Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24+25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn giống vật nuôi. Lấy ví dụ minh hoạ.

- Biết được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng vật nuôi. Lấy ví dụ minh hoạ.

2. Kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng phân biệt được các phương pháp nhân giống trong chăn nuôi.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và trao đổi nhóm.

3. Thái độ:

     Vận dụng vào thực tế, có thái độ bảo vệ các giống, loại vật nuôi quý hiếm.

II. CHUẨN BỊ:

     - Thầy: Bảng phụ (các phương pháp nhân giống theo mẫu bảng).

    - Trò: Chuẩn bị bảng sgk/92.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định(1’)

     - Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ(2’)

     - Kể tên các phương pháp chọn giống vật nuôi?

doc 8 trang Khánh Hội 15/05/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24+25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24+25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24+25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 24 – Tiết: 36	Ngày soạn: 08/01/2019
BÀI 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn giống vật nuôi. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Biết được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng vật nuôi. Lấy ví dụ minh hoạ.
2. Kỹ năng:
- Hình thành kỹ năng phân biệt được các phương pháp nhân giống trong chăn nuôi.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và trao đổi nhóm.
3. Thái độ:
 Vận dụng vào thực tế, có thái độ bảo vệ các giống, loại vật nuôi quý hiếm.
II. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: Bảng phụ (các phương pháp nhân giống theo mẫu bảng).
 - Trò: Chuẩn bị bảng sgk/92.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
 - Kể tên các phương pháp chọn giống vật nuôi?
3. Nội dung bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu về chọn phối. (15’)
I. Chọn phối :
- Thế nào là chọn phối ?
- Chọn phối nhằm mục đích gì?
- HS đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi :
1. Thế nào là chọn phối
 Chọn ghép đôi giữa con đực với con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối.
- Có mấy phương pháp chọn phối ?
- Nêu VD về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống ?
HS đọc thông tin và ví dụ sgk cho biết :
→VD : 
+ gà Lơ go ♂ × gà Lơ go ♀
+ Lợn Móng Cái ♂ × Lợn Ba xuyên ♀
2. Các phương pháp chọn phối :
- Chọn phối cùng giống : chọn con đực + cái cùng giống đó cho giao phối .
 - Chọn phối khác giống: chọn con đực + cái khác giống cho giao phối.
HĐ 2 : Nhân giống thuần chủng. (18’)
II. Nhân giống thuần chủng :
- Thế nào là nhân giống thuần chủng ?
- GV : Chuẩn xác kiến thức.
- Nhân giống thuần chủng nhằm MĐ gì ?
HS đọc thông tin sgk và cho biết :
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập bảng sgk/92 (5P).
=> Đại diện 2 nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
1. Nhân giống thuần chủng là gì ?
- Là p2 nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực và con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
MĐ: - Tạo ra nhiều cá thể giống đã có.
 - Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
- Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả ?
HS đọc thông tin sgk cho biết:
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả ?
- Xác định rõ mục đích.
 - Chọn phối tốt.
 - Không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
4. Củng cố: (3’)
	- Chọn phối là gì ? em hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống ?
	- Em cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2’)
	- Học bài và trả lời câu hỏi sgk.
	- Chuẩn bị bài mới : ôn lại kiến thức đã học tiết sau ôn tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 24 - Tiết: 37	Ngàysoạn : 24/01/2018
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Hệ thống lại kiến thức đã học ở phần thủy sản và chăn nuôi.
	- Có ý thức trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: Hệ thống câu hỏi ôn tập.
	- Trò: Ôn lại kiến thức đã học ở phần thủy sản và chăn nuôi.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định : (1’)
	- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
	- Chon phối là gì? Hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối
 khác giống ?
	- Em hãy cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng ?
3. Nội dung bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Phần thủy sản (15’)
I. Thủy sản :
- Đặc điểm của môi trường nước nuôi thủy sản?
- Biện pháp nâng cao chất lượng nước nuôi thủy sản?
- Tính chất của môi trường nuôi thủy sản?
- Thức ăn của tôm, cá
- Sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo?
- Quan hệ về thức ăn của tôm , cá.
- Chăm sóc tôm, cá có những biện pháp nào?
- Muốn phòng bệnh cho tôm, cá có những biện pháp gì? 
- Nêu các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sp thủy sản?
HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời câu hỏi
1. Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản
2. Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản
3. Qui trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
- Bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản nhằm mục đích gì?
- Trình bày 1 số biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản?
HĐ 2: Phần chăn nuôi (18’)
II. Chăn nuôi 
GV: Nêu câu hỏi và gọi hs trả lời.
- Chăn nuôi có vai trò gì trong nền k/tế nước ta?
- Nhiệm vụ của phát triển chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới?
- Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi ?
- Giống vật nuôi có vai trò ntn trong chăn nuôi ?
- Cho biết các đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của giống vật nuôi ?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của giống vật nuôi ?
- Cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta ?
- Chọn phối là gì ? 
- Mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng ?
HS thảo luận chung cả lớp và trả lời câu hỏi
- Vai trò : cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
 - Điều kiện : có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định và đạt đến một số lượng cá thể nhất định.
 - Phương pháp : chọn lọc hàng loạt, kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi.
 - Chọn phối : là chọn ghép đôi giữa con đực với con cái để cho sinh sản.
4. Củng cố: (3’)
	- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (1’)
	- Học bài theo ôn tập, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Duyệt tuần 24
Ngày: 27/01/2018
PHIẾU HỌC TẬP
Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
Ở địa phương em đã có những biện pháp nào để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản?
PHIẾU HỌC TẬP
Chọn phối là gì?
2. Nêu các phương pháp chọn phối. Cho Ví dụ? 
Nhân giống thuần chủng là gì? Cho ví dụ?
4. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả? 
PHIẾU HỌC TẬP
Thế nào là chọn giống vật nuôi? cho ví dụ?
Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi? Ở Việt Nam sử dụng phương pháp nào là chủ yếu, Vì sao?
Tuần: 25 - Tiết: 38	Ngày soạn: 24 /01/2018
KIỂM TRA 1 TIÊT
Mục tiêu:
Củng cố kiến thức
Rèn kỹ năng phân tích, so sánh.
Chuẩn bị:
Thầy: Đề + đáp án + ma trận
Trò: Ôn lại kiến thức
Các bước lên lớp
Ổn định lớp: 
KTBC: Không kiểm tra
Nội dung bài mới: phát đề kiểm tra
Ma trận
Đề
Đáp án và thang điểm
Rút kinh nghiệm
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Từ 0→↓ 5
Từ 5→↓ 7
Từ 7→↓ 9
Từ → 10
So sánh lần k/tra trước 5↑
↑ (%)
↓ (%)
7A
7B
7C
7D
7E
Tuần: 25 - Tiết: 39 	Ngày soạn : 24/01/2018
BÀI 35, 36 : THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ
GIỐNG GÀ, LỢN QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH
VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức:
 Phân biệt một số giống gà, lợn qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình.
	2. Kỹ năng:
 Biết nhận dạng được 1 số giống gà, lợn qua quan sát ngoại hình trong thực tiễn
	3. Thái độ:
Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, biết giữ vệ sinh môi trường, biết quan sát nhận biết trong thực tiễn và trong giờ thực hành.
II. CHUẨN BỊ :
	- Thầy : Tranh vẽ hình : 55 ; 56 ; 57 ; 58 ; 61. 
	- Trò : Chuẩn bị sẵn bảng báo cáo thực hành.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định: (1’)
	- Kiểm tra sĩ số lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Nội dung thực hành: Phần giảm tải :
+ Bài 35: Đo một số chiều đo của lợn, gà (Không bắt buộc) 
+ Bài 36: 
- Mục I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết. (phần chuẩn bị vật thật : Không bắt buộc.)
- Mục II. Đo một số chiều đo. (Không bắt buộc) 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1 : Giới thiệu mục tiêu bài thực hành. (3’)
I. MỤC TIÊU :
GV : Giới thiệu mục tiêu và y/cầu của bài TH mà hs cần đạt được sau khi TH xong.
HĐ 2 : Tổ chức cho hs thực hành. (19’)
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH :
Treo hình 55 ; 56 ; 57 ; 58
Hướng dẫn cho hs quan sát ngoại hình để nhận biết các giống gà.
HS quan sát hình và làm theo sự hướng dẫn của GV và hoàn thành bảng báo cáo.
1. GÀ :
 + N/xét ngoại hình.
 + Hình dáng toàn thân.
 + Màu sắc, lông, da.
Treo hình 61hướng dẫn cho hs quan sát ngoại hình để nhận biết các giống lợn.
HS quan sát hình và làm theo sự hướng dẫn của GV và hoàn thành bảng báo cáo.
2. LỢN :
 Quan sát đặc điểm ngoại hình (hình dáng, màu sắc, lông, da )
BÁO CÁO THỰC HÀNH (15’)
Giống vật nuôi
Đặc điểm quan sát
- Gà sản xuất trứng
- Gà sản xuất thịt
- Gà Ri
- Gà Lơgo
- Gà Hồ
- Gà Đông Cảo
- Thể hình dài
- Thể hình ngắn
- Da vàng hoặc vàng trắng ; Lông nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía ; dạng mào đơn.
- Lông trắng toàn thân.
- Chân to, thấp, có 3 hàng vẩy.
- Chân cao,to xù xì nhiều « hoa dâu »
- Lợn Landrat
- Lợn đại bạch
- Lợn Móng Cái
 - Lợn ỉ
- Lông, da trắng tuyền. Tai to rủ xuống phía trước.
- Lông cứng, da trắng, mặt gãy, tai to hướng về phía trước.
- Lông đen và trắng.
 - Toàn thân đen
4. Củng cố: (5’)
	- Hướng dẫn hs tự đánh giá BCTH theo mục tiêu.
	- GV thu bài báo cáo thực hành và nhận xét chung về buổi thực hành.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2’)
	- Nhắc nhở một số hạn chế để hs rút kinh nghiệm tiết thực hành sau.
	- Chuẩn bị bài mới : Xem trước bài 37 : thức ăn vật nuôi.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
 . . . . . . . . . . . . . . . ,. . . . . .. . . . . . .. . . .. .. .. . . . . . . . . .
Duyệt tuần 25
Ngày: 27/01/2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_2425_nam_hoc_2018_2019_truong_t.doc