Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu cách chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn. Biết cách biểu diễn một đại lượng chưa biết thông qua biểu thức chứa ẩn. Tự hình thành các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích bài toán và tìm lời giải
3. Thái độ: Trình bày cẩn thận, đặt ĐK và đối chiếu ĐK
II. CHUẨN BỊ
*Thầy: Bảng phụ, phấn màu.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 21/01/2019 Tuần: 25 Tiết 51 §6 GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH (tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải phương trình chứa ẩn ở mẫu và các bài tập đưa về dạng này. 3. Thái độ: Rèn tư duy lô gíc - Phương pháp trình bày II. CHUẨN BỊ *Thầy: Bảng phụ, phấn màu. Bảng phụ 1 Phân số ban đầu Phân số mới Tử x x + 2 Mẫu x + 3 x + 3 + 2 = x + 5 Ta có phương trình: Bảng phụ 2 Học sinh lớp 8A Học sinh giỏi lớp 8A Học kỳ I x Học kỳ II x + 3 Ta có phương trình: + 3 = 20%x (=) *Trò: Làm bài tập về nhà III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( Phút) Đặt vấn đề: Tiết học này ta tiếp tục luyện giải các pt chứa ẩn ở mẫu 3. Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Bài 34 SGK- Giải các phương trình (20 Phút) - YCHS tìm hiểu đề bài và trả lời theo gợi ý Gợi ý: + Các đại lượng tham gia vào bài toán? + Đại lượng cần tìm? Cách chọn ẩn? + Nêu cách lập bảng tóm tắt + Biểu thị các đại lượng chưa biết qua ẩn và đại lượng đã biết + Điền biểu thức thích hợp vào chỗ trống - Theo dõi, hoàn chỉnh bảng tóm tắt - Căn cứ vào bảng tóm tắt YCHS thực hiện các bước giải - Theo dõi và uốn nắn các sai sót - HS thảo luận điền các biểu thức thích hợp vào chỗ trống Tb-Y: Phân số và tử và mẫu của chúng Tb: Chọn ẩn là tử của P/S ban đầu HSK: Lập bảng tóm tắt (cột dòng) - Thảo luận điền biểu thức thích hợp - Lớp nhận xét - Từng HS làm bài HSK: lên bảng trình bày lời giải - Lớp nhận xét Bài 34 trang 25 (sgk) Giải Gọi tử số của phân số ban đầu là x ĐK: , thế nên mẫu số của phân số đó là x + 3 Khi tăng cả tử và mẫu của phân số thêm 2 đơn vị, ta được phân số mới là : Theo đề bài ta có phương trình: Giải phương trình được x = 1 (TMĐK) Vậy phân số ban đầu là Hoạt động 2: Bài 35 SGK- Giải các phương trình (17 Phút) - YCHS tìm hiểu đề bài, xác định đại lượng đã cho, cần tìm, các đại lượng liên quan, lập bảng tóm tắt bài toán - Theo dõi, nhận xét, hoàn chỉnh bảng tóm tắt - Em hiểu ... 20% số HS cả lớp? Từ đó ta có PT nào? - YCHS căn cứ vào bảng tóm tắt, trình bày các bước giải - GV theo dõi và hoàn chỉnh lời giải - HS thảo luận nhóm xác định + Đại lượng đã biết (Tb-Y) + Đại lượng cần tìm (Tb-Y) + Đại lượng liên quan (nếu có) - Lập bảng tóm tắt (Tb-K) - Từng HS làm bài Tb-K: trình bày lời giải - Lớp nhận xét Bài 35 trang 25 (sgk) Gọi số học sinh của lớp 8A là x (hs), x N. Khi đó: - Số học sinh giỏi ở học kỳ I của lớp 8A là . - Số học sinh giỏi ở học kỳ II của lớp 8A là + 3. Do số học sinh giỏi ở học kỳ II của lớp 8A bằng 20% số học sinh cả lớp nên ta có phương trình: + 3 = 20%.x Giải phương trình ta được x = 40 (thỏa ĐK) Vậy số học sinh của lớp 8A là 40 học sinh. 4. Củng cố: (5 phút) - Các bước giải bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình - Các dạng toán đã giải, đặc biệt là cách lập bảng tóm tắt 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) Bài 1. Một phân số có tử bé hơn mẫu là 11. Nêu tăng cả tử số lên 3 đơn vị và giảm mẫu số đi 4 đơn vị thì được phân số bằng . Tìm phân số ban đầu Bài 2. Trong một buổi lao động, lớp 8A gồm 40 học sinh chia thành hai tốp: tốp thứ nhất trồng cây và tốp thứ hai làm vệ sinh. Tốp trồng cây đông hơn tốp làm vệ sinh là 8 người. Hỏi tốp trồng cây có bao nhiêu học sinh. Hướng dẫn: Bài 2. Gọi x là số học sinh của tốp trồng cây (x nguyên, lớn hơn 8 và nhỏ hơn 40). Biểu thức biểu thị tốp làm vệ sinh, ... Chuẩn bị bài mới: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp theo) – Xác định đại lượng đã biết, cần tìm và kiến thức liên quan để lập phương trình IV. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 21/01/2019 Tuần: 25 Tiết 52. §6 GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH (tiếp theo) - tiết 1 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS hiểu cách chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn. Biết cách biểu diễn một đại lượng chưa biết thông qua biểu thức chứa ẩn. Tự hình thành các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích bài toán và tìm lời giải 3. Thái độ: Trình bày cẩn thận, đặt ĐK và đối chiếu ĐK II. CHUẨN BỊ *Thầy: Bảng phụ, phấn màu. Vận tốc (km/h) Thời gian (h) Quãng đường đi (km) Xe máy 35 x + 35(x + ) Ô tô 45 x 45x Ta có phương trình: + 3 = 20%x (=) Vận tốc (km/h) Thời gian (h) Quãng đường đi (km) Xe máy 35 s Ô tô 45 90 - x *Trò: Nghiên cứu trước nội dung bài học III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình? (Một Hs lên bảng trả lời, Hs khác theo dõi nhận xét câu trả lời của bạn và n.xét) Đặt vấn đề: Qua các bài toán đã giải, ta thấy để lập được phương trình, ta cần khéo léo chọn ẩn số và tìm sự liên quan giữa các đại lượng, việc chọn ẩn cũng rất là quan trọng, tiết học nay chúng ta tiếp tục giải một số bài toán bằng cách lập phương trình. 3. Nội dung bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Ví dụ (20 phút) - YCHS tìm hiểu ví dụ sgk - Dạng toán? Bài toán chuyển động có các đại lượng nào? Các đại lượng liên hệ với nhau qua công thức nào? Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều? - Bài toán này có các đối tượng nào tham gia? - Gồm những đại lượng nào? - Quan hệ giữa các đại lượng đó là gì? - Nếu chọn x là thời gian xe ô tô đến khi hai xe gặp nhau, thì điều kiện và biểu diễn các đại lượng chưa biết qua ẩn và các đại lượng đã biết vào bảng phụ như thế nào? - Theo đề bài ta lập được phương trình nào? - YCHS căn cứ vào bảng tóm tắt trình bày lời giải và trả lười YC của đề bài. - Theo dõi, nhận xét và củng cố giải toán bằng cách lập phương trình - Cá nhân tìm hiểu ví dụ và trả lời theo gợi ý (Tb-Y) + Dạng bài toán chuyển động + Gồm các đại lượng: v; S, t + s = v.t; t = ; v = + Đây là chuyển động ngược chiều - Các đối tượng chuyển động: Xe máy, ô tô - Đại lượng: quãng đường, vận tốc và thời gian - Quan hệ s = v.t; t = ; v = - HS điền các biểu thức vào ô trống trong bảng phụ (Tb, Y) - HS lập PT và trình bày lại bài giải . - Cá nhân làm bài HSK: lên bảng trình bày lời giải - Lớp nhận xét Ví dụ: SGK Tóm tắt vx.máy = 35km/h NĐ HN 45km/h = vô tô Bài giải: trang 27 SGK Gọi thời gian từ lúc xe ô tô khỏi hành đến lúc hai xe gặp nhau là x (h). Điều kiện x > 0 - Trong thời gian đó, xe ô tô đi được quãng đường 45x (km) Vì xe máy xuất phát trước ô tô 24 phút (tức là giờ) và đi được quãng đường 35(x + ) (km). Theo đề bài ta có phương trình 45x + 35(x + ) = 90 Giải PT ta được x = (thảo mãn ĐK) Vậy thời gian ô tô khởi hành đến khi gặp xe máy là giờ Thời gian xe máy khởi hành đến khi gặp ô tô là + = (giờ), tức là 1 giờ 21 phút Hoạt động 2: Thực hiện ?1, ?2 (17 phút) - YCHS làm ?1, ?2 - Treo bảng phụ cho học sinh làm việc cá nhân rồi lên điền các biểu thức vào bảng phụ - Theo bài toán thì thời gian hai xe lệch nhau là bao nhiêu? Ta lập được phương trình nào? - YCHS làm bài Theo dõi, uốn nắn các sai sót .(= ? giờ?) - So sánh hai cách chọn ẩn, em thấy cách nào gọn hơn? - Thảo luận và điền các biểu thức thích hợp vào bảng phụ Tb-Y: điền vận tốc mỗi xe, quãng đường (ô tô) vão chỗ trống Tb: điền thời gian mỗi xe đi được vào chỗ trống HSK: lập phương trình. (Vì xe máy chạy trước ôtô 24 phút tức giờ nên ta có PT - = - Từng HS làm bài HSK: lên bảng trình bày lời giải - Vậy thời gian để hai xe gặp nhau là giờ, tức 1 giờ 21 phút, kể từ khi xe máy khởi hành. - Lớp nhận xét - Nhận xét: cách giải này phức tạp hơn, dài hơn. ?1 Gọi s (km) là quãng đường xe máy đi từ Hà Nội đến điểm gặp ô tô. Điều kiện 0 < x < 90 - Quãng đường ô tô đi từ Nam Định đến điểm gặp xe máy là: 90 - s (km) - Thời gian đi của xe máy là: (h) - Thời gian đi của ô tô là: (h) Theo đề bài ta có phương trình : - = Giải phương trình ta được s = Thời gian xe đi là: s : 35 = (h) Vậy thời gian để hai xe gặp nhau là giờ, tức 1 giờ 21 phút, kể từ khi xe máy khởi hành. 4. Củng cố: (2 phút) - Nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình thông qua bài toán đã giải - Cách chọn ẩn – thường là đại lượng cần tìm, đặt điều kiện cho ẩn - Các kiến thức vật lý, số học, .... có liên quan - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách giải dạng toán ở bài đọc thên. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Nắm vững các bước giải bài toán bằng cách lập pt - Làm bài tập 37; 40 sgk. HSK tìm hiểu thêm bài đọc thêm Hướng dẫn: Bài 37/30 Vận tốc (km/h) Thời gian (h) Quãng đường đi (km) Xe máy x 9 giờ 30 – 6 giờ = 3,5 giờ 3,5x Ô tô x + 20 9 giờ 30 – 7 giờ = 2,5 giờ 2,5(x + 20) Ta có phương trình: 3,5x = 2,5(x + 20) Bài 40/31 Tuổi hiện nay Tuổi của 13 năm nữa Phương x x + 13 Mẹ Phương 3x 3x + 13 Ta có phương trình: 3x + 13 = 2(x + 13) Chuẩn bị bài mới: Học tiếp bài 7 (Luyện tâp) – Làm các bài tập về nhà IV. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ Ký duyệt của tổ trưởng tuần 25 Ngày .............................. TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_8_tuan_25_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc