Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 17+18 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

  1. Mục tiêu:

1. Kiến thức: 

-   Phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

-   Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.

2. Kĩ năng:

-   Rèn kỹ năng quan sát.

-   Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

-   Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

-    Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.

  1. Chuẩn bị:

Thầy: - Mẫu vật: hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ,...

-    Tranh ảnh các loại hoa.

-    Bảng phụ bảng SGK tr.97

Trò: - Đọc bài trước ở nhà.

-    Mẫu vật: hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ,...

-    Tranh ảnh các loại hoa.

-    Mỗi HS kẻ sẵn bảng SGK tr.97 vào vở 

  1. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (2’)

2.1. Một hoa bao gồm những bộ phận nào? Kể tên và nêu đặc điểm từng bộ phận. 

 2.2. Nêu chức năng từng bộ phận của hoa? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? 

doc 7 trang Khánh Hội 16/05/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 17+18 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 17+18 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 17+18 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 17- Tiết: 33	Ngày soạn: 24/11/2018
Bài 29: CÁC LOẠI HOA 
Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.
- Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
-	Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
Chuẩn bị:
Thầy: - Mẫu vật: hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ,...
-	Tranh ảnh các loại hoa.
-	Bảng phụ bảng SGK tr.97
Trò: - Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu vật: hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ,...
-	Tranh ảnh các loại hoa.
-	Mỗi HS kẻ sẵn bảng SGK tr.97 vào vở 
Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
2.1. Một hoa bao gồm những bộ phận nào? Kể tên và nêu đặc điểm từng bộ phận. 
 2.2. Nêu chức năng từng bộ phận của hoa? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? 
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa (Phân biệt được hoa lưỡng tính và hoa đơn tính) (20’)
1. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- GV yêu cầu mỗi nhóm HS tập trung quan sát hoa của nhóm mình -> hoàn thành cột 2, 3, 4 vào vở
- GV lưu ý: chưa cho HS ghi cột cuối.
- HS để mẫu lên bàn.
- Mỗi nhóm HS quan sát hoa của nhóm mình -> hoàn thành cột 2, 3, 4 vào vở
 Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 nhóm:
- Hoa lưỡng tính: Có đủ nhị và nhụy
- Hoa đơn tính: Chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- GV cho cả lớp thảo luận kết quả -> chia hoa thành 2 nhóm
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ dưới bảng SGK tr.97
- GV nhận xét -> cho HS hoàn thành nốt bảng
- GV nhận xét, điều chỉnh chỗ còn sai sót
- GV hỏi: 
1. Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành mấy nhóm?
2. Thế nào là hoa lưỡng tính? Thế nào là hoa đơn tính?
- GV chốt ý -> cho HS ghi bài.
- Cả lớp thảo luận kết quả:
+ Nhóm 1 gồm những hoa đủ 2 bộ phận sinh sản chủ yếu
+ Nhóm 2 gồm những hoa thiếu 1 trong 2 bộ phận.
 - HS hoàn thành bài tập điền từ dưới bảng SGK tr.97
- HS hoàn thành nốt bảng
- HS sửa lỗi -> hoàn thành bảng vào tập.
- HS trả lời:
1. Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 nhóm: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.
2. Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy
 Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái
- HS ghi bài.
HĐ 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây (20’)
Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây
- GV gọi HS đọc thông tin mục q SGK tr. 97.
- GV cho HS liên hệ thực tế nêu được một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
- GV có thể bổ sung thêm:
+ Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, ớt, bí, bầu, khổ hoa, lạc tiên, sứ,
+ Hoa mọc thành cụm: phượng, ngâu, huệ, mẫu đơn, so đũa, chôm chôm, nhãn, xoài, điệp,
- GV cho HS ghi bài.
- HS đọc to thông tin mục q SGK tr. 97.
- HS liên hệ thực tế nêu được một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
- HS lắng nghe, tự ghi nhận
- HS ghi bài
Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành 2 nhóm:
- Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, ớt, bí, bầu, khổ hoa,
- Hoa mọc thành cụm: phượng, ngâu, huệ, mẫu đơn, so đũa, chôm chôm, nhãn, xoài, điệp,
4. Củng cố: (2’)
Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK
Trả lời câu 3 SGK tr. 98: Những hoa nhỏ thành mọc thành cụm, có tác dụng thu hút sâu bọ. Sâu bọ có thể phát hiện ra chúng từ xa và bay đến hút mật hoặc lấy phấn hoa rồi lại sang hoa khác nên có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều
 5.Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1’)
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Sưu tầm hoa, tranh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 17 -Tiết: 34 	Ngày soạn: 26/11/2018
	ÔN TẬP HỌC KÌ I
I .Mục tiêu: 
1. Kiến thức: kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của hs về cấu tạo và chức năng của: rễ, thân, lá, ... theo hướng dẫn. 
2. Kỹ năng: kiểm tra kỹ năng vẽ hình, phân tích. 
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật
II. Chuẩn bị: 
 Hệ thống câu hỏi, nội dung chính cần ôn tập, đề bài kiểm tra theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục. 
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. ND bài mới:( 40’)
 Nội dung ôn tập theo cấu trúc của PGD huyện Vĩnh lợi (mặt sau)
4. Củng cố:
- Cho HS làm bài tập
- Nhắc lại các kiến thức cơ bản của 5 chương.
 5.Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 
- Học bài, chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra HKI
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 18 - Tiết: 36	Ngày soạn: 26/11/2018
Bài 30: THỤ PHẤN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được khái niệm thụ phấn
- Kể được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên
II. Chuẩn bị
	Thầy: - Tranh ảnh liên quan tới bài học.
-	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Trò: - Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
-	Tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
 - Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành mấy nhóm? Thế nào là hoa lưỡng tính? Thế nào là hoa đơn tính?
 - Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành mấy nhóm? Cho ví dụ. 
 3. Nội dung bài mới:
Để duy trì nòi giống thì ở thực vật có những hiện tượng gì phù hợp với chức năng sinh sản chủ yếu của hoa, bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn (20’)
1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
Hiện tượng thụ phấn
- GV giảng giải về hiện tượng thụ phấn: Sự thụ phấn là bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa. Có sự tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhụy thì hoa mới thực hiện được chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn.
- GV yêu cầu HS đọc to thông tin mục q SGK tr.99
- HS lắng nghe
- HS đọc to thông tin mục q SGK tr.99
Hiện tượng thụ phấn
 Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
 Vậy hạt phấn có thể tiếp xúc với nhụy hoa bằng những cách nào? 
b. Hoa tự thụ phấn:
- Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 SGK tr.99 để trả lời câu hỏi:
1. Thế nào là hoa tự thụ phấn?
2. Hoa tự thụ phấn có những đặc điểm nào?
- GV chốt ý -> cho HS ghi bài
c. Hoa giao phấn:
- GV cho HS đọc to thông tin -> thảo luận nhóm, trả lời CH
1. Thế nào là hoa giao phấn?
2. Hoa giao phấn có những đặc điểm nào?
3. Hiện tượng giao phấn của hoa thực hiện nhờ những yếu tố nào?
- HS quan sát hình 30.1 SGK tr.99 -> trả lời câu hỏi đạt:
1. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn
2. Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
- Hoa lưỡng tính
- Nhị và nhụy chín cùng một lúc
- HS đọc to thông tin -> thảo luận nhóm, trả lời CH đạt:
1. Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
2. Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
3. Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người,
- HS ghi bài.
a. Hoa tự thụ phấn:
 Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn
 Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
- Hoa lưỡng tính
- Nhị và nhụy chín cùng một lúc.
b. Hoa giao phấn:
 Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
 Đặc điểm hoa giao phấn:
- Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
- Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người, 
HĐ 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (20’)
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100
1. Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?
2. Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
- HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ -> trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100 đạt:
1. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
2. Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
- Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
- Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
- Hạt phấn to, dính, có gai.
- Đầu nhụy thường có chất dính
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
3. Nhị hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác? 
4. Nhụy hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy?
- Cho HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
3. Hạt phấn to, dính, có gai
4. Đầu nhụy thường có chất dính
- HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
4. Củng cố (2’)
 	Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK
	Trả lời câu 4 SGK tr.100: Các hoa nở về đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, hoa dạ hương thường có màu trắng có tác dụng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra.
	Những hoa này thường có mùi thơm rất đặc biệt cũng có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến dù chúng chưa nhận ra hoa.
 5.Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1’)
-	Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
-	Chuẩn bị cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tuần: 18 - Tiết: 35	 Ngày soạn: 26/ 11/ 2018
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
	- Nhằm đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức về cấu tạo của rễ, thân, lá
2. Kĩ năng: 
	- Cách trình bày bài, thiết kế và giải thích các thí nghiệm sự hô hấp của thực vật
3. Thái độ:
	- Rèn luyện tinh thần, thái độ, tác phong . . . trong kiểm tra.
II. Chuẩn bị
	- Thầy: Ôn tập trước cho HS 
	- Trò: Ôn tập theo hướng dẫn và ôn theo ma trận đề của PGD&ĐT các dụng cụ cần thiết đến môn học.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 
3. Nội dung bài mới: 
Ma trận đề + Đề + Đáp án (do PGD &ĐT ra)
4. Củng cố: (Không)
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: ( phút)
	Các em về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới
IV. Rút kinh nghiệm
THỐNG KÊ ĐIỂM
LỚP
Sĩ số
Từ 0–dưới 5
Từ 5-dưới 7
Từ 7–dưới 9
Từ 9– 10
So sánh với lần kiểm tra trước 
Tăng %
Giảm %
6A
Tổng
Duyệt tuần 17 + 18
Ngày: / 11/ 2018
Duyệt cuối HKI

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_1718_nam_hoc_2018_2019_truong_th.doc