Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

   - Kiến thức: 

       + Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp.

       + Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp. 

   - Kĩ năng: Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức 

  - Thái độ: + Rèn luyện phương pháp tư duy.

       + Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Khi máy biến thế hoạt động, trong lõi thép xuất hiện dòng điện Fucô à làm nóng máy, giảm hiệu suất của máy. Để làm mát máy, người ta nhúng lõi thép trong chất làm mát (dầu của máy biến thế) à có thể gây ra sự cố cháy nổ à Cần có thiết bị tự động để phát hiện và khắc phục sự cố.

II. CHUẨN BỊ:

      * Thầy:  + Hình 37.1, 37.2 SGK được phóng to.

+ Bảng phụ kẽ sẵn bảng 1 SGK

          + Dụng cụ TN: 1 máy biến thế nhỏ, cuộn sơ cấp có 750 vòng và cuộn thứ cấp có 1500 vòng, 1 vôn kế xoay chiều 0 – 15V, 1 nguồn điện xoay chiều 0 -15V. 

      * Trò:  Xem trước bài.

doc 6 trang Khánh Hội 22/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 22	Ngày soạn: 02/01/2019
Tiết: 43 	 
BÀI 37: MÁY BIẾN THẾ 
I. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: 
 + Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp.
 + Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp. 
 - Kĩ năng: Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức 
 - Thái độ: + Rèn luyện phương pháp tư duy.
 + Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Khi máy biến thế hoạt động, trong lõi thép xuất hiện dòng điện Fucô à làm nóng máy, giảm hiệu suất của máy. Để làm mát máy, người ta nhúng lõi thép trong chất làm mát (dầu của máy biến thế) à có thể gây ra sự cố cháy nổ à Cần có thiết bị tự động để phát hiện và khắc phục sự cố. 
II. CHUẨN BỊ:
 * Thầy: + Hình 37.1, 37.2 SGK được phóng to.
+ Bảng phụ kẽ sẵn bảng 1 SGK
 + Dụng cụ TN: 1 máy biến thế nhỏ, cuộn sơ cấp có 750 vòng và cuộn thứ cấp có 1500 vòng, 1 vôn kế xoay chiều 0 – 15V, 1 nguồn điện xoay chiều 0 -15V. 
 * Trò: Xem trước bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Vì sao có sự hao phí trên đường dây tải điện?
- Khi truyền tải điện năng đi xa thì có biện pháp nào làm giảm hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện? Biện pháp nào tối ưu nhất? 
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1:(3 phút). Phát hiện vai trò của máy biến thế trên đường dây tải điện.
-GV?: Muốn giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện, ta làm thế nào thì có lợi nhất?
-GV?: nếu tăng U rất cao thì có thể dùng điện đó để thắp sáng đèn, chạy máy được không? Làm thế nào để ở nơi tiêu thụ điện chỉ có hđt 220V mà lại tránh được hao phí trên đường dây tải điện?
-GV chốt lại à máy đó là máy biến áp.
-HS tăng U
-HS: không, dùng 1 loại máy làm tăng U, làm giảm U
Hoạt động 2:(5 phút).Tìm hiểu cấu tạo của máy biến thế (Xoáy sâu)
-GV treo hình 37.1 phóng to, yêu cầu HS quan sát, đọc SGK, xem mô hình máy biến thế nhỏ. 
-GV gọi HS nêu cấu tạo của máy biến thế à chỉ trên mô hình các bộ phận chính.
-GV?:+ số vòng dây của hai cuộn dây có bằng nhau không?
+ Lõi sắt có cấu tạo như thế nào?
+ Dòng điện từ cuộn dây này có sang cuộn dây kia được không? Vì sao?
-GV chính xác hóa câu trả lời
-HS quan sát hình, mô hình, đọc SGK
-HS trả lời
-HS suy nghĩ, trả lời
-HS lắng nghe, ghi bài
I. Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế:
1.Cấu tạo:
 - Có 2 cuộn dây: cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng n1, n2 khác nhau.
 - 1 lõi sắt pha silic chung.
 - Dây và lõi sắt đều bọc chất cách điện nên dòng điện của cuộn sơ cấp không truyền trực tiếp sang cuộn thứ cấp.
Hoạt động 3:(10 phút).Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế theo hai giai đoạn (Xoáy sâu)
-GV: Ta đã biết hai cuộn dây của máy biến thế đặt cách điện với nhau và có chung một lõi sắt. GV? HS câu C1 
-GV chốt lại, làm TN kiểm tra.
-GV?: câu C2
-GV: yêu cầu HS nêu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.
-HS vận dụng kiến thức về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng à trả lời.
C1: có sáng. Vì khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp 1 hđt xc thì nó sẽ tạo ra trong cuộn dây đó 1 dđxc. Lõi sắt bị nhiễm từ trở thành 1 nam châm có từ trường biến thiên; số đường sức của từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp biến thiên. Do đó trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng.
-HS quan sát
-HS suy nghĩ, trả lời
C2: cho dđxc vào 2 đầu cuộn sơ cấp à từ trường trong lõi sắt luân phiên tăng giảm à số đường sức từ qua S của cuộn thứ cấp tăng giảm à trong cuộn thứ cấp xuất hiện dđxc. 
-HS: từ C1, C2 rút ra nguyên tắc hoạt động.
2. Nguyên tắc hoạt động:
*) Kết luận: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
Hoạt động 4: (9 phút). Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hđt của máy biến thế (làm tăng hoặc giảm hđt) (Xoáy sâu)
-GV: đặt vấn đề: hđt ở 2 đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế có mối quan hệ ntn với số vòng dây của mỗi cuộn?
 -GV: đưa ra bảng phụ kẽ sẵn bảng 1, làm TN, yêu cầu HS đọc kết quả à hoàn thành bảng 1.
- GV yêu cầu HS hoàn thành c3
+ Từ bảng 1, nếu n2 > n1 à U2 ? U1
à gv giới thiệu đó là máy tăng thế.
+ Nếu n1 > n2 à U1? U2
à gv giới thiệu đó là máy hạ thế.
-GV?: Khi nào thì máy có tác dụng làm tăng hđt, làm giảm hđt
-HS suy nghĩ, nhận thức vấn đề
-HS quan sát à đọc kết quả đo à hoàn thành bảng 1.
-HS tính tỉ số:
? ?
?
-HS: + U2 > U1
+ U1 > U2 
II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế:
1.Quan sát:
C3: Hđt ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của các cuộn dây tương ứng.
2.Kết luận: 
Hoạt dộng 5: (3 phút). Tìm hiểu cách lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện. 
-GV: treo hình 37.2 phóng to, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin mục III. SGK 
-GV?: máy biến thế được lắp đặt ở những chỗ nào?
-GV liên hệ giáo dục HS BVMT: Khi máy biến thế hoạt động, trong lõi thép xuất hiện dòng điện Fucô à làm nóng máy, giảm hiệu suất của máy.
 Để làm mát máy, người ta nhúng lõi thép trong chất làm mát (dầu của máy biến thế) à có thể gây ra sự cố cháy nổ à Cần có thiết bị tự động để phát hiện và khắc phục sự cố.
-HS quan sát hình, đọc SGK à suy nghĩ trả lời
-HS: lắng nghe
III. Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện:
 - Ở đầu đường dây tải điện đặt máy tăng thế.
 - Trước khi đến nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế.
4. Củng cố: (8 phút)
- GV?: + Vì sao khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế 1 hddtxc thì ở hai đầu cuộn thứ cấp cũng xuất hiện 1 hđtxc? 
 + Hđt ở hai đầu các cuộn dây của MBT liên hệ với số vòng dây của mỗi cuộn dây ntn? 
	- GV yêu cầu HS làm C4 SGK
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Học bài
- Đọc phần “có thể em chưa biết “ở cuối bài.
- Làm bài tập: 37.1; 37.2 SBT; 37.3; 37.4 SBT.
- Tổng kết chương II: Điện từ học.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
- Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	- Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tuần: 22 	Ngày soạn: 02/01/2019
Tiết: 44 	 
BÀI 39: TỔNG KẾT CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC (T1) 
I. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều.
 - Kĩ năng: Rèn khả năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức đã học; vận dụng kiến thức vào một số trường hợp cụ thể.
-Thái độ: khẩn trương, tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức đã học. 
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: Bảng phụ vẽ sẵn hình 39.1; 39.2; 39.3 SGK 
* Trò: xem và soạn trước bài: trả lời phần tự kiểm tra, nghiên cứu giải các bài tập phần vận dụng
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: ( 25 phút). Học sinh báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả tự kiểm tra:
-GV lần lượt gọi HS trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra.
-GV gọi HS nhận xét
-GV chốt lại, chính xác hóa câu +
trả lời.
-HS lần lượt trình bày câu trả lời đã chuẩn bị 
-HS nhận xét, bổ sung câu trả lời
I. Tự kiểm tra:
1. lực từ, kim nam châm
2. C
3. trái, đường sức từ, ngón tay giữa, ngón tay cái chỗi ra 900
4. D
5. cảm ứng xoay chiều, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên
6. Treo thanh nam châm bằng 1 sợi chỉ mềm ở chính giữa để cho thanh nam châm nằm ngang. Khi nằm cân bằng, đầu quay về hướng Bắc địa lí là cực Bắc của thanh nam châm.
7. a) Quy tắc nắm tay phải (SGK.66)
b) 
8. - Giống nhau: có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.
- Khác nhau: một loại có rôto là cuộn dây, một loại có rôto là nam châm.
9. - Hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn
- Khung quay được vì khi ta cho dòng điện 1 chiều vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tác dụng lên khung dây những lực điện từ làm cho khung quay.
Hoạt động 2: (15 phút). Vận dụng.
-GV lần lượt gọi HS đọc đề, trả lời
-GV gọi HS nhận xét
-GV chốt lại, chính xác hóa câu trả lời.
- HS đọc đề, suy nghĩ, trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
II. Vận dụng:
Câu 10: lực từ hướng từ ngoài vào trong và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ.
Câu 12: Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp không biến đổi nên trong cuộn dây này không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Câu 13: a) Số đường sức từ xuyên qua S của khung dây không đổi, bằng 0 Không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
4. Củng cố: (2 phút)
- GV chốt lại nội dung chính vừa ôn.
- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần học tập của HS trong tiết học
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Xem lại nội dung lí thuyết vừa ôn
- Xem lại nội dung bài 36, 37 SGK 
- Làm bài tập: 11 (Phần vận dụng)
- Tiết tới ôn tập tiếp theo. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
- Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	- Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trình kí tuần 22:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_22_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc