĐ). 
Vậy S = {}
d) 
ĐKXĐ : x-7; x3/2
Quy đồng và khử mẫu hai vế của PT, có
(3x – 2)(2x – 3) = (6x + 1)(x + 7)
6x2 – 13x + 6 = 6x2 + 43x + 7 
 –13x + 6 = 43x + 7 
 -56x = 1
 x = -1/56 (Thỏa mãn ĐKXĐ) 
Vậy S = {-}
Hoạt động 3: Bài 33 SGK (10 Phút)
- Nêu đề bài
Gợi ý:
+ Có nên quy đồng mẫu và khử mẫu không? 
+ Nếu không thì làm như thế nào?
- Chốt lại cách giải
 - Chuyển vế để đưa về dạng giải pt tích 
- Giải PT nhận được
- YCHS giải theo nhóm
- Theo dõi, nhận xét
Lưu ý: ta có thể chia 2 vế PT cho ?
- HS nhận xét và nêu cách giải
- Thảo luận trả lời theo gợi ý
- Thực hiện theo hướng dẫn
- HS lên bảng thực hiện
- Lớp nhận xét
Bài tập 32a 
a) ĐKXĐ: x ¹ 0
Û 
Û hoặc x2 = 0
1) 
2) x2 = 0 x = 0 (loại)
PT có nghiệm duy nhất là 
x = 
4. Củng cố: ( phút) Củng cố trong quá trình luyện tập
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Nắm chắc các bước giải Pt chứa ẩn ở mẫu và xem lại các bài tập đã giải
- Bài tập: Giải PT a) ; b) ; c) . HSK làm thêm bài 30c tr 23
Hướng dẫn: Biểu diễn 1 đại lượng bởi 1 biểu thức chứa ẩn là như thế nào? Giải bài toán bằng cách lập PT gồm những bước nào?
Chuẩn bị bài mới: Giải bài toán bằng cách lập phương trình – các bước giải
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/01/2019 
Tuần: 24 Tiết 50. §6 GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH 
 LẬP PHƯƠNG TRÌNH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Biết cách biểu diễn một đại lượng chưa biết thông qua biểu thức chứa ẩn 
 - Hiểu được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 
2. Kỹ năng 
- Biểu diễn được một đại lượng chưa biết thông qua biểu thức chứa ẩn 
- Rèn kỹ năng phân tích bài toán và tìm lời giải 
- Giải được bài toán bằng cách lập theo các bước đã học
3. Thái độ: Trình bày cẩn thận. 
II. CHUẨN BỊ
*Thầy: Bảng phụ, phấn màu.
*Trò: Nghiên cứu trước nội dung bài học – Cách giải bài toán bằng cách lập phương trình
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
Đặt vấn đề: Nêu bài toán cổ 
- Nhắc lại cách giải một bài toán trên?
- Còn cách nào khác để giải bài toán trên hay không, bài học hôm nay ta sẽ làm rõ vấn đề đó.
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn (17 phút)
- Nêu cách đặt vấn đề như mục 1.
- YCHS tìm hiểu ví dụ 1 
+ Công thức tính quãng đường đi, thời gian ô đi hết quãng đường? 
+ Trả lời YC bài toán: Quãng đường ôtô đi được trong 7 giờ là: ; thời gian để ôtô đi được quãng đường 50km là: 
- YCHS làm ?1; ?2 theo nhóm 2 HS
*Gợi ý: 
+ Công thức nào liên hệ được s, t, v
+ Biết 2 trong 3 đại lượng, tìm đại lượng còn lại như thế nào?
+ Cho VD về số tự nhiên có 2 chữ số
+ Khi viết chữ số 5 vào bên trái số x thì chữ số 5 là chữ số thuộc hàng nào? (x là số có 2 chữ số)
+ Tương tự khi viết chữ số 5 vào bên phải x
- Theo dõi, nhận xét
- Cá nhân tìm hiểu vd 1 và trả lời theo gợi ý
- HS đứng tại chỗ trả lời
Tb-Y: .... 7x km
Tb-Y:..... 
- HS thảo luận theo nhóm, sau đó đại diện b/c kết quả
Tb-Y: s = v.t, 
a) s = v.t = ?
b) = ?
- Các nhóm khác nhận xét bài của nhau 
(HSK trả lời theo hướng dẫn)
1. Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn
Ví dụ 1: SGK 
?1
a) s = 180x (m).
b) v =
?2
a) Viết thêm chữ số 5 vào bên trái số x, ta được số mới bằng 500 + x
b) Viết thêm chữ số 5 vào bên phải số x, ta được số mới bằng 10x + 5
Hoạt động 2: Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình (20 phút)
- YCHS tìm hiểu vd2 và tóm tắt đề bài – Xác định đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm 
+ Nêu các đối tượng có trong bài? 
+ Các đại lượng có liên quan đến gà và chó?
+ Đề bài yêu cầu tìm gì? 
- Gọi x (x Î z; 0 < x < 36) là số chó. Hãy biểu diễn theo x các đại lượng sau:
+ Số gà
+ Số chân gà; 
+ Số chân chó.
 - Tìm mối liên quan giũa các dữ liệu trên? 
HSK: Qua việc giải bài toán trên, em hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập pt?
- GV nêu tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập PT 
Hs đọc đề và tóm tắt đề toán 
-S.gà + S.chó = 36 con
-S.C.gà + S.C.Chó = 
 100 chân
- Có 2 đối tượng: Gà ; Chó 
Đại lượng: Số con; số chân 
B.toán y/c tìm số gà và số chó.
- Gọi số gà là x (Đk xZ+; x < 36) 
Hs trả lời các câu hỏi của Gv và trình bày lời giải cho bài toán
- Cá nhân trả lời
Tb-Y: Nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình 
2. Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ví dụ 2: 
Biết: gà + chó = 36 (con) 
Chân gà + chân chó = 100 (chân)
Cần tính số gà và số chó?
Phân tích : 
 Đ.lg
Đ.tg	Số con	Số chân
Gà 	x	2x
Chó 	36-x	(36-x).4
Tổng 	36	100
Lập được pt: 
2x + (36 –x ) .4 = 100. 
Bài giải 
Gọi số chó là x (xZ+, x < 36)
Số chân chó là 4x
Số gà là 36 – x
Số chân chó là 2(36 – x)
Do tổng chân gà và chân chó là 100 nên ta có pt: 
 4x + 2(36 – x) =100 
 4x + 72 - 2x = 100
 2x = 28
x = 14 (TMĐK)
Vậy số chó là 14(con),
 số gà là: 36 – 14 = 22(con)
Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình: tr25,sgk
4. Củng cố: (3 phút)
- Nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình thông qua bài toán đã giải
- Cách chọn ẩn – thường là đại lượng cần tìm, đặt điều kiện cho ẩn
- Các kiến thức vật lý, số học, .... có liên quan
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Nắm vững các bước giải bài toán bằng cách lập pt
- Làm bài tập 34; 35. HSK làm hoàn chỉnh bài 35 sgk. Đọc “Có thể em chưa biết”. 
Hướng dẫn: Hướng dẫn học sinh gọi ẩn và biểu diễn các đại lượng theo ẩn ở bài 34, 35 SGK trang 25 (HS lập bảng để tóm tắt bài toán)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 24
Ngày 19/01/2019
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc