Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ Nêu và chỉ ra được các bộ phận chính của máy ảnh dùng phim.

+ Nêu được đặc điểm ảnh của một vật hiện lên trên phim của máy ảnh.

+ Biết được cách dựng ảnh của một vật tạo ra trong máy ảnh.

- Kỹ năng: Vẽ được ảnh của một vật tạo ra trong máy ảnh.

- Thái độ: Say mê, hứng thú khi hiểu được tác dụng của máy ảnh.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Qua tìm hiểu sgk xác định nội dung cần nắm của bài học: cấu tạo của máy ảnh, cách dựng ảnh và đặc điểm ảnh của vật trên máy ảnh

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Đề xuất được cách dựng ảnh của vật

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận nhóm trả lời accs câu hỏi của bài học

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: Vận dụng được kiến thức tam giác đòng dạng tính các đại lượng có liên quan

- Năng lực thực hành thí nghiệm: Vẽ được ảnh của vật

doc 8 trang Khánh Hội 16/05/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 19/02/2019 
Tiết thứ 51 đến tiết thứ 52. Tuần: 27
Tiết 51. BÀI 47. SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Nêu và chỉ ra được các bộ phận chính của máy ảnh dùng phim.
+ Nêu được đặc điểm ảnh của một vật hiện lên trên phim của máy ảnh.
+ Biết được cách dựng ảnh của một vật tạo ra trong máy ảnh.
- Kỹ năng: Vẽ được ảnh của một vật tạo ra trong máy ảnh.
- Thái độ: Say mê, hứng thú khi hiểu được tác dụng của máy ảnh.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Qua tìm hiểu sgk xác định nội dung cần nắm của bài học: cấu tạo của máy ảnh, cách dựng ảnh và đặc điểm ảnh của vật trên máy ảnh
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Đề xuất được cách dựng ảnh của vật
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận nhóm trả lời accs câu hỏi của bài học
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: Vận dụng được kiến thức tam giác đòng dạng tính các đại lượng có liên quan
- Năng lực thực hành thí nghiệm: Vẽ được ảnh của vật
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Mô hình máy ảnh, tại chỗ đặt phim có dán mảnh giấy mảnh; ảnh chụp; Hình 47.4 
- Học sinh: Làm bài tập về nhà, thước.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh:
điểm A nằm trên trục chính )?
(- Trước hết xác định ảnh B’ của B bằng hai tia sáng đặc biệt.
- Từ B’ hạ đường vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ (thuộc trục chính) của A. 
- A’B’ là ảnh của AB cần phải dựng.)
- Hãy vẽ ảnh của AB qua thấu kính hội tụ (như hình vẽ)?
∆
O
F
F’
A’
B’
B
A
Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày khi chúng ta muốn ghi lại những thời khắc lịch sử của dân tộc, những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ, hay những pha trình diễn ấn tượng bằng hình ảnh. Lúc đó chúng ta sẽ sử dụng một thiết bị nào?
Vậy máy ảnh có cấu tạo ra sao? Và ảnh của chúng ta được tạo thành trong máy ảnh như thế nào ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về điều đó.
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo máy ảnh 
Thời lượng: 7 phút
Mục đích của hoạt động: Nêu được các bộ phận chính của máy ảnh
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Biết được các bộ phận chính của máy ảnh
Cách thức hoạt động:
-YCHS tìm hiểu mục I 
K–G: Máy ảnh có công dụng và cấu tạo như thế nào?
*Gợi ý
- Máy ảnh dùng để làm gì? (Tb) (GV giới thiệu các bức ảnh có ý nghĩa lịch sử đối với đất nước và đơn vị)
- Máy ảnh có các bộ phận chính nào? (Y-K)
- Vật kính của máy ảnh là TK loại nào? (Y-K)
- Tại sao máy ảnh phải có buồng tối? 
- Ảnh của vật nằm trên bộ phận nào của máy ảnh?(K-G) 
- YCHS chỉ các bộ phận của máy ảnh trên mô hình
- GV chốt lại cấu tạo và công dụng của máy ảnh.
- HS tìm hiểu mục 1 và quan sát mô hình máy ảnh nêu được các bộ phận của máy ảnh
- Cá nhân trả lời
- Không cho ánh sáng lọt vào
- Ảnh nằm trên phim
- HS chỉ ra các bộ phận của máy ảnh và dùng máy ảnh này quan sát vật
I. Cấu tạo của máy ảnh
- Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu được ảnh của vật mà ta muốn ghi lại.
- Mỗi máy ảnh đều có:
+ Vật kính là một TKHT.
+ Buồng tối.
+ Chỗ đặt phim (bộ phận hứng ảnh).
Kết luận của GV: nhận biết các bộ phận chính của máy ảnh 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tạo ảnh của một vật trên phim của máy ảnh
Thời lượng: 20 phút
Mục đích của hoạt động: Biết được cách dựng ảnh của vật trên phim trong máy ảnh
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Dựng ảnh của vật trên phim trong máy ảnh và biết được ảnh của vật trên phim trong máy ảnh
Cách thức hoạt động:
- Cho HS hướng vật kính của máy ảnh về phía cửa kính của phòng học, đặt mắt phía sau tấm kính mờ hoặc tấm nhựa trong được đặt ở vị trí của phim để quan sát ảnh của vật.
- Đề nghị đại diện của một vài nhóm HS trả lời C1, C2.
- YCHS tìm hiểu C3 và vẽ hình 47.4 
Gợi ý:
- Vật kính máy ảnh là TK loại nào?
- Hãy nêu cách vẽ ảnh của vật sáng AB qua vật kính (TKHT) ?
- GV chốt lại cách vẽ
+ Kẻ tia sáng từ B qua quang tâm O truyền thẳng tới cắt phim PQ tại ảnh B’ của B
+ Từ B kẻ tia tới BI // với trục chính cho tia ló IB’. Tia ló này cắt trục chính tại tiêu điểm F
+ Hạ B’ vuông góc với trục chính thì A’B’ là ảnh của AB tạo bởi vật kính
K-G: Nêu cách làm C4 ?
*Gợi ý:
- Xét hai tam giác đồng dạng OAB và OA’B’ để tính tỉ số theo yêu cầu.
Tb: Ảnh trên phim có đặc điểm gì?
K-G: Để ảnh hiện rõ trên phim ta cần lưu ý điều gì?
- Từng nhóm HS tìm cách thu ảnh của một vật trên tấm kính mờ hay tấm nhựa trong đặt ở vị trí của phim trong mô hình máy ảnh và quan sát ảnh này. Từ đó trả lời câu C1, C2.
- HS nhận xét các câu trả lời
- HS tìm hiểu C3 và vẽ hình 47.4 
-Từng HS thực hiện C3 theo hướng dẫn
-HS xét hai tam giác đồng dạng OAB và OA’B’ để tính tỉ số mà C4 yêu cầu.
- Từng HS thực hiện C4.
- Rút ra nhận xét về đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh
II. Ảnh của một vật trên phim
1. Trả lời câu hỏi
C1: Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật
C2: Hiện tượng thu được ảnh thật trên phim của vật thật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ
2. Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh.
C3:
A
B
A’
B’
F
F’
O
P
Q
I
C4: Xét 2 tam giác đồng dạng OAB và OA’B’.
Ta có:
3. Kết luận
 Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
- Lưu ý: Để thu ảnh rõ nét trên phim cần điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim.
Kết luận của GV: Dựng được ảnh của vật trên phim. Từ đó nêu được đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh
Hoạt động 3: Vận dụng 
Thời lượng: 5 phút
Mục đích của hoạt động: Dựng được ảnh của vật và vận dụng được kiến thức về tam giác đồng dạng tính được các đại lượng có liên quan
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Tính được chiều cao ảnh trên phim
Cách thức hoạt động:
Y-K: làm C5
*Gợi ý: Vận dụng kết quả vừa thu được ở C4 để giải
- Gv theo dõi và hoàn chỉnh lời giải
K-G: Hãy giải thích tại sao vật kính của máy ảnh không làm bằng TKPK mà nhất thiết phải dùng TKHT?
- Cá nhân làm C5
- Từng HS làm C6.
- HS lên bảng trình bày lời giải
- HS thảo luận trả lời: 
+ Vì đ/v TKPK, vật thật luôn cho ảnh ảo, như vậy dùng TKPK không thể thu được ảnh của vật cần chụp trên phim
III. Vận dụng:
C5:	
C6: Vì OA’B’OAB,
 ta có :
 hay 
=> A’B’ = 3,2cm
Kết luận của GV: Tính được chiều cao ảnh của vật trên phim trong máy ảnh.
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
- Bài tập về nhà:
+ 47.3, Tb: làm thêm 47.4 tr 95
+ K - G: Vì sao vật kính thường được đặt trong một chiếc ống dài và vị trí của vật kính có thể di chuyển được dọc theo trục của ống kính? (.. để có thể dễ dàng điều chỉnh k/c từ vật kính đến phim. Đ/v máy ảnh, vị trí của phim là cố định, việc dịch chuyển vật kính giúp máy có thể chụp rõ nét các vật ở trước máy ảnh với những k/c khác nhau)
Hướng dẫn: 
47.3 thực hiện tương tự C6; 
47.4 (K-G) Từ ∆OAB ∆OA’B’, suy ra . ∆F’OI ∆FA’B’, suy ra 
Nên . Thay số vào tính OA’
- Xem trước bài Mắt: Cấu tạo của mắt (xét về mặt quang học); So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh; các khái niệm
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập:
+ YCHS đọc phần có thể em chưa biết. Giới thiệu thêm các máy ảnh kỹ thuật số.
+ Máy ảnh có các bộ phận quan trọng nào? Vật kính máy ảnh là TK loại nào? Ảnh trên phim có đặc điểm gì ?
 + BT 47.1C
 + BT 47.2: a – 3; b – 4; c – 2; d – 1.
+ HS tìm hiểu có thể em chưa biết
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 52. BÀI 48. MẮT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: 
+ Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
+ Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.
+ Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn. Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.
+ Biết cách thử mắt. 
- Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là mắt theo khía cạnh vật lí.
+ Biết cách xác định điểm cực cận và cực viễn bằng thực tế.
- Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Qua tìm hiểu sgk biết được câu tạo của mắt và các khái niệm về điểm cực cận, cực viễn, ...
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: So sánh được cấu tạo của mắt và máy ảnh và cách tính các đại lượng có liên quan
- Năng lực hợp tác nhóm: bàn bạc, thảo luận trong trả lời accs YC của bài
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: thực hiện thành thạo các phép tính liên quan
- Năng lực thực hành thí nghiệm: bước đầu biết kiểm tra khoảng cực cận bình thường của mỗi cá nhân
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: 1 tranh vẽ con mắt bổ dọc, 1 bảng thử mắt của y tế (nếu có) – bảng phụ
- Học sinh: Làm các bài tập về nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 5 phút
Tb-Y: Nêu các bộ phận chính của máy ảnh dùng phim. Ảnh của vật trên phim có đặc điểm gì?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của mắt
Thời lượng: 10 phút
Mục đích của hoạt động: Hiểu được các bộ phận chính của mắt (xét về mặt quang học)
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Biết được cấu tạo của mắt 
Cách thức hoạt động:
- YCHS tìm hiểu cấu tạo của mắt
Y-K: Tên hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? 
- Bộ phận nào của mắt là thấu kính hội tụ? (Tb) Tiêu cự của nó có thể thay đổi được không? Bằng cách nào? (K-G) Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy được hiện lên ở đâu? (Tb)
- GV bổ sung thêm về đặc điểm của thể thủy tinh và màng lưới
+ Thể thủy tinh có thể thay đổi bằng cách phồng lên hoặc dẹt xuống nhờ cơ vòng đỡ nó làm cho tiêu cự của nó thay đổi.
+ Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật thu được hiện rõ nét.
- YCHS trả lời từng câu nêu trong C1.
- Từng HS tìm hiểu mục 1 phần I để biết cấu tạo của mắt và trả lời câu hỏi của GV.
- Thể thuỷ tinh và màng lưới
- Thể thủy tinh là TKHT có tiêu cự có thể thay đổi bằng cách phồng lên hoặc dẹt xuống nhờ cơ vòng đỡ nó làm cho tiêu cự của nó thay đổi.
- Từng HS làm C1 và trình bày câu trả lời trước lớp khi GV yêu cầu.
C1:
+ Giống nhau:
- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh.
- Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.
I. Cấu tạo của mắt
1. Cấu tạo
 Mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Thể thuỷ tinh là một TKHT bằng một chất trong suốt và mềm, dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống nhờ cơ vòng đỡ nó, làm cho tiêu cự của nó thay đổi.
- Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật thu được hiện rõ nét.
2. So sánh mắt và máy ảnh:
 Mắt và máy ảnh có cấu tạo tương tự, thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, màng lưới như phim trong máy ảnh. Ảnh của vật mà ta nhìn được hiện trên màng lưới.
Kết luận của GV: Liên hệ được kiến thức đã học để củng cố, khắc sâu KTKN
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt 
Thời lượng: 10 phút
Mục đích của hoạt động: Hiểu được sự điều tiết của mắt là gì?
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Hiểu được sự điều tiết của mắt
Cách thức hoạt động:
Tb: Mắt phải thực hiện quá trình gì thì mới nhìn rõ các vật?
K-G: Trong quá trình này, có sự thay đổi gì ở thể thủy tinh? 
Gợi ý: Thể thủy tinh phồng lên dẹp xuống sẽ làm thay đổi yếu tố nào của mắt? (Y-K)
* Hướng dẫn HS dựng ảnh của cùng một vật tạo bởi thể thủy tinh khi vật ở xa và khi vật ở gần, trong đó thể thủy tinh được biểu diễn bằng TKHT và màng lưới được biểu diễn bằng một màn hứng ảnh như hình 48.3
- Đề nghị HS căn cứ vào tia đi qua quang tâm để rút ra nhận xét về kích thước của ảnh trên màng lưới khi mắt nhìn cùng một vật gần và ở xa mắt.
- Muốn cho mắt nhìn rõ vật ở xa gần khác nhau, mắt phải làm gì ? (Tb)
Tích hợp:
K-G: Em nhìn mọi vật xung quanh ntn khi lặn xuống nước ? Tại sao ?
GV: giải thích hiện tượng trên - Thủy tinh thể của mắt làm bằng chất có chiết suất 1,34 (xấp xỉ chiết suất của nước) nên khi lặn xuống nước mà không đeo kính, mắt người không thể nhìn thấy mọi vật.
- Từng HS tìm hiểu phần II (sgk)
- Từng HS làm C2: Dựng ảnh của cùng một vật tạo bởi thể thủy tinh khi vật ở xa và khi vật ở gần.
- Nhận xét về kích thước của ảnh trên màng lưới và tiêu cự của thể thủy tinh trong hai trường hợp khi vật ở gần và khi vật đó ở xa.
· Khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau thì mắt phải điều tiết. Nghĩa là thể thuỷ tinh phồng ra hay xẹp lại, để cho ảnh hiện trên màng lưới được rõ nét.
- Một số HS nêu suy nghĩ của mình
II. Sự điều tiết:
 Sự thay đổi độ cong của thể thủy tinh để làm cho ảnh của vật cần qua sát hiện rõ trên màng lưới gọi là sự điều tiết
C2:
· Khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau thì mắt phải điều tiết. Nghĩa là thể thuỷ tinh phồng ra hay xẹp lại, để cho ảnh hiện trên màng lưới được rõ nét.
Kết luận của GV: Vận dụng kiến thức đã học giải thích được hiện tượng thực tế
Hoạt động 3: Tìm hiểu về điểm cực cận và điểm cực viễn 
Thời lượng: 7 phút
Mục đích của hoạt động: Hiểu được các khái niệm: điểm cực cận, điểm cực viễn, ....
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Biết được các khái niệm: điểm cực cận, điểm cực viễn 
Cách thức hoạt động:
Y-K: Điểm cực viễn là điểm nào? 
K-G: Điểm cực viễn của mắt tốt nằm ở đâu?
Tb: Mắt ở trạng thái như thế nào khi nhìn một vật ở điểm cực viễn? 
- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn được gọi là gì?
* Kiểm tra sự hiểu biết của HS về điểm cực cận:
Y-K: Điểm cực cận là điểm nào? 
K-G: Mắt có trạng thái như thế nào khi nhìn một vật ở điểm cực cận? 
Tb: Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận được gọi là gì? 
- Tìm hiểu thông tin về điểm cực viễn và trả lời các câu hỏi của GV và làm C3.
- Tìm hiểu thông tin về điểm cực cận và trả lời các câu hỏi của GV và làm C4.
III. Điểm cực cận và điểm cực viễn
1. Điểm cực viễn
- Điểm xa mắt nhất mà khi có một vật ở đó, ta có thể nhìn rõ được vật khi mắt không điều tiết, gọi là điểm cực viễn (Cv).
- Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt.
2. Điểm cực cận
- Điểm gần mắt nhất mà khi có một vật ở đó, ta có thể nhìn rõ được vật, gọi là điểm cực cận (Cc).
- Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt.
- Mắt không tật thì điểm cực viễn ở vô cực và điểm cực cận khoảng 25 - 30cm
Kết luận của GV: Dựa vào kiến thức thức đã học bước đầu biết được mắt bình thường là như thế nào
Hoạt động 3: Vận dụng 
Thời lượng: 8 phút
Mục đích của hoạt động: Biết vận dụng kiến thức về mắt và kiến thức tam giác đồng dạng tính chiều cao ảnh của trên màng lưới và các nội dung khác có liên quan 
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Tính được chiều cao của ảnh trên màng lưới
Cách thức hoạt động:
- GV hướng dẫn HS giải C5 trong bài này như C6 trong bài 47.
- GV theo dõi và hoàn chỉnh câu C6
- Từng HS làm C5, C6.
- Lớp nhận xét
IV.Vận dụng:
C5. Vận dụng kết quả C6 bài 47 
Tacó:
C6*.
- Khi nhìn 1 vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất.
- Khi nhìn 1 vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất.
Kết luận của GV: Vẽ được ảnh của vật; vận dụng thành thạo kiến thức hình học 
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 1 phút
- Bài tập về nhà: 48.1,2,3 trang 98; K-G làm thêm bài 48.4 trang 98 (sbt).
Hướng dẫn: 48.3 Thực hiện tương tự C5; bài 48.4- xét hai cặp tam giác đồng dạng (vận dụng kết quả câu C2)
Bài 49. Mắt cận và mắt lão. HS ôn lại:
 + Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
 + Cách dựng ảnh ảo của một vật thật tạo bởi thấu kính hội tụ.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 3 phút
- Câu hỏi, bài tập:
+Thể thủy tinh của mắt là thấu kính loại nào? 
+ So sánh về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh.
K-G: Trên hình dưới đây vẽ ảnh của cùng một vật trên màng lưới mắt khi đặt ở hai vị trí khác nhau. Cho biết tiêu cự của thể thủy tinh trong hai trường hợp dài, ngắn khác nhau như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? (Trên hình a khoảng cách từ tiêu điểm F’đến thể thủy tinh lớn hơn so với trường hợp hình b, tức là tiêu cự của thể thủy tinh trong trường hợp a lớn hơn. sở dĩ tiêu cự có thể thay đổi là vì mắt có khả năng điều tiết.) 
F’
F’
Hình a
Hình b
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
Duyệt của tổ trưởng tuần 27
Ngày 
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc