Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

I. Mục tiêu:

  1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:

    - Kiến thức: + Thí nghiệm điều chế axetilen từ canxi cacbua

   + Thí nghiệm đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dd brom

   + Thí nghiệm benzen hóa tan brom, bezen không tan trong nước.

   - Kỹ năng: + Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2

     + Thực hiện phản ứng cho axetilen tác dụng với dd brom

     + Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.

     + Viết các phương trình phản ứng

  • Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập, thực hành hoá học.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

   Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống, năng lực thực hành: làm thí nghiệm 1, 2, 3 SGK trang 134

 II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Ống nghiệm có nhánh, ống nghiệm,  nút cao su kèm ống nhỏ giọt, giá thí nghiệm,  chậu thuỷ tinh, đất đèn, dung dịch brôm, nước cất.

 - Học sinh: Nghiên cứu trước bài thực hành, bản tường trình.

doc 7 trang Khánh Hội 17/05/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 12/02/2019
Tiết: 51 đến tiết 52; Tuần 27	
THỰC HÀNH :
TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON.
 I. Mục tiêu:
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Kiến thức: + Thí nghiệm điều chế axetilen từ canxi cacbua
 + Thí nghiệm đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dd brom
 + Thí nghiệm benzen hóa tan brom, bezen không tan trong nước.
 - Kỹ năng: + Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2
 + Thực hiện phản ứng cho axetilen tác dụng với dd brom
 + Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
 + Viết các phương trình phản ứng
Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập, thực hành hoá học.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống, năng lực thực hành: làm thí nghiệm 1, 2, 3 SGK trang 134
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Ống nghiệm có nhánh, ống nghiệm, nút cao su kèm ống nhỏ giọt, giá thí nghiệm, chậu thuỷ tinh, đất đèn, dung dịch brôm, nước cất.
 - Học sinh: Nghiên cứu trước bài thực hành, bản tường trình.
 III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp:1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Không	
 3. Bài mới: 37p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen. 10p
* Mục đích: Nhận biết về tính chất vật lí của axetilen.
* Nội dung: Hướng dẫn và yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm điều chế axetilen.
+ Hiện tượng gì đã xảy ra khi cho nước tiếp xúc với đất đèn?
+ Giải thích hiện tượng đó.
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng viết PTHH minh hoạ.
+ Thu axetilen bằng cách nào?
- Hướng dẫn HS cách thu khí axetilen.
+ Em có nhận xét gì về tính chất vật lí của axetilen?
* Kết luận: Axetilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước.
* Hoạt động 2: Củng cố tính chất của axetilen.12p
* Mục đích: Cho học sinh quan sát sự đổi màu dung dịch brom và màu ngọn lửa đốt cháy C2H2.
* Nội dung: Yêu cầu HS dùng ngay luồng khí axêtilen đang thoát ra để thử tính chất .
+Tác dụng với dung dịch brôm.
+Tác dụng với oxi.
+ Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH minh hoạ.
* Kết luận: 
- Màu da cam của dung dịch brom nhạt dần do axetilen tác dụng với brom.
- Axetilen cháy với ngọn lửa màu xanh.
* Hoạt động 3. Củng cố tính chất vật lí của benzen. 10p
* Mục đích: Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và nhận xét về tính chất vật lí của benzen.
* Nội dung: Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành TN sau đó yêu cầu các nhóm thực hành.
Cần lưu ý HS :
+ Hết sức cẩn thận vì ben zen là hoá chất rất độc .
+ Hiện tượng gì đã xảy ra khi cho benzen vào nước?
+ Cho dung dịch brom vào ống nghiệm đựng bezen có hiện tượng gì?
+ Từ thí nghiệm hãy rút ra tính chất vật lí của benzen?
* Kết luận:
 + Benzen nổi trên mặt nước và không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
+ Cho dung dịch brom vào ống nghiệm đựng bezen , benzen hoà tan brom thành dung dịch màu vàng nâu nổi lên trên, chứng tỏ bezen dễ hoà tan brom.
- Các nhóm nhận dụng cụ và hoá chất , nghe hướng dẫn và tiến hành làm TN điều chế axetilen.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lên bảng viết PTHH minh hoạ.
- Nêu cách thu khí axetilen và các nhóm tiến hành thu khí.
+ 1 HS trả lời.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra , nhận xét về tính chất và viết PTHH minh hoạ.(trong nội dung bản tường trình)
- Màu của dung dịch brom đã mất đi.
-1 HS lên bảng viết PTHH minh hoạ.
- Axetilen cháy với ngọn lửa màu xanh.
- 1 HS lên bảng viết PTHH minh hoạ.
- HS lắng nghe và tiến hành TN theo sự hướng dẫn của GV .
- Quan sát hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét trong bản tường trình.
- HS ghi nhận.
+ Benzen nổi trên mặt nước và không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
+ Cho dung dịch brom vào ống nghiệm đựng bezen , benzen hoà tan brom thành dung dịch màu vàng nâu nổi lên trên, chứng tỏ bezen dễ hoà tan brom.
- 1 Hs trả lời.
1.Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen.
- Hiện tượng: 
Axetilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước.
2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen.
a. Tác dụng với dung dịch brom.
Màu da cam của dung dịch brom nhạt dần do axetilen tác dụng với brom.
C2H2 + Br2 -> C2H2 Br2
C2H2 Br2 + Br2-> C2H2 Br4
b. Tác dụng với oxi ( Phản ứng cháy )
* Lưu ý: Trước khi đốt cháy axetilen, phải cho phản ứng giữa đất đèn và nước xảy ra khoảng vài giây để axetilen sinh ra đẩy hết phần không khí có trong ống nghiệm và tránh hiện tượng nổ khi đốt. 
2C2H2 + 5O2 -> 4CO2 + 2H2O
3. Thí nghiệm 3. Tính chất vật lí của benzen.
* Kết luận: 
- Benzen là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, nổi lên trên ống nghiệm.
- Cho dung dịch brom loãng vào, bezen dễ hoà tan dung dịch brom thành dung dịch màu vàng nâu nổi lên trên, chứng tỏ benzen dễ hòa tan brom.
GV yêu cầu HS viết tường trình thí nghiệm theo mẫu.(5p)
TT
Cách tiến hành TN
Hiện tượng quan sát
Giải thích và viết PTHH.
TN1.
TN2.
TN3.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Mục đích: Phân biệt CH4 (Hidrocacbono) với C2H4 và C2H2 (Hidrocacbon không no)
 - Nội dung: Giáo viên nhận xét đánh giá ý thức HS trong giờ thực hành. HS thu dọn phòng thí nghiệm. Hướng dẫn về nhà xem trước bài luyện tập chương 4: Hi đrocacbon. Nhiên liệu	
- Kết luận: Củng cố lại các kiến thức về hiđrcacbon.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 3p
Kiểm tra: Trình bày lại quy trình thực hành. 
Đánh giá giờ học: 
.
. 
IV. Rút kinh nghiệm.
.............................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 13/ 02/ 2019
Tiết: 51 đến 52; Tuần 27 
LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4.
HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU
 I. Mục tiêu:
 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 - Mục tiêu: + Củng cố các kiến thức đã học về hiđrôcacbon.Nhiên liệu
 + Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của hiđrôcacbon. Nhiên liệu
 - Kỹ năng: Củng cố các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ.
 - Thái độ: Giáo dục ý thức học tập của học sinh
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống, năng lực tính toán: giải bài tập về viết CTCT, tìm CTPT	
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên:
 Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung:
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
Công thức cấu tạo
Đđiểm ctạo phân tử
phản ứng đặc trưng
Ứng dụng chính
 - Học sinh: Chuẩn bị nội dung ôn tập 
 III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp: 1p
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Không
 3. Bài mới. 37p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức đã học về các hiđrôcacbon. 15p
* Mục đích: Củng cố lại các kiến thức đã học về hidrocacbon.
* Nội dung: Yêu cầu h/s nhắc lại kiến thức:
- Viết công thức cấu tạo của metan, etilen, axetilen, benzen?
- Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử của metan, etilen, axetilen, benzen?
- Phản ứng đặc trưng của metan, etilen, axetilen, benzen?
- Phát phiếu học tập 1 và yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thiện nội dung phiếu học tập 1
- Thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập 1.
- Đại diện nhóm báo cáo , HS các nhóm khác nhận xét và xây dựng đáp án đúng.
I. Kiến thức cần nhớ.
SGK
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
Công thức cấu tạo
CH2 = CH2
CH = CH
Đặc điểm cấu tạo phân tử
Có 4 liên kết đơn
Có 1 liên kết đôi
Có 1liên kết ba
Mạch vòng 6 cạnh khép kín.Có 3 liên kết đôi xen kẻ 3 liên đơn 
Phản ứng
đặc trưng
-Phản ứng thế
- Phản ứng cộng
- phản ứng trùng hợp
- Phản ứng cộng
- Dễ tham gia phản ứng thế
- Khó tham gia phản ứng cộng
Ứng dụng chính
- Làm nhiên liệu
- Làm nguyên liệu điều chế hiđro
- Nguyên liệu điều chế nhựa PE( polietilen)
.
- Nhiên liệu(trong đèn xì)
- Nguyên liệu
- nguyên liệu trong công nghiệp ( làm dung môi)
 Yêu cầu Hs viết phương trình minh họa
* Kết luận: Cho học sinh hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hidrocacbon. 
Hoạt động 2.Vận dụng kiến thức vào giải bài tập: 22p
* Mục đích: Củng cố các kiến thức đã học về hiđrôcacbon. Nhiên liệu
* Nội dung: Giải một số bài tập nhận biết, tính toán.
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học, có thể phân biệt được các khí : metan, axetilen. Viết phương trình minh họa
Bài 2: Cho 4,8lít metan và axetilen (đktc) lội qua dd brom (dư) thu được 36,4g dd không màu.
a. Viết PTHH xảy ra
b. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp khí theo thể tích (lit)
 (Biết C =12 , H =1 , 
Br = 80)
Hướng dẫn (HS –Y) làm tập 2
Bài 2 SGK: Có 2 bình đựng 2 chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt 2 chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.
+ Tính chất đặc trưng của CH4 và ?
+ Từ tính chất đặc trưng hãy đưa ra cách nhận biết?
- Y/c HS thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời đúng vào bảng con.
- GV đưa ra phương án đúng và nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/ 133 tại lớp.
- GV yêu cầu HS lên bảng 
phương án đúng.
- GV nhận xét và kết luận.
Bài tham khảo: 
(HS K-G) Cho 4,8lít metan và axetilen (đktc) lội qua dd brom (dư) thu được 36,4g dd không màu.
a. Viết PTHH xảy ra
b. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp khí theo thể tích (lit)
 (Biết C =12 , H =1 , 
Br = 80)
* Kết luận: Giúp học sinh hiểu rõ hơn các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định hợp chất hữu cơ.
Đại diện lên viết phương trình
- Lên bảng thực hiện bài tập 1
- 1 HS lên bảng làm.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS khác làm vào vở bài tập.
+ Khi dùng dd brôm thì chỉ có C2H4 tham gia phản ứng làm mất màu dd brôm (vì có liên kết đôi), còn CH4 không tham gia phản ứng và không làm mất màu dd brôm.
- HS thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời đúng vào bảng con.
- Nghiên cứu đề.
- Đưa ra phương án đúng 
- Lên bảng báo cáo kết quả, HS khác nhận xét và bổ sung.
Theo dõi
- Viết phương trình
- Tính số mol dd tạo thành
- Tính số mol axetilen phản ứng
- Tính C% về thể tích axetilen
- suy ra C% về thể tích metan
1) CH4 + Cl2 Ánh sáng 
 CH3Cl + HCl 
2) C2H4 + Br2 	
 BrCH2 - CH2Br	
3) CH = CH + 2Br2 	 Br2CH – CHBr2
4) C6H6 + Br2 Fe, to	 C6H5Br + HBr
II. Bài tập:
Bài 1:
Dẫn từng khí qua dd brom, khí làm mất màu dd Br2 là axetilen. Còn lại là metan.
Phương trình:
CH = CH + 2Br2 	 Br2CH – CHBr2
Bài 2:
- Chỉ có axetilen phản ứng
a) Phương trình:
CH = CH + 2Br2 	
 Br2CH – CHBr2
b) số mol dd tạo thành: 
n = 36,4 : 364 = 0,01mol
- số mol của axetilen:
n C2H2 = n Br = 0,01mol
- Thể tích của C2H2
V = 0,1 x 22,4 = 2,24l
- Thành phần phần trăm về thể tích của C2H2
C% = 2,24/ 4,8 x 100 = 47%
C% CH4 = 100% - 47% = 53%
Bài 2/ 133
 Cho hai khí vào hai bình cùng thể tích, sau đó cho cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ vào hai bình và lắc đều. Bình không làm thay đổi dung dịch brom là CH4, bình làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.
C2H4 + Br2 C2H4Br2 
Bài 3 SGK/ 133
Đáp án C
Bài tham khảo:
- Chỉ có axetilen phản ứng
a) Phương trình:
CH = CH + 2Br2 	
 Br2CH – CHBr2
b) số mol dd tạo thành: 
n = 36,4 : 364 = 0,01mol
- số mol của axetilen:
n C2H2 = n Br = 0,01mol
- Thể tích của C2H2
V = 0,1 x 22,4 = 2,24l
- Thành phần phần trăm về thể tích của C2H2
C% = 2,24/ 4,8 x 100 = 47%
C% CH4 = 100% - 47% = 53%
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p
 - Mục đích: Củng cố lại các kiến thức đã học về hidrcacbon
 - Nội dung: Nhận xét ý thức chuẩn bị bài của HS trong giờ luyện tập. Hướng dẫn về nhà học bài: Từ bài 29 đến bài 42 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
 - Kết luận: Học sinh nắm vững các kiến thức đã học về hidrcacbon	
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: 2p
Kiểm tra: Nhắc lại nội dung chính của bài 
Đánh giá giờ học: 
V. Rút kinh nghiệm.
BGH KÝ DUYỆT THÁNG 2
Ngày: / /2019
Tổ trưởng ký duyệt tuần 27
Ngày: / /2019
Lê Thị Thoa
....

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc