Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: Học sinh giải được bài toán bằng cách phương trình.

- Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng phân tích đề, xác định dạng toán và kiến thức có liên quan, từ đó thực hiện theo các bước giải bài toán bằng cách phương trình.

- Thái độ: Rèn tư duy lô gíc - Phương pháp trình bày lời giải theo các bước của bài toán 

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Hiểu được dạng toán, các số liệu đã cho, số liệu cần tìm 

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Giải được bài toán theo các bước đã hướng dẫn

- Năng lực hợp tác nhóm: thảo luận, tìm được đường hướng giải được bài toán

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các số liệu đã cho, chưa biết, cần tìm vào bảng phụ. Giải được phương trình lập được

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

doc 6 trang Khánh Hội 16/05/2023 1880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 11/02/2019 
Tiết thứ 53 đến tiết thứ 54. Tuần: 26
Tiết 53. §7 GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Học sinh giải được bài toán bằng cách phương trình.
- Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng phân tích đề, xác định dạng toán và kiến thức có liên quan, từ đó thực hiện theo các bước giải bài toán bằng cách phương trình.
- Thái độ: Rèn tư duy lô gíc - Phương pháp trình bày lời giải theo các bước của bài toán 
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Hiểu được dạng toán, các số liệu đã cho, số liệu cần tìm 
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Giải được bài toán theo các bước đã hướng dẫn
- Năng lực hợp tác nhóm: thảo luận, tìm được đường hướng giải được bài toán 
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các số liệu đã cho, chưa biết, cần tìm vào bảng phụ. Giải được phương trình lập được
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
Bảng 1
Vận tốc (km/h)
Thời gian (h)
Quãng đường đi (km)
Xe máy
x
9 giờ 30 phút – 6 giờ = 3,5 giờ
3,5x
Ô tô
x + 20
9 giờ 30 phút – 7 giờ = 2,5 giờ
2,5(x + 20)
Ta có phương trình: 3,5x = 2,5(x + 20)
Bảng 2
Phương
Mẹ Phương
Năm nay
x
3x
13 năm sau
x + 13
3x + 13
Ta có phương trình: 3x + 13 = 2(x + 13)
- Học sinh: Làm bài tập về nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh:
- Công thức liên hệ quãng đường, vận tốc, thời gian? (s = v.t; ; )
- Kiểm tra sự chuẩn bị các bài tập về nhà của học sinh
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dụng cơ bản
Hoạt động 1: Dạng toán chuyển động 
Mục đích của hoạt động: Học sinh giải được bài toán bằng cách lập phương trình dạng toán chuyển động
Thời lượng: 22 phút
- YCHS đọc đề, tóm tắt ?
Gợi ý
Tb-Y: Hãy xác định đối tượng và các đại lượng tham gia vào bài toán?
Tb-Y: Dạng toán? Kiến thức liên quan
HSK: Lập bảng như thế nào để tóm tắt đề bài? Điền vào bảng cho đúng? Chọn ẩn, đk của ẩn; thời gian của xe máy, ô tô đi được; quãng đường mỗi xe đi được.
- Căn cứ vào bảng tóm tắt YCHS thực hiện bước 1
- GV hoàn chỉnh bước 1
- YCHS lên bảng trình bày 
- GV theo dõi và uốn nắn các sai sót
- HS tìm hiểu đề và trả lời theo gợi ý
+ Đối tượng: xe máy, ô tô
+ Đại lượng: quãng đường, vận tốc, thời gian
+ Chuyển động, s = v.t, ....
+ Lập bảng theo bảng phụ 1
- HS căn cứ và bảng tóm tắt trình bày bước 1 và nêu được phương trình cần lập
- Cả lớp trình làm bài 37 vào vở
- HS lên bảng giải
HSK: lập PT, Tb: giải PT
- Lớp nhận xét
Bài 37 SGK trang 30
Gọi x (km/h) là vận tốc của xe máy (x > 0)
Khi đó vận tốc của ô tô: x + 20 (km/h)
Thời gian xe máy đi từ A đến B: 
9 giờ 30 phút – 6 giờ = 3,5 giờ
Thời gian xe máy đi từ A đến B: 
9 giờ 30 phút – 7 giờ = 2,5 giờ
Quãng đường xe máy đi được trong 3,5 giờ là: 3,5x (km)
Quãng đường ô tô đi được trong 2,5 giờ là: 2,5(x + 20) (km)
Theo đề bài ta có 
3,5x = 2,5(x + 20)
Giải phương trình được x = 50 (thỏa mãn ĐK)
Vậy vận tốc của xe máy là: 50km/h
Độ dài quãng đường AB là:
 3,5.50 = 175 (km)
Kết luận của GV: 
- Nắm chắc các bước giải; phân tích đề bài để chọn ẩn, biểu diễn các đại lượng chưa biết, ... từ đó lập được PT để giải
- Giải được dạng toán chuyển động ngược chiều, chuyển động của ca nô trên sông 
Hoạt động 2: Dạng toán hơn kém
Mục đích của hoạt động: Học sinh giải được bài toán bằng cách lập phương trình dạng toán về tuổi
Thời lượng: 20 phút
- YCHS lập bảng tóm tắt bài toán
+ Đối tượng? 
+ Đại lượng?
+ Nêu cách lập bảng tóm tắt
- GV hướng dẫn HS hoàn chỉnh bảng phụ 2 và viết PT cần lập
- Gọi vài HS t/b miệng bước 1
- YC từng HS làm bài tập vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng giả
- Theo dõi, uốn nắn các sai sót và củng cố cách giải dạng toán hơn kém
- HS đọc đề bài 40 SGK 
+ Đối tượng: Phương và mẹ Phương
+ Đại lượng: tuổi năm nay và 13 năm nữa
- Thảo luận lập bảng phụ 2
Lập PT: 3x + 13 = 2(x +13
- Từng HS làm BT vào vở
- Vài HS trình bày miệng
- Cá nhân làm bài
Tb-K: lên bảng giải
- Lớp theo dõi và nhận xét
Bài 40 SGK trang 31
Gọi x là số tuổi của Phương năm nay (xN+) 
Số tuổi của mẹ Phương năm nay là: 3x
Mười ba năm nữa tuổi Phương là:
 x + 13
Mười ba năm nữa tuổi của mẹ là: 
 3x + 13
Theo đề ta có phương trình:
3x + 13 = 2(x +13) 
3x + 13 = 2x + 26
3x - 2x = 26 - 13
x = 13 ( TMĐK)
Vậy tuổi của Phương hiện nay là 13
Kết luận của GV: 
- Nắm chắc các bước giải; phân tích đề bài để chọn ẩn, biểu diễn các đại lượng chưa biết, ... từ đó lập được PT để giải
- Giải được dạng toán hơn kém
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 
- Các bước giải bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình. Đặc biệt chú ý đến bước 1
- Các dạng toán đã giải, đặc biệt là cách lập bảng tóm tắt 
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: - 2 phút
- Câu hỏi, bài tập: Giải BT 45; HSK làm thêm bài 46 trang 31
Hướng dẫn: 
BT 45: Một ngày dệt được bao nhiêu sản phẩm. Năng suất là số sản phẩm dệt được trong một ngày. Lập bảng thể hiện các đối tượng: Hợp đồng, thực hiện; Đại lượng: Số tham, số ngày, năng suất
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ............................................................................................
................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhực điểm sau khi tổ chức dạy học: ...............................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: .......................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 54. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Giải được bài toán bằng cách lập phuơng trình 
- Kỹ năng: Phân tích các số liệu, chọn ẩn thích hợp, biểu diễn các đại lượng chưa biết, lập được phương trình và trình bày được lời giải.
- Thái độ: Trình bày cẩn thận.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Hiểu được dạng toán, các số liệu đã cho, số liệu cần tìm 
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Giải được bài toán theo các bước đã hướng dẫn
- Năng lực hợp tác nhóm: thảo luận, tìm được đường hướng giải được bài toán 
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các số liệu đã cho, chưa biết, cần tìm vào bảng phụ. Giải được phương trình lập được theo các bước 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ, viết bảng trắng.
Bảng 1
Trăm
Chục 
Đơn vị
Giá trị
Số ban đầu
x
2x
10x + 2x = 12x
Số lúc sau
x
1
2x
100x + 10 + 2x = 102x + 10
Ta có phương trình: 102x + 10 – 12 = 370
Bảng 2
s
v
t
AB
x
48
AC
48
48
1
BC
x - 48
48 + 6 = 54
Ta có phương trình: 1 + + = 
- Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài học
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh:
 = 100a + 10b + c (a,b,c N, 0 ≤ b, c ≤ 9, 0 < a ≤ 9)
- Công thức liên hệ quãng đường, vận tốc, thời gian? (s = v.t; ; )
- Kiểm tra sự chuẩn bị các bài tập về nhà của học sinh
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Dạng toán số học 
Mục đích của hoạt động: Học sinh giải được bài toán bằng cách lập phương trình dạng toán về tuổi
Thời lượng: 20 phút
- YCHS bài 41trang 31
Tb-Y: Dạng toán? 
- Bài toán này có mấy đối tượng tham gia?
Tb: Gồm những đ.lượng nào?
Tb-K: Quan hệ giữa các đại lượng đó là gì?
HSK: Cách lập bảng, chọn ẩn, ĐK và biểu diễn các đại lượng chưa biết qua ẩn?
- YCHS điền thông tin vào bảng phụ
- Theo đề bài ta lập được phương trình nào?
Gọi HS giải phương trình vừa lập .
- GV chốt lại các bước cơ bản 
 - YC 2 HS lên giải
- Theo dõi, nhận xét và củng cố các bước giải
- HS thảo luận trả lời
+ Đối tượng: số đã cho và số lúc sau
+ Đại lượng: chữ số hàng đơn vị, chục, trăm
+ Chữ số hàng đợn vị gấp ...
+ Xen chữ số 1 vào giữa số ban đầu được số có 3 chữ số
+ Chọn ẩn, ĐK cho ẩn; biểu diễn các đại lượng chưa biết qua ẩn và các đại lượng đã biết vào bảng phụ
- Lập Pt 
- Từng HS làm BT vào vở
- 2 HS lên bảng giải
- Lớp nhận xét
2. Bài 41 SGK : 
 Gọi chữ số hàng chục của số ban đầu là x ( Đk: 0 < x < 5; 
x N )
- Khi đó chữ số hàng đơn vị là 2x 
Số ban đầu là: x.10 + 2x = 12x
- Nếu viết thêm 1 xen giữa hai chữ số hàng chục và hàng đơn vị thì ta được số mới là số có 3 chữ số là: x.100 + 1.10 + 2x
 = 102x +10 
- Vì số mới lớn hơn số ban đầu là 370, nên ta lập được pt: 
 102x + 10 – 12x = 370 
90x = 370 – 10 = 360 
 x = 360: 90 = 4 ( Nhận) 
Vậy số ban đầu cần tìm là 48
Kết luận của GV: 
- Nắm chắc các bước giải; phân tích đề bài để chọn ẩn, biểu diễn các đại lượng chưa biết, ... từ đó lập được PT để giải
- Giải được dạng toán hơn kém
Hoạt động 2: Dạng toán chuyển động
Mục đích của hoạt động: Học sinh giải được bài toán bằng cách lập phương trình dạng toán về chuyển động
Thời lượng: 22 phút
Tb: YCHS tìm hiểu đề, xác định các số liệu đã cho và cần tìm, và hiểu rõ ý nghĩa các số liệu đó
Tb-Y: Dạng toán? Đối tượng và đại lượng liên quan?
- Cách lập bảng?
Gợi ý:
- Thời gian dự định đi từ A đến B
- Tổng thời gian đi từ A đến B trong thực tế được tính như thế nào? (đi với vận tốc ban đầu, nghỉ, đi với vận tốc tăng thêm)
- YCHS điền số liệu thích hợp vào bảng phụ
- So sánh thời gian này với thời gian dự định?
- Gọi HS giải
- GV theo dõi và củng cố lại cách giải dạng toán chuyển động
+ SL cần tìm: Quãng đường AB - x
- SL đã cho: 
+ Vận tốc dự định:48km/h
+ 1 giờ là thời gian đi với vận tốc 48km/h -> quãng đường đi được 48 km, hay quãng đường còn lại là x - 48
+ 10 phút = 1/6 giờ là thời gian ô tô nghỉ 
+ Tăng vận tốc thêm 6km/h
 - > 48 + 6 = 54km/h
-HS điền các thông tin vào bảng
- HS điền số liệu thích hợp vào bảng
- Lớp nhận xét
- Từng HS làm bài
HSK: lên bảng giải
- Lớp nhận xét
Bài 46 trang 31 , 32 
C
48
B
A
Giải
- Gọi quãng đường AB là x (km). Điều kiện x > 48 
- Thời gian người lái xe dự định đi từ A đến B là h
- Quãng đường người lái xe đi sau 1 giờ vận tốc dự định là 48km. Quãng đường còn lại để đi tiếp là x – 48 km
- Vận tốc của người lái xe sau khi tăng 6 km/h là 58km/h
- Thời gian đi hết quãng đường còn lại là h,10 phút = h
Theo đề bài ta có phương trình :
 = + 1 + 
9x = 8( x – 48 ) + 432 + 72 
x = 120 (nhận)
Vậy quãng đường AB là 120km
Kết luận của GV: 
- Nắm chắc các bước giải; phân tích đề bài để chọn ẩn, biểu diễn các đại lượng chưa biết, ... từ đó lập được PT để giải
- Giải được dạng toán chuyển động xuôi dòng, ngược dòng của ca nô trên sông
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
- Các bước giải bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình. Đặc biệt chú ý đến bước 1
- Các dạng toán đã giải, đặc biệt là cách lập bảng tóm tắt 
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 2 phút
- Câu hỏi, bài tập: Nắm vững các bước giải bài toán bằng cách lập pt, đặc biệt các dạng toán đã giải
Bài tập: 50ab, 51a, 52ac, 54 trang 33, 34 (sgk)
Hướng dẫn: Tương tự các bài tập đã giải
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhực điểm sau khi tổ chức dạy học: ..........................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 26
Ngày ................................
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_26_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc