Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Tự làm được tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành, tế bào thịt quả cà chua chín).
- Có kỹ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng : + Thực hành quan sát tế bào biểu bì vảy hành, tế bào cà chua
+ Vẽ tế bào quan sát được.
+ Liên hệ thực tế
3. Thái độ.
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập, chấp hành nội quy thực hành
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm.
- Trung thực khi vẽ hình mô tả.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
- Kính hiển vi.
- Lọ đựng nước cất, ống nhỏ giọt, giấy hút nước
- Lam, lamen, kim nhọn, kim mũi mác.
- Tiêu bản vảy hành, tiêu bản thịt quả cà chua.
- Củ hành tươi, quả cà chua chín.
2. Trò:
- Đọc trước bài 6.
- 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín, khăn lau.
- Phiếu thực hành.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 19-08-2018 Tuần: 3; tiết: 5 Bài 6: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Tự làm được tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành, tế bào thịt quả cà chua chín). - Có kỹ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Thực hành quan sát tế bào biểu bì vảy hành, tế bào cà chua + Vẽ tế bào quan sát được. + Liên hệ thực tế 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập, chấp hành nội quy thực hành - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm. - Trung thực khi vẽ hình mô tả. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - Kính hiển vi. - Lọ đựng nước cất, ống nhỏ giọt, giấy hút nước - Lam, lamen, kim nhọn, kim mũi mác. - Tiêu bản vảy hành, tiêu bản thịt quả cà chua. - Củ hành tươi, quả cà chua chín. 2. Trò: - Đọc trước bài 6. - 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín, khăn lau. - Phiếu thực hành. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Các bộ phận của kính lúp và cách sử dụng? - Các bộ phận của kính hiển vi và cách sử dụng? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động1: Kiểm tra dụng cụ, mẫu vật của học sinh (5’) - GV kiểm tra dụng cụ, mẫu vật và đánh giá sự chuẩn bị của học sinh - GV phân công việc cho học sinh. - Phát dụng cụ cho HS. - HS để mẫu vật trên bàn cho GV kiểm tra. - HS lắng nghe. - Nhóm trưởng nhận dụng cụ. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Hoạt động2: Hướng dẫn quy trình thực hành (7’) - Yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng kính hiển vi. - GV thao tác mẫu: - HS trả lời. - HS lắng nghe và theo dõi. II. Quy trình thực hành: + Tách vảy hành : dùng kim mũi mác lấy 1 miếng biểu bì ở mặt trong vảy hành đặt lên lam rồi lấy lamen đậy lại. Đặt tiêu bản lên bàn kính, điều chỉnh ốc to, ốc nhỏ cho đến khi nhìn rõ vật. + Tách thịt quả cà chua: dùng kim mũi mác lấy 1 ít thịt quả cà chua phần dưới quả đặt lên lam rồi đậy lamen lại. Đặt tiêu bản lên bàn kính quan sát. Hoạt động3: HS làm thực hành (20’) - Yêu cầu Hs tiến hành thực hành. + Cho học sinh tự làm tiêu bản + Hướng dẫn cách làm tiêu bản - GV quan sát, chỉnh sửa thao tác sai. - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - Yêu cầu HS trả lời nội dung phiếu thực hành. - HS thực hành. - HS thảo luận làm bài III. Thực hành: 4. Củng cố (6’) - Các tổ báo cáo kết quả thực hành a. So sánh sự giống và khác nhau giữa tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua? b. Nhắc lại các bước tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật? - Đọc mục : Em có biết 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) - HS hoàn thành phiếu thực hành - Đọc trước bài 7 “ Cấu tạo tế bào thực vật ” Tìm hiểu về cấu tạo và hình dạng các tế bào thực vật IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:. HS: Ngày soạn: 19-08-2018 Tuần: 3 ; tiết: 6 Bài 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Xác định được các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. - Kể các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật - Xác định được cấu tạo của tế bào thực vật. - Nêu được khái niệm về mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh, hình và mẫu vật + Biết sử dụng kính lúp và kính hiển vi dể quan sát tế bào thực vật + Tư duy logic và trìu tượng. + Liên hệ thực tế 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - Hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5. 2. Trò: - Đọc trước bài 7. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu các bước làm tiêu bản tế bào vảy hành? - Nêu các bước làm tiêu bản tế bào thịt quả cà chua? - So sánh tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua? 3. Nội dung bài mới:(31’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng, kích thước của tế bào.(10’) - Treo hình 7.1,7.2,7.3 yêu cầu HS quan sát trả lời phần 6 SGK. + Quan sát 3 hình trên . Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ, thân, lá? - Yêu cầu HS đọc phần < và trả lời phần 6 SGK. - Yêu cầu HS nhận xét về kích thước của tế bào thực vật dựa vào bảng thống kê SGK? - HS quan sát và trả lời phần 6 SGK.. - HS trả lời + Đều có cấu tạo bằng tế bào - Điểm giống nhau cơ bản: đều có cấu tạo tế bào. - Hình dạng các loại tế bào khác nhau. + kích thước khác nhau 1. Hình dạng, kích thước của tế bào: Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. Hình dạng, kích thước của tế bào thực vật khác nhau Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào thực vật (11’) - Yêu cầu HS quan sát hình 7.4 trong SGK xác định các bộ phận của tế bào. - Treo tranh câm hình 7.4 yêu cầu HS xác định các bộ phận của tế bào? + Các thành phần cấu tạo của một tế bào thực vật? + Chức năng các bộ phận của tế bào? + Lục lạp có màu gì? Ở bộ phận nào của thực vật là chủ yếu? Giúp gì cho thực vật? - Nhận xét và bổ sung, kết luận. + HS quan sát hình 7.4 trong SGK xác định các bộ phận của tế bào. - Cả lớp nhận xét và bổ sung +Gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào,nhân + Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định. + Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào + Chất tế bào là chât keo lỏng, trong chứa các bào quan + Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào + Lục lạp có màu lục, Ở bộ phận lá và thân non, giúp cho thực vật quang hợp - Nhận xét và bổ sung 2. Cấu tạo tế bào: - Vách tế bào. - Màng sinh chất - Chất tế bào. - Nhân. - Ngoài ra còn có không bào, lục lạp(ở tế bào thịt lá). Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm về mô (10’) - Yêu cầu HS trả lời phần 6 SGK. - Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi + Cấu tạo,.....các loại mô khác nhau? + Mô là gì? - GV nhận xét và bổ sung thêm chức năng các loại mô: + Mô phân sinh ngọn ở đầu chồi, rễ, thân, cành cây giúp cây phát triển về chiều dài. + Mô mềm ở ruột thân, rễ, thịt lá làm nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng. + Mô nâng đỡ làm nhiệm vụ nâng đỡ cây. - Gọi HS xác định các loại mô Quan sát H7.5 trả lời phần 6 SGK. + Cấu tạo, hình dạng các loại tế bào cùng loại mô là giống nhau; các loại mô khác nhau thì có cấu tạo và hình dạng khác nhau. - Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng - HS quan sát và ghi nhớ. - HS lên bảng xác định các loại mô 3. Mô: - Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng 4. Củng cố: (5’) - Đọc ghi nhớ SGK a. Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào? b. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? c. Mô là gì? Kể tên các loại mô thực vật? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3/) - Học bài cũ. - Đọc trước bài 8 “Sự lớn lên và phân chia của tế bào”. Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào có ý nghĩa gì với thực vật - Đọc mục : Em có biết IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:........................................................................................................................................................................................................................................................................... HS:........................................................................................................................................................................................................................................................................... Châu thới, ngày tháng 08 năm 2018 TRÌNH DUYỆT TUẦN 3 ............................................. ....................................................... ........................................
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_3_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc