Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió.
- Hoa thụ phấn nhờ gió với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (biểu hiện của hiện tượng giao phấn)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh, so sánh, phân tích.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập
II. Chuẩn bị:
Thầy Tranh vẽ phóng to hình 30.3“Thụ phấn cho ngô” và hình 30.4, 5 “Thụ phấn bổ sung cho ngô” trang 101 sgk.
Trò Soạn bài mới
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Thụ phấn là gì? Nêu đặc điểm của hoa tự thụ phấn?
Hoa tự thụ phấn có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính
- Giao phấn là gì? Nêu đặc điểm của hoa giao phấn?
Hoa giao phấn có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác, …
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 20 - Tiết: 37 Ngày soạn: 21/12/2018 Bài 30: THỤ PHẤN (tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió. - Hoa thụ phấn nhờ gió với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (biểu hiện của hiện tượng giao phấn) 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh, so sánh, phân tích. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức học tập II. Chuẩn bị: Thầy Tranh vẽ phóng to hình 30.3“Thụ phấn cho ngô” và hình 30.4, 5 “Thụ phấn bổ sung cho ngô” trang 101 sgk. Trò Soạn bài mới III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Thụ phấn là gì? Nêu đặc điểm của hoa tự thụ phấn? Hoa tự thụ phấn có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính - Giao phấn là gì? Nêu đặc điểm của hoa giao phấn? Hoa giao phấn có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác, 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: (25’) Tìm hiểu đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió. 3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió Treo tranh phóng to, hướng dẫn học sinh quan sát hình 30.3; Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm câu hỏi sgk: Những đặc điểm đó có lợi gì cho sự thụ phấn nhờ gió? Bổ sung hoàn chỉnh nội dung trên tranh vẽ phóng to. Quan sát tranh vẽ phóng to theo hướng dẫn. Thảo luận nhóm: dựa vào thông tin sgk trao đổi nhóm. Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Hoa thường nằm ở ngọn cây Bao hoa tiêu giảm, Chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ, Đầu nhụy dài, có lông dính. HĐ2: (10’)Tìm hiểu những ứng dụng của các kiến thức về thụ phấn. 4. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn Y/c h/s đọc thông tin mục 4 để trả lời câu hỏi cuối mục: Kể những ứng dụng về thụ phấn của con người? - Khi nào cần thụ phấn bổ sung? - Làm gì để hỗ trợ hoa thụ phấn ? Quan sát thông tin thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Chủ động giao phấn hoa nhằm tăng sản lượng quả và hạt. Tạo giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản GDMT: Là hs em làm gì để bảo vệ các loại hoa và góp phần cải tạo ô nhiễm môi trường, giúp hoa thụ phấn để tạo nhiều quả hạt hơn. Bs hoàn chỉnh nội dung 4. Củng cố: (2’) Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3, trang 102. 5. Hướng dẫn học sinh tự học- làm bài tập, soạn bài mới (3’) - Hướng dẫn học sinh hoàn thành phần “Bài tập” cuối trang 102 sgk. Đặc điểm Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió Bao hoa Phát triển, có màu sắc sặc sỡ Tiêu giảm Nhị hoa Hạt phấn to, có gai Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ , nhẹ Nhụy hoa Đầu nhụy có chất dính Đầu nhụy dài, có lông dính Đặc điểm khác Đáy hoa có hương thơm mật ngọt, Hoa thường nằm ở đầu cành - Yêu cầu học sinh đọc mục “Em có biết” cuối trang 102. - Xem trước nội dung bài 31. IV. Rút kinh nghiệm: . Tuần: 20 - Tiết: 38 Ngày soạn: 21/12/2018 Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thụ tinh. - Các bộ phận của hoa sau khi thụ tinh. - Thụ phấn với thụ tinh, mối quan hệ giữa chúng. - Những bộ phận trên hoa sẽ tạo thành qủa, hạt. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức trồng và bảo vệ cây. II. Chuẩn bị: Thầy Tranh vẽ phóng to Hình 31. 1 trang 103. Trò Soạn bài mới III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió? Phân biệt đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? - Con người ứng dụng những kiến thức về thụ phấn trong sản xuất như thế nào? - Khi nào cần thụ phấn bổ sung? Ích lợi của việc nuôi ong trong vuờn cây ăn quả? + Ứng dụng: Thụ phấn bổ sung cho cây khi gặp thời tiết bất lợi, nuôi ong trong vườn cây ăn quả để thụ phấn bổ sung cho cây. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ1: (20’): Tìm hiểu về thụ tinh I. Sự thụ tinh - Hướng dẫn hs quan sát tranh vẽ phóng to hình 31.1 - Hãy mô tả hiện tượng nẩy mầm của hạt phấn? - Kết luận: tóm tắt trên tranh. - Yêu cầu hs quan sát tranh (phóng to) và đọc thông tin mục 2 thảo luận nhóm 1. Sự thụ tinh xảy ra tại bộ phận nào của hoa? 2. Sự thụ tinh là gì? 3. Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính? - Quan sát tranh theo hướng dẫn. - Cá nhân đọc thông tin sgk, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung - Quan sát tranh, thảo luận nhóm; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. 1. Sự thụ tinh xảy ra ở noãn. 2. Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. 3. Vì sự thụ tinh có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái 1. Hiện tượng nẩy mầm của hạt phấn: - Hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy rồi trương lên và nẩy mầm tạo thành ống phấn. - TBSD đực chuyển đến đầu ống phấn, - Ống phấn xuyên qua đầu và vòi nhụy, chuyển tới bầu nhuỵ . 2. Thụ tinh: (xảy ra ở noãn) Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính. HĐ2: (17’): Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả II. Kết hạt và tạo quả: sau khi thụ tinh xong - Yêu cầu hs đọc thông tin mục 3 - Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? - Noãn sau khi thụ tinh tạo thành bộ phận nào của hạt? - Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì? - Cá nhân đọc thông tin sgk, đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung . - Hợp tử phát triển thành phôi - Noãn phát triển thành hạt chứa phôi - Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt. 4. Củng cố: (1’) Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 1, 2 sgk. 5. Hướng dẫn học sinh tự học- làm bài tập, soạn bài mới: (2’) Nhóm chuẩn bị 2 nhóm quả sau: - Quả: nổ, điệp, đậu xanh, đậu bắp, me khô, - Quả: cà chua, táo, IV. Rút kinh nghiệm: Duyệt tuần 20 Ngày: / 12/ 2018
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc