Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: 

    - Cấu tạo và chức năng miền hút của rễ. 

    - Tế bào thực vật và lông hút. Vai trò của lông hút.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn qua việc vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng liên quan đến rễ cây. 

II. Chuẩn bị

     - Thầy:

        Tranh vẽ phóng to Hình 10.1, 10.2 trang 32 SGK

        Bảng phụ kẻ sẵn các bộ phận miền hút: Cột cấu tạo và chức năng chừa trống. 

        Các mảnh bìa ghi cấu tạo và chức năng chi tiết. 

      - Trò: SGK, soạn bài.

III. Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp:( 1 phút)

  2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)   

        - Dựa vào hính dáng bên ngoài của rễ cây, có thể chia rễ thành mấy loại? Đặc điễm từng loại? Cho ví dụ 

       - Kể tên, nêu chức năng các miền của rễ? 

doc 5 trang Khánh Hội 16/05/2023 2220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 5 - Tiết: 9	Ngày soạn: 03/9/2018
Bài 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 - Cấu tạo và chức năng miền hút của rễ. 
 - Tế bào thực vật và lông hút. Vai trò của lông hút.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn qua việc vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng liên quan đến rễ cây. 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy:
 Tranh vẽ phóng to Hình 10.1, 10.2 trang 32 SGK
 Bảng phụ kẻ sẵn các bộ phận miền hút: Cột cấu tạo và chức năng chừa trống. 
 Các mảnh bìa ghi cấu tạo và chức năng chi tiết. 
 - Trò: SGK, soạn bài.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp:( 1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - Dựa vào hính dáng bên ngoài của rễ cây, có thể chia rễ thành mấy loại? Đặc điễm từng loại? Cho ví dụ 
 - Kể tên, nêu chức năng các miền của rễ? 
 3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của miền hút.
(17 phút)
1. Cấu tạo miền hút của rễ
GV treo tranh phóng to hình 10.1 và 10.2 SGK
 + Lát cắt ngang qua miền hút và tế bào lông hút.
 + Miền hút gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa (Chỉ giới hạn các phần trên tranh.)
- GV kiểm tra bằng cách gọi HS nhắc lại.
- GV ghi sơ đồ lên bảng (Y) Cho HS điền tiếp các bộ phận của miền hút.
- GV cho HS nghiên cứu tr.32 SGK
- GV yêu cầu HS quan sát lại h.10.2 trên bảng, trao đổi và trả lời câu hỏi:
- HS theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ được 2 phần của miền hút là vỏ và trụ giữa.
- HS xem chú thích của hình 10.1 tr.32 SGK.
 Ghi ra giấy các bộ phận của phần vỏ và trụ giữa.
 HS khác nhận xét bổ sung.
- HS lên bảng điền vào sơ đồ của GV, HS khác bổ sung.
- HS đọc nội dung ở cột 2 của bảng “cấu tạo và chức năng của miền hút” 
Ghi nhớ nội dung cấu tạo của biểu bì, thịt vỏ, mạch 
Gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa.
 - Vỏ gồm: biểu bì có nhiều lông hút và thịt vỏ. Lông hút là tế bào biểu bì kéo sợi và thịt vỏ.
 - Trụ giữa gồm: các mạch gỗ và mạch rây. Ruột.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
 - (K-G)Vì sao mỗi lông hút là một tế bào?
rây, mạch gỗ, ruột.
- 1 HS đọc lại nội dung trên để cả lớp cùng nghe.
- HS chú ý cấu tạo của lông hút có vách tế bào để trả lời lông hút là tế bào.
HĐ2: Tìm hiểu chức năng của miền hút. (20 phút)
2. Cnăng của miền hút:
- GV cho HS nghiên cứu tr. 32 SGK Bảng cấu tạo và chức năng của miền hút “ quan sát hình 7.4 (Y) Cấu tạo miền hút gồm mấy phần? Nêu chức năng từng phần?
- Lông hút có tồn tại mãi không?
- (K-G) Quan sát H. 10. 2 và H. 7.4 rút ra nhận xét sự giống và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút? 
- GV gợi ý: tế bào lông hút có không bào lớn, kéo dài để tìm nguồn thức ăn. 
(K-G) Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? Vì sao 
- GV nghe nhận xét phần trả lời của nhóm.
Hãy dùng các mảnh bìa lên đính lên bảng phần: chức năng của miền hút
- HS đọc cột 3 trong bảng kết hợp với hình vẽ 10.1 và cột 2. Ghi nhớ nội dung
- Thảo luận đưa ra được ý kiến.
 + Phù hợp cấu tạo chức năng biểu bì. Các tế bào xếp sát nhau à bảo vệ, lông hút là tế bào biểu bì kéo dài..
 + Lông hút không tồn tại mãi, già sẽ rụng.
 + Tế bào lông hút không có diệp lục.
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS dựa vào cấu tạo miền hút, chức năng của lông hút trả lời.
- Vỏ: 
+ Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong, hút nước và muối khoáng hòa tan.
+Thịt vỏ: Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. 
- Trụ giữa:
+ Bó mạch: Mạch rây chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. Mạch gỗ chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
+ Ruột: chứa chất dự trữ.
4. Củng cố: (2 phút)
 - Tóm tắt trên tranh vẽ cấu tạo và chức năng của miền hút.
 - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 trang 33 sgk. 
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
 - (K-G)Trả lời câu hỏi 3 trang 33 sgk. 
 - Đọc mục “Em có biết”. 
 (GV hướng dẫn: Các nhóm làm bài tập để chuẩn bị cho bài sau :Sự hút nước và muối khoáng của rễ)
IV. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 5 - Tiết: 10	 Ngày soạn: 03/9/2018
Bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Nghiên cứu kết quả thí nghiệm xác định vai trò của nước, một số loại muối khoáng chính đối với cây. 
 - Thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh mục đích nghiên cứu thí nghiệm mà sgk đề ra. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thực vật. 
II. Chuẩn bị: 
 - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới.
 - Thầy:
 Tranh vẽ phóng to Hình 11.1 
 Bảng phụ ghi nội dung bảng kết quả thí nghiệm trang 34 vả bảng trang 36 sgk 
III. Các bước lên lớp: 
Ổn định lớp: (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
 - Nêu cấu tạo và chức năng miền hút của rễ? 
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của cây.
(20 phút)
I. Cây cần nước và các loại muối khoáng: 
- Y/c HS đọc thông tin TN1. 
- Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì? 
- Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích? 
- Y/c HS các nhóm báo cáo kết quả TN làm ở nhà; GV treo bảng ghi kết quả TN
- Qua TN này em rút ra được kết luận gì? . 
- Y/c HS đọc thông tin thảo luận nhóm : 
 + Dựa vào kết quả TN1 và 2, em có nx gì về nhu cầu nước của cây?
+ Hãy kể tên những cây cần nhiều và cây cần ít nước?
- Đại diện đọc thông tin TN1. 
- Trao đổi nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm báo cáo kết quả TN làm ở nhà, nx lượng nước chứa trong các bộ phận của cây. 
- Thảo luận nhóm; rút ra kết luận qua 2 thí nghiệm trên. 
- Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Nghe GV tóm tắt rút ra kết luận. 
1. Nhu cầu nước của cây: 
 a. Thí nghiệm: 
- Trồng cải vào 2 chậu đất A, B, tưới nước như nhau. 
- Những ngày sau chỉ tưới nước ở chậu A, còn chậu B thì không. 
- Kết quả: chậu B cây chết. 
 b. Kết luận: 
- Tất cả các cây đều cần nước. 
- Nhu cầu nước phụ thuộc: loại cây, giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
 - Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây.
(18 phút)
2. Nhu cầu muối khoáng của cây:
- Treo Tranh vẽ phóng to hình 11.1 và bảng phụ ghi nội dung lượng muối khoáng cần. 
 - Theo em bạn Tuấn làm TN trên để chứng minh điều gì 
 - Dựa vào TN trên em thử thiết kế 1TN để giải thích về tác dụng của muối lân hoặc muối kali với cây trồng? 
 - Em hiểu như thế nào về vai trò của muối khoáng đối với cây 
 - Kết quả TN cùng với bảng số liệu giúp em khẳng định điều gì?
 (K-G) Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
- Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao?
 - Hãy lấy vd chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của cây không giống nhau? 
- Cá nhân quan sát, đọc thông tin đại diện phát biểu:
+ Tuấn làm thế nào để chứng minh cây cần muối đạm. 
 + Thí nghiệm
- Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 
- Nghe GV thông báo, bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
Như vậy, cây cần 3 loại muối khoáng
chính là: N, P, K
- Cây cần nhiều loại muối khoáng. 
- Cây cần nhiều những loại muối khoáng là: đạm, lân, kali. Nhu cầu các muối trên không giống nhau: ở các giai đoạn sống, loại cây khác nhau. 
- Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng hòa tan trong nước.
GDMT: Nước, muối khoáng, vsv rất cần đối với TV,các em có ý thức hơn trong việc bảo một số ĐV trong đất. Bảo vệ đất, chống ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất, chống rửa trôiTạo mạch nước ngầm
 4.Củng cố: ( 2 phút)
 - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 3 sgk.
 - Đọc phần ghi nhớ
 5.Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
 - Đọc mục “Em có biết” 
 - Xem trước nội dung còn lại của bài. 
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt tuần 5
Ngày: /9/2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_5_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc