Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành .
- Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép.
- Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do người.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng : + Biết giâm, chiết, ghép.
+ Quan sát tranh ,hình và mẫu vật
+ Tư duy logic và trìu tượng.
+ Liên hệ thực tế
3. Thái độ.
- Có ý thức yêu thích bộ môn
- Nghiêm túc tự giác trong học tập
- Giáo dục lòng yêu thích, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 20 - 11-2018 Tuần: 16; tiết: 31 Bài 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI - BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành . - Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép. - Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do người. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Biết giâm, chiết, ghép. + Quan sát tranh ,hình và mẫu vật + Tư duy logic và trìu tượng. + Liên hệ thực tế 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập - Giáo dục lòng yêu thích, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hình 27.1 Giâm cành - Hình 27.2 Chiết cành - Hình 27.3 Các bước ghép mắt 2. Học sinh: - Đọc trước bài 27. - Chuẩn bị mẫu: Một đoạn mía, giâm bụt, sắn (khoai mì); cành cây gốc ghép mắt ghép III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? Có mấy hình thức? 3. Nội dung bài mới: (32’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1. Tìm hiểu giâm cành(10’) - Yêu cầu HS quan sát hình 27.1 thảo luận trả lời phần 6SGK. + Đoạn cành có đủ mắt chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì? + Giâm cành là gì? + Kể một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành.Cành những cây này có đặc điểm gì người ta có thể giâm được GV nhận xét -> kết luận - HS quan sát mẫu và hình 27.1 thảo luận trả lời phần 6SGK. trả lời phần 6SGK. - Đ/d nhóm trình bày + Từ các mắt mọc ra các chồi và rễ con + Giâm cành là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, chối cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây + khoai lang, rau muống, dâm bụt, mía Các cành này phải có chồi, mắt - Cá nhóm khác bổ sung. 1. Giâm cành: - Giâm cành là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, chối cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. Vd: khoai lang, rau muống, dâm bụt, mía Hoạt động 2. Tìm hiểu chiết cành (10’) - Yêu cầu HS quan sát hình 27.2 thảo luận trả lời phần 6SGK. + Chiết cành là gì? + Vì sao ở cành chiết rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt? + Kể một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành? - HS quan sát hình 27.2 thảo luận (5’) trả lời phần 6SGK. + Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới đem cắt trồng thành cây mới. + Vì các chất hữu cơ ứ đọng ở mép vỏ phía trên Vd: Cây táo, cam, chanh,... 2. Chiết cành: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới đem cắt trồng thành cây mới: cây ăn quả Hoạt động 3. Tìm hiểu ghép cây ( 10’) - Yêu cầu HS quan sát hình 27.3 và dựa vào phần < thảo luận trả lời phần 6SGK. + Ghép mắt gồm những bước nào? - Trong thực tế người ta thường áp dụng ghép mắt cho những loại cây nào? - GV giới thiệu Nhân giống trong ống nghiệm- yêu cầu học sinh tự tìm hiểu. - So sánh sinh sản tự nhiên và sinh sản do người, lấy ví dụ. - HS quan sát hình 27.3 và dựa vào phần < thảo luận trả lời phần 6SGK. + Các bước SGK + Áp dụng cho các cây cảnh... tạo ra nhiều loài hoa, cây trái đẹp mắt Sinh sản tự nhiên Sinh sản do người - Hình thành một cơ thể mới từ : Rễ thân lá - Hình thức: Sinh bằng thân rễ, thân củ,lá - Ví dụ: gừng, khoai tây, khoai lang, lá thuốc bỏng - Do con người tác động lên cơ quan sinh dưỡng nhờ khả năng tái sinh của cây - hình thức: Giâm cành, chiếc cành, ghép mắt.. - Ví dụ: Câu hồng xiêm, cây bưởi, cây mít.. 3. Ghép cây: Ghép cây là dùng 1 bộ phận sinh dưỡng(mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của 1 cây gắn vào cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển Vd: bông giấy nhiều màu, mãng cầu và bình bát Hoạt động 4. Bài tập: Tập giâm cành, chiết cành (5’) GV: hướng dẫn kĩ thuật giâm cành Yêu cầu: + Mỗi HS thực hiện một cành giâm, sau 2 tuần quan sát cành giâm và đem mẫu vật đến lớp. + Mỗi nhóm chiết một cành, sau 1 tháng quan sát khi cành ra rễ, rồi cắt cành đem trồng. Viết bảng báo cáo kết quả chiết cành. - HS nghe ghi nhận và về nhà làm thực hành. - Báo cáo kết quả sau một tháng 4. Bài tập: Tập giâm cành, chiết cành. Mỗi học sinh tập: giâm một đoạn cành và chiết một cành cây 4. Củng cố ( 4’) - Đọc ghi nhớ SGK - Trả lời câu hỏi 1,2,3 + Tại sao cành giâm phải có đủ mắt và chồi? + Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? + Nêu vd về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt? - Đọc mục : Em có biết 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) - Học bài cũ. - Đọc trước bài 28 “ Cấu tạo và chức năng của hoa”.Tự xác định các bộ phận của một bông hoavaf chức năng của bộ phận đó. - Tìm mẫu vật các loại hoa như: hoa ổi, bưởi. giâm bụt, IV. Rút kinh nghiệm GV:..... HS:. Ngày soạn: 20 - 11-2018 Tuần: 16; tiết: 32 CHƯƠNG VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH Bài 27: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết được bbộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây - Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính - Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng từng bộ phận. - Giải thích vì sao nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng : + Quan sát tranh ,hình và mẫu vật + Tư duy logic và trìu tượng. + Liên hệ thực tế 3. Thái độ. - Có ý thức yêu thích bộ môn - Nghiêm túc tự giác trong học tập - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, biết chăm sóc, bảo vệ hoa và cây xanh II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hình 28.1 Sơ đồ cấu tạo hoa - Hình 28.2 Nhị hoa với bao phấn cắt ngang - Hình 28.3 Nhụy hoa với bầu cắt ngang 2. Học sinh: - Đọc trước bài 28. - Chuẩn bị mẫu: hoa ổi, bưởi. giâm bụt, III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Sinhsản sinh dưỡng do người là gì? Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1. Tìm hiểu các bộ phận của hoa. (17’) - Yêu cầu HS quan sát hình 28.1 thảo luận trả lời phần 6SGK. + Hãy tìm từng bộ phận của hoa, gọi tên chúng? + Lần lượt tách các lá đài và cánh hoa để quan sát, ghi lại một số đặc điểm ( số lượng, màu sắc,...) + Lấy 1 nhị hoa để quan sát, tách 1 bao phấn, giầm nhẹ trên tờ giấy, dùng kính lúp để quan sát, sau đó xem hình 28.2. trả lời câu hỏi: + Nhị hoa gồm những phần nào? Hạt phấn nằm ở đâu? + Quan sát H 28.3 cho biết nhụy gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu? GV nhận xét -> kết luận - HS quan sát mẫu và hình 28.1, thảo luận nhóm (5’) trả lời phần 6SGK. + Hoa gồm có cuống, đế. đài, tràng, nhị và nhụy + HS Lần lượt tách các lá đài và cánh hoa để quan sát, ghi lại một số đặc điểm ( số lượng, màu sắc,...) - HS quan sát hình 28.2 trả lời phần 6SGK. + Nhị gồm chỉ nhị và bao phấn trên đỉnh chỉ nhị, bao phấn chứa hạt phấn + Nhụy gồm đầu, vòi, bầu và noãn nằm trong bầu. 1. Các bộ phận của hoa - Hoa gồm các phần chính: đài, tràng, nhị và nhụy. - Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tuỳ loại. - Đài và tràng làm thành bao hoa. - Nhị gồm chỉ nhị và bao phấn trên đỉnh chỉ nhị, bao phấn chứa hạt phấn. - Nhụy gồm đầu, vòi, bầu và noãn nằm trong bầu. Hoạt động 2. Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa (15’) - Yêu cầu HS ngiên cứu thông tin, trả lời phần 6SGK. + Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản? Vì sao? + Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhụy, chúng có chức năng gì? - Nhận xét, bổ sungèkết luận - HS dựa vào phần <, trả lời phần 6SGK. + Nhị và nhuỵ Vì có chứa các tế bào sinh sản + Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. - Nhận xét, bổ sung 2. Chức năng các bộ phận của hoa: - Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. - Nhị gồm nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. - Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. 4. Củng cố: (5’) - Đọc ghi nhớ SGK - Trả lời câu hỏi + Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của các bộ phận chính ở hoa. Bộ phận nào là quan trọng nhất ? Vì sao? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2/) - Học bài cũ. - HS làm bài tập 1,2 trang 95 SGK - Đọc trước bài 29 “ Các loại hoa”. Tự phân biệt các loại ho dựa vào cách mọc, cách sắp xếp của các bông hoa. - Tìm mẫu vật các loại hoa như: hoa ổi, bưởi. giâm bụt, mướp, bầu, bí IV. Rút kinh nghiệm GV:..... HS:. Châu Thới, ngày tháng 11 năm 2018 Ký duyệt tuần 16 ........................................................... .............................................................. ...............................................................
File đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_16_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc