Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Phần hợp chất hữu cơ - Liêu Quốc Tôn

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 116 - SGK hóa học 9

Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2.

a)  Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một ?

b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?

doc 18 trang Khánh Hội 17/05/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Phần hợp chất hữu cơ - Liêu Quốc Tôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Phần hợp chất hữu cơ - Liêu Quốc Tôn

Nội dung ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Phần hợp chất hữu cơ - Liêu Quốc Tôn
NỘI DUNG ÔN TẬP HÓA HỌC 9 
(Phần hợp chất hữu cơ)
Bài 36: Metan
A. LÝ THUYẾT
I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí
Trạng thái tự nhiên:
Metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu), trong các mỏ than (khí mỏ than).
Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.
II. Cấu tạo phân tử
CTCT của metan (CH4)
=>Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn => Metan là hiđrocacbon no.
III.  Tính chất hóa học
Tác dụng với oxi:
Tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
Tác dụng với clo khi có ánh sáng: (phản ứng thế)
CH4 + Cl2 → HCl + CH3Cl
                        (metyl clorua)
IV. Ứng dụng
Dùng làm nhiên liệu.
Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:
                 Metan + H2O  →(xt, nhiệt)   cacbon đioxit + hiđro
Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 116 - SGK hóa học 9
Trong các khí sau : CH4, H2, Cl2, O2.
a)  Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một ?
b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ ?
Bài làm:
a) Những cặp khí tác dụng với nhau là:
CH4 và O2;
CH4 và Cl2;
H2 và O2;
H2 và Cl2.
b) Phản ứng nổ là phản ứng  tỏa nhiều nhiệt nên hỗn hợp sau tạo ra hỗn hợp nổ là:
CH4 và O2; H2 và O2.
Câu 2: Trang 116 - SGK hóa học 9
Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng ? Phương trình hóa học nào viết sai?
a) CH4 + Cl2 →(a/s) CH2Cl2 + H2
b) CH4 + Cl2 →(a/s) CH2 + 2HCl.
c) 2CH4 + Cl2 →(a/s) 2CH3Cl + H2.
d) CH4 + Cl2 →(a/s) CH3Cl + HCl.
Bài làm:
Đây là phản ứng thế nguyên tử clo vào nguyên tử hiđro của metan, nên phản ứng đúng là phản ứng d
d) CH4 + Cl2 →(a/s) CH3Cl + HCl.
Câu 3: Trang 116 - SGK hóa học 9
Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài làm:
Ta có: nCH4 = 11,2 /22,4 = 0,5 mol.
Đốt cháy khí metan:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
  0,5    1          0,5            (mol)                                      
Thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành.
VO2 = 1. 22,4 = 22,4 lít.
VCO2 = 0,5 . 22,4 = 11,2 lít.
Câu 4: Trang 116 - SGK hóa học 9
Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để :
a) Thu được khí CH4.
b) Thu được khí CO2.
Bài làm:
a) Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư,CO2 bị hấp thụ hết, ta thu được khí CH4.
                    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
b) Sau khi thu lấy metan, lấy kết tủa, rửa sạch và đem nung thu được CO2.
                    CaCO3 → CaO + CO2
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là:
A. Phản ứng thế.                                            
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng oxi hóa – khử.                           
D. Phản ứng phân hủy.
Câu 2: Các tính chất vật lí cơ bản của metan là: 
A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều tron nước
B. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước
C. Chất khí không màu, tan nhiều trong nước
D. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí CH4 bằng cách: 
A. Đẩy không khí ( ngửa bình)
B. Đẩy axit 
C. Đẩy nước (úp bình)
D. Đẩy bazo
Câu 4: Để chứng minh sản phẩm của phản ứng cháy giữa metan và oxi có tạo thành khí cacbonic hay không ta cho vào ống nghiệm hóa chất nào say đây?
A. Nước cất
B. Nước vôi trong
C. Nước muối
D. Thuốc tím
Câu 5: Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là: 
A. Có bột sắt làm xúc tác
B. Có axit làm xúc tác
C. Có nhiệt độ
D. Có ánh sáng
Câu 6: Thể tích khí oxi cần để đốt cháy hết 3,36 lít khí metan là: 
A. 22,4 lít
B. 4,48 lít
C. 3,36 lít
D. 6,72 lít
Câu 7: Chất nào sau đây gây nổ khi trộn với nhau?
A. H2 và O2
B. H2 và Cl2
C. CH4 và H2
D. CH4 và O2
Câu 8: Để thu được khí CH4 từ hỗn hợp CO2 và CH4 người ta dùng hóa chất nào sau đây?
A. CaO khan
B. HCl loãng
C. Ca(OH)2 dư
D. H2SO4 đặc
Câu 9: Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?
A. CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2 (ánh sáng)
B. CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl (ánh sáng)
C. 2CH4 + Cl2 → 2CH3Cl + H2 (ánh sáng)
D. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl (ánh sáng)
Câu 10: Thành phần chính của khí thiên nhiên (khí đồng hành), khí dầu mỏ, khí ủ phân rác là:
A. C6H6                                                              
B. C2H2
C. CH4                                                           
D. C2H4
Câu 11: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C và H trong hợp chất metan lần lượt là:
A. 70%; 30%.                                                 
B. 75%; 25%.
C. 80%; 20%.                                                 
D. 90%; 10%.
Câu 12: Khi tiến hành phản ứng thế giữa khí metan với clo có chiếu sáng thu được một sản phẩm thế chứa 83,529% clo theo khối lượng. Công thức của sản phẩm thế thu được là: 
A. CH3Cl
B. CHCl3
C. CCl4
D. CH2Cl2
Câu 13: Biết rằng cứ 1 ml khí metan cháy tỏa ra 200 Kcal và 1kg than cháy tỏa ra 8000 Kcal. Hãy so sánh nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1kg khí metan và 2kg than
A. Q1kg CH4 > Q2kg than
B. Q1kg CH4 < Q2kg than
C. Q1kg CH4 = Q2kg than
D. Một kết quả khác
Câu 14: Tính chất hóa học nào sau đây không phải của metan?
A. Tham gia phản ứng thế
B. Làm mất màu dung dịch nước brom
C. Tác dụng với oxi tao thành CO2 và nước
D. Cả A và C đều đúng
Câu 15: Để có hỗn hợp nổ mạnh nhất giữa khí CH4 và khí oxi cần phải trộn chúng theo tỷ lệ thể tích phù hợp là: 
A. 23
B. 47
C. 12
D. 78
Câu 16: Dẫn khí metan và khí clo vào ống nghiệm, đặt ngoài ánh sáng. Sau đó, đưa mảnh giáy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là: 
A. Quỳ tím chuyển thành màu xanh
B. Quỳ tím bị mất màu
C. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ
D. Quỳ tím không đổi màu
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hỗ hợp CH4 và H2 thì thu được 11,2 lít hơi H2O (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là: 
A. 90% CH4 và 10% H2
B. 60% CH4 và 40% H2
C. 94,12% CH4 và 5,88% H2
D. 91,12% CH4 và 8,88% H2
Câu 18: Trộn V1 lít khí CH4 với V2 lít khí C3H8 thu được hỗn hợp khí X có khối lượng riêng bằng khối lượng riêng của oxi. (các khí đo ở đktc) Thành phần phần trăm theo khối lượng của X là: 
A 75%
B. 80%
C. 85%
D. 90%
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 1,7 gam khí CO và CH4 trong bình chứa khi oxi dư. Dẫn sản phẩm cháy đi qua bình đựng nước vôi trong dư, thu được 8 gam kết tủa. Phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
A. 60% và 40%
B. 43,75% và 56,25%
C. 40,75% và 59,25%
D. 30% và 70%
Câu 20: Ứng dụng nào sau đây không phải là của metan?
A. Dùng làm nhiên liệu.
B. Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:
                 Metan + H2O  →(xt, nhiệt)   cacbon đioxit + hiđro
C. Metan dùng để sản xuất axit axetic, rượu etylic, poli (vinyl clorua),...
D. Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
Bài 37 :Etilen
A. LÝ THUYẾT
I. Tính chất vật lí
Etilen là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước.
II. Cấu tạo phân tử
Etilen có công thức cấu tạo:
Viết gọn: CH2=CH2
Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kêt này dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.
III. Tính chất hóa học
Tác dụng với oxi:
 Etilen cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
C2H4 + 3O2 →(to) 2CO2 + 2H2O
Tác dụng với dung dịch brom: làm mất màu dung dịch brom
CH2=CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br  
=>Do etilen có liên kết đôi nên dễ tham gia phản ứng cộng.
Phản ứng trùng hợp
Khi có xúc tác và nhiệt độ thích hợp, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị dứt ra làm cho các phân tử etilen kết hợp với nhau, tạo thành chất có phân tử lượng rất lớn gọi là polime.
+ CH2=CH2 + CH2=CH2 + CH2=CH2 +  →(to, xt, p) CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2
IV. Ứng dụng
Etilen dùng để sản xuất axit axetic, rượu etylic, poli (vinyl clorua),...
Etilen dùng kích thích quả mau chín.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 119 - SGK hóa học 9
Hãy tính số liên kết đơn, liên kết đôi giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử các chất sau:    
a) CH3 - CH3 ;            
b) CH2 = CH2 ;                
c) CH2 = CH - CH = CH2.
Bài làm:
Giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử các chất:
a) CH3 - CH3 : có 1 liên kết đơn       
b) CH2 = CH2 : có 1 liên kết đôi                
c) CH2 = CH - CH = CH2: có 1 liên kết đơn và 2 liên kết đôi.
Câu 2: Trang 119 - SGK hóa học 9
Điền từ thích hợp “có” hoặc “không” vào các cột sau :
Có liên kết đôi
Làm mất màu dd Brom
Phản ứng trùng hợp
Tác dụng với oxi
Metan
Etilen
Bài làm:
Dựa vào cấu tạo và tính chất của metan và etilen ta có bảng sau:
Có liên kết đôi
Làm mất màu dd Brom
Phản ứng trùng hợp
Tác dụng với oxi
Metan
không
không
không 
có 
Etilen
có 1 liên kết đôi
có
có
có
Câu 3: Trang 119 - SGK hóa học 9
Hãy nêu phương pháp hoá học loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu đuợc metan tinh khiết.
Bài làm:
Ta dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư, khí etilen tác dụng với brom còn metan không tác dụng thoát ra.
CH2 = CH2 + Br2 → Br-CH2-CH2-Br
Câu 4: Trang 119 - SGK hóa học 9
Để đốt cháy 4,48 lít khí etilen cần phải dùng :
a)  Bao nhiêu lít oxi ?
b) Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi ?
Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài làm:
a) Ta có: nC2H4 = 4,48 /22,4 = 0,2 mol.
Đốt cháy etien:
C2H4 + 3O2 →(to) 2CO2 + 2H2O.
0,2       0,6                                 (mol)
=>Thể tích khí oxi cần dùng là:
VO2 = 0,6 . 22,4 = 13,4 lít.
b) Không khí chiếm 20% thể tích oxi
=>Thể tích không khí = 13,4 . 100 / 20 = 67,2 lít.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính chất hóa học nào sau đây không phải của etilen? 
A. Etilen cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
B. Làm mất màu dung dịch brom
C. Tham gia phản ứng thế với halogen
D. Tham gia phản ứng trùng hợp
Câu 2: Khí etilen dễ hóa lỏng hơn metan vì phân tử etilen: 
A. Có liên kết π kém bền
B. Phân cực lớn hơn phân tử metan
C. Có cấu tạo phẳng
D. Có khối lượng lớn hơn
Câu 3: Để làm sạch metan có lần etilen người ta cho hỗn hợp đi qua: 
A. Khí hidro có Ni, t∘
B. Dung dịch Brom
C. Dung dịch AgNO3/NH3
D. Khí hidroclorua
Câu 4: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất của phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là: 
A. 1,25
B. 0,8
C. 1,8
D. 2
Câu 5: Trong công nghiệp, andehit axetic thường được điều chế từ: 
A. Axetilen
B. Etilen
C. Ancol etylic
D. Metan
Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X đi qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hidro hóa là?
A. 20%
B. 25%
C. 50%
D. 40%
Câu 7: Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm metan và etilen vào dung dịch nước brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn lại 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Tính %metan trong X( theo thể tích)?
A. 25%
B. 50%
C. 60%
D. 37,5%
Câu 8: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH (H2SO4 đặc, t∘≥ 170∘C) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chọn một trong số các chất sau để loại bỏ tạo chất?
A. Dung dịch brom dư
B. Dung dịch NaOH dư
C. Dung dịch H2SO4 dư
D. Dung dịch KMnO4 loãng, dư
Câu 9: Etilen có nhiều tính chất khác vớ Metan như : phản ứng cộng,trùng hợp,oxi hóa là do trong phân tử anken có chứa:
A. liên kết σ bền.
B. liên kết π
C. liên kết π bền .
D. liên kết π kém bền .
Câu 10: Trong công nghiệp ,etilen được điều chế bằng cách ;
A. tách hiđro từ ankan      
B. crăckinh ankan             
C. tách nước từ ancol       
D. a,b đều đúng.
Câu 11: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của etilen?
A. tan trong dầu mỡ
B. nhẹ hơn nước
C. chất không màu
D. tan trong nước
Câu 12: Trong phòng thí nghiệm ,etilen được điều chế bằng cách :
A. tách hiđro từ ankan      
B. crăckinh ankan             
C. tách nước từ ancol       
D. a,b,c đều đúng.
Câu 13: Sản phẩm trùng hợp etilen là :
A. poli vinyl clorua
B. polietilen
C. poliepilen
D. polipropilen
Câu 14: Phản ứng hóa học đặc trưng của etilen là:
A. Phản ứng thế.                                
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng oxi hóa – khử.               
D. Phản ứng phân hủy.
Câu 15: Đốt cháy V lít etilen thu được 3,6g hơi nước. Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí. Vậy thể tích không khí ở đktc cần dùng là:
A. 336 lít                                             
B. 3,36 lít.
C. 33,6 lít                                           
D. 0,336 lít.
Câu 16: Có hỗn hợp gồm C2H4; CH4; CO2. Để nhận ra từng khí có trong hỗn hợp trên có thể sử dụng lần lượt các hóa chất là
A. dung dịch nước brom, lưu huỳnh đioxit.              
B. KOH; dung dịch nước brom.
C. NaOH; dung dịch nước brom.                              
D. Ca(OH)2; dung dịch nước brom.
Câu 17: Cho hỗn hợp etilen và metan vào dung dịch nước brom, thấy dung dịch brom nhạt màu và thu được 18,8 g đibrometan. Khối lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 160 g                                             
B. 8 g
C. 1,6 g                                              
D. 16 g
Câu 18: Dẫn 3,36 gam khí etilen ở đktc qua dung dịch chứa 20gam brom. Hiện tượng quan sát được là: 
A. Màu vàng của dung dịch không thay đổi
B. Màu vàng của dung dịch brom nhạt hơn lúc đầu
C. Màu vàng nhạt dần và dung dịch chuyển thành màu trong suốt
D. Màu vàng sẽ đậm hơn lúc đầu
Câu 19: Để phản ứng hết với 5,376 lít khí etilen (đktc) thì thể tích dung dịch Brom 1M cần dùng là: 
A. 0,75 lít
B. 0,12 lít
C. 0,24 lít
D. 0,48 lít
Câu 20: Dẫn m gam hỗn hợp gồm metan và etilen đi qua dung dịch nước brom thì thấy lượng brom tham gia phản ứng là 8gam. Khí bay ra được đốt cháy hoàn toàn và dẫn sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là: 
A. 4 gam
B. 5 gam
C. 3,8 gam
D. 2,8 gam
Bài 38 :Axetilen
A. LÝ THUYẾT
I. Tính chất vật lí
Axetilen là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
II. Cấu tạo phân tử
Axetilen có một liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon.
Liên kết ba này kém bền, dễ đứt lần lượt trong các bản ứng
Công thức cấu tạo của axetilen H – C ≡ C – H;
Viết gọn HC ≡ CH.
III. Tính chất hóa học
Tác dụng với oxi:
Phản ứng tạo CO2 và H2O
2C2H2 + 5O2  →(to)  4CO2 + 2H2O
Tác dụng với dung dịch brom:
Làm mất màu dùng dịch brom
HC=CH + Br2 → Br – CH=CH – Br (đibrom etilen)
HC=CH + Br2 →  Br2CH – CHBr2 (tetra brometan)
Trong điều kiện thích hợp, axetilen còn tham gia phản ứng cộng với nhiều chất khác như H2, Cl2...
IV. Ứng dụng
Axetilen dùng trong đèn xì oxi-axetilen dể hàn, cắt kim loại.
Axetilen là nguyên liệu để sản xuất poli (vinyl clorua) dùng sản xuất nhựa PVC và nhiều hóa chất khác.
V. Điểu chế
Trong phòng thí nghiệm và trọng công nghiệp,cho canxi cacbua phản ứng với nước.
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Nhiệt phân metan
2CH4 →(to: 1500oC) C2H2 + 3H2
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 122 - SGK hóa học 9
Hãy cho biết trong các chất sau :
CH3 - CH3 ; CH ≡ CH ; CH2 = CH2 ; CH4 ; CH ≡ C - CH3
a)  Chất nào có liên kết ba trong phân tử.
b)  Chất nào làm mất màu dung dịch brom.
Bài làm:
a) Chất có liên kết ba trong phân tử là:
CH ≡ CH ;  CH ≡ C - CH3
b) Chất làm mất màu dung dịch brom là những chất có liên kết đôi và ba trong phân tử:
CH ≡ CH ; CH2 = CH2 ; CH4 ; CH ≡ C - CH3
Câu 2: Trang 122 - SGK hóa học 9
Cần bao nhiêu ml dung dịch brom 0,1 M để tác dụng hết với:
a) 0,224 lít etilen ở điều kiện tiêu chuẩn ?
b) 0,224 lít axetilen ỏ điều kiện tiêu chuẩn ?
Bài làm:
a)   
PTHH:  C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
Ta có : nC2H4 = 0,224 / 22,4 = 0,01 mol.
Theo phương trình phản ứng
=>nBr2 = 0,01 mol.
VBr2 = 0,01 / 0,1 = 0,1 lít.
b)  PTHH: CH≡ CH + 2Br2 → Br2CH – CHBr2.
Ta có: nC2H2 = 0,224 / 22,4 = 0,01 mol.
Theo phương trình phản ứng
=>nBr2 = 0,02 mol.
VBr2 = 0,02 / 0,1 = 0,2 lít.
Câu 3: Trang 122 - SGK hóa học 9
Biết rằng 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu tối đa 50 ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí axetilen (đktc) thì có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung dịch brom trên?
Bài làm:
H2C=CH2 + Br2 → C2H4Br2 (1)
HC=CH + 2Br2 →  Br2CH-CHBr2 (2)
Từ phương trình (1) và (2) ta thấy cùng một thể tích khí thì thể tích brom làm mất màu của axetilen gấp đôi etilen.
Mặt khác 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu 50ml dung dịch brom
=> 0,1 lít khí axetilen (đktc) làm mất màu 100ml dung dịch brom.
Câu 4: Trang 122 - SGK hóa học 9
Đốt cháy 28 ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 67,2 ml khí oxi.
a) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích khí CO2 sinh ra.
(Các thể tích khí đo ở cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất).
Bài làm:
Do các khí được đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất nên tỉ lệ với số mol.
=>Ta tính theo thể tích.
a) Gọi thế tích của CH4 và C2H2 lần lượt là x, у (ml).
=> x + y = 28 (1)
Đốt cháy hỗn hợp
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
x          2x          x                  (ml)
2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
    у         2,5y     2y               (ml)
=> VO2 =  2x + 2,5y = 67,2 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ
{x+y=282x+2,5y=67,2⇔{x=5,6y=22,4
Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là
%VCH4 = . 100% = 20%;
%VC2H2 = 100% - 20% = 80%
b) Thể tích khí khí CO2 sinh ra là
 VCO2  = x + 2y = 5,6 + 2 . 22,4 = 50,4 (ml).
Câu 5: Trang 122 - SGK hóa học 9
Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam.
a)  Hãy viết phương trình hoá học.
b) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài làm:
a) Ta có : nhh = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol); nBr2 = 5,6 / 160 = 0,035 (mol).
Gọi x, y lần lượt là số mol của etilen và axetilen.
=>x + y = 0,025 (mol) (1)
Khi cho hỗn hợp tác dụng với brom:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
x            x            x        (mol)
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
y           2y            y       (mol)
b) Từ phương trình ta có:
nBr2  = x + 2y = 0,035 (mol) (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình
{x+y=0,025x+2y=0,035⇔{x=0,01y=0,015 
%VC2H4 = 0,0150,025.100% = 60%; 
%VC2H2 = 100% - 60% = 40%
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cấu tạo phân tử axetilen gồm
A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.         
B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.
C. một liên kết ba và một liên kết đôi.           
D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.
Câu 2: Liên kết CC trong phân tử axetilen có đặc điểm
 A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.
 B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.
 C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
 D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Câu 3: Phản ứng nào trong các phản ứng sau không tạo ra axetilen?
A. Ag2C2 + HCl →
B. CH4→1500∘C
C. Al4C3 + H2O→
D. CaC2 + H2O→
Câu 4: Axetilen tham gia phản ứng cộng H2O (xúc tác HgSO4, thu được sản phẩm hữu cơ là: 
A. C2H4(OH)2
B. CH3CHO
C. CH3COOH
D. C2H5OH
Câu 5: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.
B. Phản ứng cháy với oxi.
C. Phản ứng cộng với hiđro.
D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.
Câu 6: Phản ứng nào sau đây không tạo ra axetilen?
A. Ag2C2 + HCl→
B. CH4→1500∘C
C. Al4C3+ H2O→
D. CaC2 + H2O→
Câu 7: Cho một loại đất đèn chứa 80%CaC2 nguyên chất vào một lượng nước dư, thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng đất đèn đem dùng là: 
A. 12,8 gam
B. 10,24 gam
C. 16 gam
D. 17,6 gam
Câu 8: Axetilen có tính chất vật lý
A. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
B. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí .
D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hóa: 
                      CH4 →  C2H2 →  C2H3Cl  →  PVC
Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 (ở đktc). Giá trị của V là ( biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)
A. 224
B. 286,7
C. 358,4
D. 448
Câu 10: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là
A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.                              
B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.
C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.
D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
Câu 11: Cho canxi cacbua kĩ thuật chứa 80% CaC2 vào nước có dư thì được 6,72 lít khí ở đktc biết khi thu khí hao hụt mất 25%. Lương canxi cacua kĩ thuật đã dùng là: 
A. 25,6
B. 19,2
C. 24
D. 32
Câu 12: Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ thể tích là
A. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2.
B. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.
C. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2.
D. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2.
Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
                     X + H2O Y + Z
                     Y + O2T +H2O
                     T + Ca(OH)2 CaCO3 +H2O
X, Y, Z, T lần lượt là
A. CaC2, CO2, C2H2, Ca(OH)2.            
B. CaC2,C2H2 , CO2, Ca(OH)2.       
C. CaC2, C2H2, Ca(OH)2, CO2.             
D. CO2, C2H2, CaC2, Ca(OH)2.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?
A. 300 lít.                                                                     
B. 280 lít.        
C. 240 lít.                                                                      
D. 120 lít.
Câu 2150: Biết rằng 0,1 lít khí etilen ( đktc) làm mất màu tối đa 50 ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí axetilen ( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa thể tích dung dịch brom trên là
A. 200 ml.                                                                     
B. 150 ml.         
C. 100 ml.                                                                     
D. 50 ml.
Câu 16: Cho một lít hỗn hợp C2H2 và N2 (ở đktc) tác dụng với dung dịch brom dư, có 2,4 gam brom tham gia phản ứng. Thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là
A. 16,8 %; 83,2 %.                                              
B. 83,2% ; 16,8 %.
C. 33,6% ; 66,4 %.                                              
D. 66,4%; 33,6 %
Câu 17: Để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí không màu sau đây: SO2, C2H2, NH3, ta có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch Brom                                                       
B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Quỳ tím ẩm                                                                
D. Dung dịch NaOH
Câu 18: Dẫn 1,3 gam khí axetilen qua bình đựng dung dịch brom dư. Khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng là
A. 34,6 gam.                                                       
B. 17,3 gam.    
C. 8,65 gam.                                                        
D. 4,325 gam.
Câu 19: Một hiđrocacbon X khi đốt cháy tuân theo phương trình hóa học sau:
    2X + 5O2  →4CO2 + 2H2O
Hiđrocacbon X là
A. etilen.                                                              
B. axetilen.         
C. metan.                                                             
D. benzen.
Câu 20: Dẫn 1,155 gam hỗn hợp khí gồm C2H2 và một ankin (X) thuộc dãy đồng đẳng của C2H2 với số mol bằng nhau  đi qua dung dịch nước brom lượng brom tham gia phản ứng là 11,2 gam. Công thức phân tử của ankin là: 
A. C2H2
B. C3H6
C. C3H4
D. C4H6
Bài 39 :Benzen
A. LÝ THUYẾT
I. Tính chất vật lí
Benzen C6H6 là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, độc.
Benzen hòa tan nhiều chất như: dầu ăn, cao su, nến, iot..
II. Cấu tạo phân tử
6 nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng, 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn
III. Tính chất hóa học
Phản ứng cháy:
Khi đốt benzen cháy trong không khí tạo ra CO2 và H2O.
2C6H6 +  15O2 →(to) 12CO2 + 6H2O
Phản ứng thế với với brom:
Do cấu tạo vòng bền, nên brom tham gia phản ứng thế với brom mà không phải phản ứng cộng.
C6H6 (l) + Br2 (l) → HBr + C6H5Br (brom bezen)
Phản ứng cộng:
Benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen. Tuy nhiên, trong diều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2.
C6H6 + 3H2 →(to, Ni) C6H12
IV. Ứng dụng
Benzen là nguyên liệu quan trọng để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ sâu.. Benzen làm dung môi, hòa tan nhiều chất hữu cơ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 125 - SGK hóa học 9
Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là :
A.  Phân tử có vòng 6 cạnh.
B.  Phân tử có ba liên kết đôi.
C. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.
D. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa liên kết đôi và liên kết đơn.
Hãy chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
Bài làm:
Đáp án C
Phân tử có vòng 6 cạnh chứa ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.
Câu 2: Trang 125 - SGK hóa học 9
Một số học sinh viết công thức cấu tạo của benzen như sau :
Hãy cho biết công thức nào viết đúng, viết sai. Tại sao ?
Bài làm:
Do benzen có cấu tạo là vòng 6 cạnh, có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn
=>Công thức đúng là b, d, e.
Câu 3: Trang 125 - SGK hóa học 9
Cho benzen tác dụng với brom tạo ra brombenzen :
a) Viết phương trình hoá học (có ghi rõ điều kiện phản ứng).
b) Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7 gam brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
Bài làm:
Ta có: nC6H6Br = 15,7/157  = 0,1 (mol)
a) Cho benzen tác dụng với brom
C6H6 + Br2 →(to, Fe) C6H5Br + HBr.
0,1                               0,1             (mol)
b) Từ phản ứng => nC6H6 = 0,1 mol.
Hiệu suất phản ứng 80% => Khối lượng benzen là:
=> mC6H6 = 0,1.80.10080 = 0,75g.
Câu 4: Trang 125 - SGK hóa học 9
Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom. Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có).
a) C6H6.
b) CH2 = CH – CH = CH2.
c) CH3 – C ≡ CH.
d) CH3 – CH3.
Bài làm:
Những chất tác dụng với dung dịch brom là những chất có liên kết đôi và 3 trong phân tử, nhưng không có benzen vì benzen không tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom mà chỉ tham gia phản ứng thế với nước brom.
Vậy những chất tác dụng với dd brom là:
CH2 = CH – CH = CH2. + Br2→  BrCH2 – CH(Br) – CH(Br) – CH2Br
CH3 – C ≡ CH + Br2→ CH3 – C(Br) = CHBr
CH3 – C ≡ CH + 2Br2 → CH3 – (Br2)C – CH(Br2)
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Benzen có tính chất: 
A. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền với các chất oxi hóa
B. Khó tham gia phản ứng thế, dễ tham gia phản ứng cộng
C. Khó thế, khó cộng và bền với các chất oxi hóa
D. Dễ thế, dễ cộng và bền với các chất oxi hóa
Câu 2: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là: 
A. CnH2n+2
B. CnH2n−2
C. CnH2n−4
D. CnH2n−6
Câu 3: Benzen tác dụng với Cl2 có ánh sáng, thu được hexancloran. Công thức của hexancloran là
A. C6H6Cl2
B. C6H6Cl6
C. C6H5Cl
D.C6Cl6
Câu 4: Benzen là hợp chất hidrocacbon thơm có cấu tạo đơn giản nhất . Trong thực tế benzen được dùng để: 
A. Làm dung môi
B. Tổng hợp polime, chất dẻo, cao su, tơ, sợi
C. Làm dầu bôi trơn
D. Cả A và B đều đúng
Câu 5: Câu nào sau đây sai khi nói về benzen? 
A. Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen tạo thành một lúc giác đều
B. Tất cả nguyên tử trong phân tử benzen đều cùng nằm trên một mặt phẳng
C. Trong phân tử benzen, các góc hóa trị bằng 120∘
D. Trong phân tử benzen, liên kết đôi dài hơn liên kết đơn
Câu 6: Phản ứng đặc trưng của benzen là
A. phản ứng cháy.                                               
B. phản ứng cộng với hiđro (có niken xúc tác).
C. phản ứng thế với brom (có bột sắt).
D. phản ứng thế với clo (có ánh sáng).
Câu 7: Trong các hiđrocacbon sau khi đốt hiđrocacbon nào sinh ra nhiều muội than ?
A. C2H6                                                               
B. CH4
C. C2H4                                                               
D. C6H6
Câu 8: Hỗn hợp C6H6 và Cl2 có tỉ lệ mol 1: 1,5. Trong điều kiện có xúc tác Fe, nhiệt độ, hiệu suất 100%. Sau đó thu được những chất gì? Bao nhiêu mol?
A. 1 mol C6H5Cl; 1 mol HCl; 1 mol C6H4Cl2
B. 1,5 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2
C. 1 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2
D. 0,5 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2
Câu 9: Tính chất đặc trưng của benzen là:
A.Chất lỏng, cháy cho ngọn lửa sáng
B.Chất khí, có mùi đặc trưng, không tan trong nước
C.Chất lỏng, có mùi đặc trưng, không tan trong nước
D.Chất rắn, hòa tan tốt trong nước
Câu 10: Trong quy trình sản xuất benzen từ hexan, hiệu suất 50%. Để sản xuất 19,5kg benzen cần lượng hexan là: 
A. 1075 kg
B. 21,5 kg
C. 43 kg
D. 19,5 kg
Câu 11: Benzen có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó là một hóa chất rất quan trọng trong hóa học, tuy nhiên benzen cũng là một chất khí rất độc. Khí benzen đi vào cơ thể, nhân thơm có thể bị oxi hóa theo những cơ chế phức tạp, và có thể gây nên ung thư. Trước đây, trong các phòng thí nghiệm hữu cơ, vẫn hay dùng benzen làm dung môi, nay để hạn chế những ảnh hưởng do dung môi, người ta tahy benzen bằng toluen vì toluen: 
A. rẻ hơn
B. không độc
C. là dung môi tốt hơn
D. dễ bị oxi hóa thành sản phẩm ít độc hơn
Câu 12: Phản ứng chứng minh tính chất no; không no của benzen lần lượt là:
A. thế, cộng.                                                        
B. cộng, nitro hoá.            
C. cháy, cộng.                                                     
D. cộng, brom hoá.
Câu 13: Ứng dụng của benzen:
A. Sản xuất chất dẻo
B. Nguyên liệu sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ sâu..
C. Làm dung môi hòa chất hữu cơ trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Thuốc trừ sâu 6,6,6 được điều chế trực tiếp từ:
A.Benzen                                               
B.Metyl benzen
C.Axetilen                                              
D.Etilen
Câu 15: Cho benzen vào 1 lọ đựng clo dư rồi đưa ra ánh sáng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82kg chất sản phẩm. tên của sản phẩm và khối lượng benzen tham gia phản ứng là:
A.Clobenzen; 1,56kg                                   
B.hexacloxiclohexan; 1,65kg
C.hexaclran; 1,56kg                                     
D.hexaclobenzen; 6,15kg
Câu 16: Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy 

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_9_phan_hop_chat_huu_co_lieu.doc