Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- Biết quan sát, so sánh, phân biệt cây có hoa và cây không có hoa?
- Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
2. Kỹ năng
- Quan sát tranh, hình và mẫu vật: + Phân biệt cây 1 năm và cây lâu
- Tư duy logic và trìu tượng
- Liên hệ thực tế: Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa
3. Thái độ.
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập
- Giáo dục ý thức bảo vệ, chăm sóc thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
- Bảng trang 13.
- Tranh cây cải, H4.2 SGK
2. Trò:
- Đọc trước bài 4.
- Sưu tầm hình ảnh 1 số cây có hoa và cây không có hoa.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 15-8- 2018 Tuần: 2; tiết: 3 Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA? I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa. - Biết quan sát, so sánh, phân biệt cây có hoa và cây không có hoa? - Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. 2. Kỹ năng - Quan sát tranh, hình và mẫu vật: + Phân biệt cây 1 năm và cây lâu - Tư duy logic và trìu tượng - Liên hệ thực tế: Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập - Giáo dục ý thức bảo vệ, chăm sóc thực vật. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - Bảng trang 13. - Tranh cây cải, H4.2 SGK 2. Trò: - Đọc trước bài 4. - Sưu tầm hình ảnh 1 số cây có hoa và cây không có hoa. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu đặc điểm chung của thực vật? - Kể tên 1 số loại thực vật ở các môi trường sống khác nhau? 3. Nội dung bài mới: (31’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động1: Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa: (16’) - Yêu cầu HS xác định các bộ phận của cây cải. - Yêu cầu HS dựa vào bảng trong SGK phân loại các cơ quan và nêu chức năng các cơ quan của cây cải. - Yêu cầu HS phân loại các loại cây trong bảng và những cây sưu tầm được thành 2 nhóm cây có hoa và không có hoa. - Yêu cầu HS dựa vào phần < trả lời câu hỏi: + Thế nào là thực vật có hoa? Thực vật không có hoa? Đặc điểm cơ quan sinh sản của thực vật - Yêu cầu HS làm bài tập phần 6 SGK trang 14. - Hoa của cây gọi là cơ quan sinh sản cuả cây. Vậy rễ, thân, lá gọi là cơ quan gì? - Yêu cầu HS kết luận * GDTHMT: Liên hệ "Thực vật có hoa và thực vật không có hoa": HS chỉ ra được tính đa dạng của thực vật về cấu tạo và chức năng " Hình thành cho HS kiến thức về mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức cơ thể, giữa cơ thể với môi trường, nhóm lên ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật. - HS lên bảng xác định các bộ phận của cây cải. - HS phân loại. - HS quan sát & thảo luận (5’) hình 4.2 và trả lời bảng SGK trang 13. + Thực vật có hoa là cơ quan sinh sản có hoa, quả, hạt - HS làm bài tập phần 6 SGK trang 14. - Cây cải là: cây có hoa; Cây Lúa là cây có hoa. - Cây dương xỉ là cây không có hoa; cây xoài là cây có hoa. - Cơ quan sinh dưỡng - GDHS có ý thức chăm sóc bảo vệ thực vật. 1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa: - Thực vật có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. - Cơ thể thực vật có hoa gồm 2 loại cơ quan: + Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá + Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm (15’) - Yêu cầu HS nêu ví dụ 1 số cây 1 năm và cây lâu năm. - Yêu cầu HS thảo luận nêu căn cứ phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. - Yêu cầu HS kết luận. + Kể tên những cây có vòng đời kết thúc trong vòng một năm? + Kể tên những cây sống lâu năm, thườg ra hoa kết trái nhiều lần trong đời? - HS nêu ví dụ. - HS thảo luận (3’) . - Đ/d nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS Liên hệ thưc tế, dựa vào sự hiểu biết của bản thân nêu được một số cây sống một năm và một số cây sống lâu năm 2. Cây một năm và cây lâu năm: - Cây một năm là những cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm. Ví dụ: Lúa, cải, cà, dưa,... - Cây lâu năm là những cây sống lâu năm, thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời. Ví dụ: Dừa, xoài, cam , bưởi,.. 4. Củng cố: (5/) - Đọc ghi nhớ SGK - Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa? - Kể tên một vài cây có hoa và cây không có hoa? - Đọc mục : Em có biết 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3/) - Học bài cũ. - Đọc trước bài 5 “ Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng”. - Sưu tầm 1 số vật nhỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV: HS: Ngày soạn: 15-8- 2018 Tuần: 2; tiết: 4 Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nhận biết các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi. - Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh, mô hình và mẫu vật + Tư duy logic và trìu tượng. + Liên hệ thực tế + Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sat kính lúp và lính hiển vi 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập - Có ý thức giữ gìn kính lúp và kính hiển vi. II. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - Kính lúp. - Kính hiển vi và tranh cấu tạo kính hiển vi. - Tiêu bản một số mẫu thực vật. 2. Trò: - Đọc trước bài 5. - Một số mẫu thực vật nhỏ. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Thế nào là thực vật có hoa, thực vật không có hoa? - Thực vật có hoa gồm những loại cơ quan nào? Chức năng của các loại cơ quan đó? - Thế nào là cây một năm, cây lâu năm? Kể tên. 3. Nội dung bài mới: (32’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của kính lúp và cách sử dụng. (16’) Phát kính lúp cho các nhóm. - Yêu cầu HS đọc phần<. - Giới thiệu cho HS quan sát kính lúp trả lời câu hỏi: + Kính lúp gồm những bộ phận nào? + Cách sử dụng kính lúp? - Cho HS thực hành quan sát, GV chỉnh sửa thao tác sai. - Yêu cầu HS kết luận. - HS đọc< mục 1sgk . - HS cầm kính và trả lời các bộ phận của kính lúp. + Gồm 2 phần: tay cầm và tấm kính + Cầm bằng tay trái, để mặt kính sát mẫu vật, di chuyển kính lúp lên từ từ đến khi nhìn rõ vật - HS quan sát mẫu vật. - HS quan sát các mẫu vật đã chuẩn bị bằng kính lúp. - HS kết luận. 1. Kính lúp và cách sử dụng: - Kính lúp gồm 2 phần: tay cầm bằng kim loại hay bằng nhựa và tấm kính trong lồi hai mặt. - Cách sử dụng: để kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi và cách sử dụng (16’) Phát kính hiển vi cho các nhóm. - Yêu cầu HS đọc phần<. - Treo tranh cấu tạo kính hiển vi. - Yêu cầu HS quan sát xác định các bộ phận của kính hiển vi. - Giới thiệu cho HS quan sát xác định các bộ phận của kính hiển vi. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần6 + Gọi tên, nêu chức năng của từng bộ phận kính hiển vi. + Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? - Nêu cách sử dụng kính hiển vi. - GV làm mẫu cho HS quan sát. - Phát tiêu bản 1 số mẫu thực vật cho HS quan sát. GV quan sát và chỉnh sửa các thao tác sai để học sinh biết cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi - Yêu cầu HS kết luận. Các nhóm quan sát - HS đọc. - HS quan sát và thảo luận (3’) HS quan sát xác định các bộ phận của kính hiển vi. - HS chỉ các bộ phận trên kính hiển vi và trả lời. - Cả lớp nhận xét + SGK/18 + SGK/18 Lắng nghe, quan sát - HS tiến hành thực hành. - HS kết luận. 2. Kính hiển vi và cách sử dụng: Kính hiển vi gồm 3 phần chính: - Chân kính. - Thân kính: + Ống kính: thị kính, đĩa quay, vật kính. + Ốc điều chỉnh: ốc to, ốc nhỏ. - Bàn kính. Cách sử dụng: - Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. - Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu. 4. Củng cố: (5’) - Đọc ghi nhớ SGK - Xác định các bộ phận của kính hiển vi và nêu chức năng của từng bộ phận? - Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi? - Đọc mục : Em có biết 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3/) - Học bài cũ. - Đọc trước bài 6 “ Quan sát tế bào thực vật”. - Mỗi nhóm chuẩn bị: + 1 quả cà chua chín. + 1 củ hành tây. + Khăn lau. + Phiếu thực hành IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:HS: Châu Thới, ngày tháng 08 năm 2018 Duyệt giáo án tuần 2 ............................................................ ................................................................ ...................................................................
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_2_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc