Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật.
- Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của tế bào thực vật.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh, hình và mẫu vật
+ Tư duy logic và trìu tượng.
+ Liên hệ thực tế
3. Thái độ.
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập
- Ý thức được sự quan trọng của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Tranh: Sự lớn lên và phân chia của tế bào
2. Trò: Đọc trước nội dung bài 8.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào?
- Kể tên các thành phần cấu tạo nên tế bào?
- Mô là gì? Kề tên 1 số loại mô mà em biết?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 25-08- 2018 Tuần: 4 ; tiết: 7 Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA TẾ BÀO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hiểu được sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật. - Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của tế bào thực vật. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh, hình và mẫu vật + Tư duy logic và trìu tượng. + Liên hệ thực tế 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập - Ý thức được sự quan trọng của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với thực vật. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: Tranh: Sự lớn lên và phân chia của tế bào 2. Trò: Đọc trước nội dung bài 8. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào? - Kể tên các thành phần cấu tạo nên tế bào? - Mô là gì? Kề tên 1 số loại mô mà em biết? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hđ1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào (15’) - Cho HS đọc phần <, quan sát hình 8.1 và hướng dẫn trả lời phần 6SGK. + Tế bào lớn lên như thế nào? + Nhờ đâu tế bào lớn lên được? - GV nhận xét và kết luận sự lớn lên của tế bào là sự lớn lên của các bộ phận trong tế bào. - HS đọc phần < quan sát hình 8.1 thảo luận(3’) trả lời phần 6SGK. + Tế bào non, kích thước bé, lớn dần lên thành tế bào trưởng thành. + Nhờ quá trình trao đổi chất. - HS lắng nghe và kết luận. 1. Sự lớn lên của tế bào: - Tế bào non mới hình thành có kích thước bé nhờ quá trình trao đổi chất lớn dần lên thành tế bào trưởng thành. Hđ 2: Tìm hiểu sự phân chia tế bào. (17’) - Yêu cầu HS đọc phần <, quan sát hình 8.2 và trả lời phần 6SGK. + Tế bào phân chia như thế nào? + Các tế bào ở bộ phận nào mới có khả năng phân chia ? + Các cơ quan thực vật... lớn lên bằng cách nào? + Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật ? + Sự lớn lên và phân chia tế bào diễn ra độc lập hay liên tục ? - GV vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia tế bào cho HS dễ ghi nhớ. - HS đọc phần <, quan sát hình 8.2 1 thảo luận(3’) và trả lời phần 6SGK. + Đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. + Mô phân sinh ở rễ, thân, lá. + Các tế bào ở mô phân sinh rễ, thân, lá phân chia và lớn lên + Giúp thực vật sinh trưởng và phát triển. + Liên tục Lớn lên TB non TB trưởng thành Phân chia 2 TB non mới. 2. Sự phân chia tế bào: - Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. - Các tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia. => Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển. 4. Củng cố: (5’) - Đọc ghi nhớ SGK a.Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? b. Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? - Đọc mục : Em có biết 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) - Học bài cũ. - Đọc trước bài 9 “ Các loại rễ, các miền của rễ” - Học bài chuẩn bị KT 15’. - Sưu tầm 1 loại rễ cọc và một rễ chùm của cây. IV. RÚT KINH NGHIỆM GV............................................................................................................................................................................................................................................................................ HS:............................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 25-08- 2018 Tuần: 4 ; tiết: 8 CHƯƠNG II: RỄ BÀI 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. - Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ. - Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh, hình và mẫu vật + Tư duy logic và trìu tượng. + Liên hệ thực tế 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: tranh : Các loại rễ và các miền của rễ 2. Trò: - Đọc trước bài 9. - Sưu tầm 1 số loại rễ cọc và rễ chùm. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Tế bào lớn lên như thế nào? - Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? - Tế bào của bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? - Ý nghĩa sự lớn lên và phân chia tế bào đối với thực vật? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hđ 1: Tìm hiểu các loại rễ của thực vật (16’) - Yêu cầu HS thực hiện 6SGK. phân loại các loại rễ mang theo thành 2 nhóm. - Yêu cầu HS trình bày cách phân loại rễ: Rễ cọc , rễ chùm của mình đem theo? - Nêu đặc điểm của từng loại rễ? - Yêu cầu HS quan sát hình 9.1 và 9.2 làm phần BT6SGK. - Yêu cầu HS kết luận. - HS thực hiện 6SGK quan sát và thảo luận thực hiện (3’) . - HS quan sát hình 9.1 và 9.2 làm phần BT6SGK. 1. Rễ cọc. 2. Rễ chùm - HS kết luận. 1. Các loại rễ: - Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. + Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con. + Rễ chùm gồm những rễ con mọc từ gốc thân. Hđ 2: Tìm hiểu các miền của rễ (16’) - Yêu cầu HS quan sát hình 9.3 xác định các miền của rễ. - Treo hình 9.3, yêu cầu học sinh xác định các miền của rễ. + Rễ cây chia làm những miền nào? - Yêu cầu HS dựa vào bảng SGK trang 30 nêu chức năng các miền của rễ. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Miền trưởng thành thực hiện chức năng dẫn truyền nhờ đâu? + Miền hút hút được nước và muối khoáng nhờ bộ phận nào? + Miền sinh trưởng có mô gì giúp rễ dài ra? + Tại sao đầu rễ cần che chở? + Miền nào quan trọng nhất? Tại sao? - Nhận xét, kết luận - HS quan sát hình 9.3 xác định các miền của rễ. - Gồm 4 miền: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ. - HS nêu chức năng các miền của rễ? + Mạch dẫn. + Lông hút. + Mô phân sinh. + Đâm vào đất không bị tổn thương. + Miền hút, hấp thụ nước và muối khoáng nuôi cây. - Nhận xét, kết luận 2. Các miền của rễ: Rễ có 4 miền: - Miền trưởng thành: dẫn truyền. - Miền hút: hấp thụ nước và muối khóang. - Miền sinh trưởng : làm cho rễ dài ra. - Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ. 4. Củng cố: (5’) - Đọc ghi nhớ SGK a. Có mấy loại rễ chính? Nêu đặc điểm của mỗi loại? b. Rễ gồm có mấy miền? Chức năng của mỗi miền? - Đọc mục : Em có biết 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) - Học bài cũ. - Đọc trước bài 10 “ Cấu tạo miền hút của rễ”. IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:...........................................................................................................................................................................................................................................................................HS:.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Châu Thới, ngày ..... tháng......năm 2018 DUYỆT TUẦN 4
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_4_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc