Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
I. Mục tiêu:
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
* Kiến thức: Hiểu được tác dụng 2 mặt của thực vật đối với con người thông qua việc tìm được một số VD về cây có ích và một số cây có hại.
* Kỹ năng: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng.
* Thái độ: Có ý thức thể hiện bằng hành động cụ thể bảo vệ cây có ích, bài trừ cây có hại.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẫm mỹ, năng lực giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
Thầy:
- Tranh, ảnh về cây thuốc phiện, người nghiện ma tuý.(nếu có)
Trò: Tìm kiếm thông tin về ma túy và các chất gây nghiện khác.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Thực vật có vai trò như thế nào đối với động vật và con người?
TL:Thực vật cung cấp ôxi, thức ăn, nơi ở của một số động vật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 10/03/2019 Tiết: 59 đến Tiết: 60 Tuần: 31 Tiết: 59 Bài 48: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI (tt) I. Mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng, thái độ: * Kiến thức: Hiểu được tác dụng 2 mặt của thực vật đối với con người thông qua việc tìm được một số VD về cây có ích và một số cây có hại. * Kỹ năng: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng. * Thái độ: Có ý thức thể hiện bằng hành động cụ thể bảo vệ cây có ích, bài trừ cây có hại. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực thẫm mỹ, năng lực giao tiếp. II. Chuẩn bị: Thầy: - Tranh, ảnh về cây thuốc phiện, người nghiện ma tuý.(nếu có) Trò: Tìm kiếm thông tin về ma túy và các chất gây nghiện khác. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (3’) - Thực vật có vai trò như thế nào đối với động vật và con người? TL:Thực vật cung cấp ôxi, thức ăn, nơi ở của một số động vật. 3. Bài mới Hoạt động 1: (18’)Tìm hiểu các mặt công dụng của thực vật Mục đích: HS hiểu được các mặt công dụng của thực vật. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kết luận của thầy - Nội dung: (K – G) Trả lời (Y) Hướng dẫn trả lời - Thực vật cung cấp cho chúng ta những gì trong đời sống hàng ngày - Hướng dẫn hs hoàn thành bảng trang 155. - Đọc bảng trên đây em có nhận xét gì về các vai trò của thực vật? - Lưu ý 1 cây có thể có nhiều công dụng. - Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. - Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. - Cá nhân hoàn thành bảng, trao đổi nhóm. + Thực vật có rất nhiều công dụng cho con người trong đời sống hàng ngày. II. Thực vật với đời sống con người: 1. Những cây có giá trị sử dụng: thực vật có công dụng nhiều mặt: Làm thức ăn: các loại rau, trái cây, Cung cấp lương thực: lúa, ngô, Lấy gỗ: trắc, mun, cẩm lai, Hoạt động 2: (18’)Tìm hiểu tác hại của một số loại cây Mục đích: HS thấy được tác hại của một số cây gây hại nếu con người không biết sử dụng hợp lí, đúng cách. HS có thái độ đúng đắn bài trừ cây có hại. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kết luận của thầy - Nội dung: - Cho hs qs tranh H 48.2: (K – G) Trả lời (Y) Hướng dẫn trả lời - Hãy cho biết tên một số thực vật có hại và tác hại của chúng như thế nào? - Thuyết trình về tác hại của thuốc lá và thuốc phiện: thực vật bên cạnh mặt có lợi cho con người thì cũng có nhiều mặt hại. - Quan sát tranh, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Cá nhân đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 2. Những cây có hại cho sức khoẻ con người: - Cây thuốc lá: có nhiều chất nicôtin gây hại cho hệ hô hấp: gây ung thư khí quản, phổi, - Cây thuốc phiện, cần sa: chứa các chất độc như: moocphin, heroin, gây nghiện ngập rất khó bỏ. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2’) Hướng dẫn về nhà - Trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị bài mới - Hướng dẫn hs sưu tầm tin, tranh, ảnh phá rừng, trồng rừng. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết”. IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: (3’) - Kiểm tra: Nêu vai trò của thực vật đối với con người. - Đánh giá giờ học: .............................................................................................................................................. V. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tiết: 60 Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng, thái độ: * Kiến thức: - Phát biểu được sự đa dạng của thực vật là gì? - Hiểu được thế nào là thực vật quý hiếm và kể tên được một vài loài thực vật quý hiếm. - Hiểu được hậu quả của việc tàn phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của thực vật. - Nêu được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật. * Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, khái quát, hoạt động nhóm. * Thái độ:Tự xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa phương. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Chuẩn bị: Thầy: - Tranh về thực vật quý hiếm: cành cây trắc, cây tam thất H 40. 1, 2. - Tranh, ảnh, tin về phá rừng khai thác tài nguyên bừa bãi.(nếu có) Trò : Soạn bài mới. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Thực vật có vai trò như thế nào trong đời sống con người? TL: Thực vật có vai trò quan trọng trong đời sống con người: làm cảnh, lương thực, thực phẩm, có hại: cây thuốc phiện, cần sa. 3. Bài mới (36’) Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm “Đa dạng thực vật” (6 phút) Mục đích: Biết được khái niệm về đa dạng sinh học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kết luận của thầy - Nội dung: - Yêu cầu hs đọc tt (K – G) Trả lời (Y) Hướng dẫn trả lời - Đa dạng thực vật là gì? - Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. - Cá nhân đọc thông tin theo hd + Sự đa dạng của TV biểu hiện ở số lượng loài hiện có và môi trường sống của chúng trong tự nhiên. 1. Đa dạng thực vật là gì? đa dạng thực vật là sự phong phú về: - Số lượng và số cá thể trong loài - Môi trường sống trong tự nhiên. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam. (20 phút) Mục đích: Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kết luận của thầy - Nội dung: - Yêu cầu hs đọc tt mục 2a; thảo luận nhóm (K – G) Trả lời (Y) Hướng dẫn trả lời - Vì sao nói VN có tính đa dạng cao về thực vật? - Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. Lấy VD thực vật có giá trị kinh tế và khoa học. - VN mỗi năm tính trung bình rừng bị tàn phá 100 000 – 200 000 ha. - Hãy kể vài mẫu tin ảnh về tình trạng phá rừng? - Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung: bằng thông tin - Rút ra kết luận về thực vật quý hiếm. - Cá nhân đọc thông tin theo hướng dẫn, thảo luận nhóm ; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. - Nghe gv lấy vd minh hoạ và thuyết trình về tình hình rừng ở Việt Nam. - Đại diện nêu một số thông tin về tình hình rừng bị tàn phá. 2. Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam: a.Việt Nam có tính đa dạng cao về TV Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật: có nhiều loài, 1 số loài quý hiếm, môi trường sống đa dạng. b. Sự suy giảm tính đa dạng của TV ở VN - Nguyên nhân: + Cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi, + Rừng bị tàn phá. - Hậu quả: Nhiều loài thực vật trở nên quý hiếm, 1 số bị tuyệt chủng * Thực vật quý hiếm: là những thực vật có giá trị kinh tế và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức. Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật. (10 phút) Mục đích: Đề ra được những biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kết luận của thầy - Nội dung: - Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật? - Hãy nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của t.v? - (K-G)Bản thân em cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam? - Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. - Cá nhân đọc thông tin ; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật: - Ngăn chặn phá rừng, - Hạn chế khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm - Xây dựng: vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên, - Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt. * GDMT: VN có sự đa dạng tv khá cao, trong đó có nhiều loài sv có giá trị nhưng đang bị giảm sút do khai thác bừa bãi , nhiếu loài trở nên quí hiếm. Ví vậy cần gd cho hs ý thức bảo vệ đa dạng tv nói chung và tv quí hiếm nói riêng. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2’) Hướng dẫn về nhà - Trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị bài: Vi khuẩn Hoạt động nối tiếp - GV củng cố lại nội dung bài. - Yêu cầu HS nhắc lại tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam và các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật. - Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết”. IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: (3’) - Kiểm tra: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk trang 159. - Đánh giá giờ học: .............................................................................................................................................. V. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Duyệt tuần 31
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc