Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I.  MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

- Biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.

- Hiểu được các phương pháp phòng trừ sâu bệnh.

2. Kỹ năng:

- Có khả năng vận dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất.

- Phát triển kĩ năng quan sát và trao đổi nhóm.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.

- Tích hợp bảo vệ môi trường

II. CHUẨN BỊ:

       Thầy:       - Hình 21,22,23 SGK phóng to.

                        - Bảng phụ, phiếu học tập.

       Trò:      Xem trước bài 13.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

       1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)

       2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

          - Nêu những dấu  hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại.

   

doc 9 trang Khánh Hội 15/05/2023 1120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 6 - Tiết: 11	Ngày soạn: 14/9/2018
BÀI 13: PHÒNG TRỪ SÂU, BÊNH
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.
- Hiểu được các phương pháp phòng trừ sâu bệnh.
2. Kỹ năng:
- Có khả năng vận dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất.
- Phát triển kĩ năng quan sát và trao đổi nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.
- Tích hợp bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ:
	Thầy:	 - Hình 21,22,23 SGK phóng to.
	 - Bảng phụ, phiếu học tập.
	Trò: Xem trước bài 13.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
	- Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại.
	3. Nội dung bài mới:	Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển cây trồng và làm giảm NS, chất lượng nông sản. Vậy làm thế nào để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? Đây là nội dung của bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại. (7’)
I. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại:
 Yêu cầu HS đọc thông tin mục I 
+ Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh cần đảm bảo các nguyên tắc nào?
+ Nguyên tắc “ phòng là chính” có những lợi ích gì?
+ Em hãy kể một số biện pháp phòng mà em biết.
+ Trừ sớm, trừ kịp thời là như thế nào?
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ là như thế nào?
- Giáo viên giảng giải thêm cho học sinh hiểu rõ hơn về các nguyên tắc đó.
- Học sinh đọc và trả lời:
à Cần đảm bảo các nguyên tắc SGK
à Ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.
à Như: làm cỏ, vun xới, trồng giống kháng sâu bệnh, luân canh,
à Khi cây mới biểu hiện Sâu, bệnh thì trừ ngay, triệt để để mầm bệnh ko có khả năng gây tái phát.
à Là phối hợp sử dụng nhiều biện pháp với nhau để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Cần phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Phòng là chính.
- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 2: Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. (30’)
II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
- Yêu cầu đọc thông tin mục II
+ Có mấy biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
- YC thảo luận và hoàn thành bảng.
- GV tổng hợp ý kiến các nhóm và đưa ra đáp án: 
- Treo tranh, YC HS q/sát và trả lời:
- HS đọc mục II trả lời:
à Có 5 biện pháp: (SGK)
- (HSG-K) thảo luận nhóm và hoàn thành bảng (HSY, GV hướng dẫn).
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Học sinh quan sát và trả lời:
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh hại:
- VS đồng ruộng, làm đất.
- Gieo trồng đúng KT
- Luân canh.
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
- Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.
2. Biện pháp thủ công:
+ Thế nào là biện pháp thủ công?
+ Em hãy nêu các ưu và nhược điểm của biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu, bệnh.
à Dùng tay bắt sâu hay cắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng vợt, bẩy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
à Học sinh nêu:
+ Ưu: đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.
+ Nhược: hiệu quả thấp, tốn công.
Dùng tay bắt sâu hay vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
3. Biện pháp hóa học:
+ Thế nào là biện pháp hóa học?
+ Nêu lên các ưu và nhược điểm của biện pháp hoá học trong công tác phòng trừ sâu, bệnh.
+ Khi sử dụng biện pháp h/học cần thực hiện các yêu cầu gì?
+ Thuốc hóa học được sử dụng trừ sâu bệnh bằng những cách nào?
 + THMT: Đối với biện pháp hóa học giáo dục HS việc làm ô nhiễm môi trường: Khi sử dụng thuốc h/học 
à Học sinh nêu:
+ Ưu: diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.
+ Nhược: gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), giết chết các sinh vật khác ở ruộng.
à Cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng.
+ Phun đúng kỹ thuật.
à Được dùng bằng các cách:
+ Phun thuốc: (hình 23a)
+ Rắc thuốc vào đất (hình 23b)
+ Trộn thuốc vào hạt giống 
Sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu bệnh bằng cách: phun thuốc, rắc thuốc vào đất, trộn thuốc vào hạt giống.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
phải thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, mang găng tay, đi giày ủng, đeo kính, đội mũ) và ko được đi ngược hướng gió.
(hình 23c)
4. Biện pháp sinh học:
-YC HS đọc mục 4
+ T/nào là biện pháp sinh học?
+ Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp sinh học?
à Sử dụng một số sinh vật như nấm, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
à Biện pháp sinh học:
+ Ưu: hiệu quả cao và không gây ô nhiểm môi trường, an toàn đối với con người, hiệu quả bền vững lâu dài.
+ Nhược: hiệu lực chậm, giá thành cao, khó thực hiện.
Dùng các loài sinh vật như: ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật:
- YC HS đọc thông tin mục 5 và hỏi:
+ T/nào là biện pháp kiểm dịch thực vật?
- Giáo viên bổ sung và cho biết:
 Những năm gần nay, người ta áp dụng chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp, đó là sự kết hợp một cách hợp lí các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.
- Gviên tiểu kết, ghi bảng.
- Học sinh đọc to và trả lời:
à Là sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hại nguy hiểm.
Là sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông lâm nghiệp nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.
4. Củng cố: ( 3phút) 1 em trả lời câu hỏi, 2 em lên bảng làm bài tập
	- Hãy nêu lên các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
Cho HS làm bài tập
 	 Chọn câu trả lời đúng:
 1. Trong nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại thì nguyên tắc “phòng là chính” vì:
	a. Ít tốn công, giá thành thấp, cây phát triển tốt.
	b. Không gây ô nhiễm môi trường.
	c. Tiêu diệt nhanh sâu gây hại.
	d. Ô nhiễm môi trường.
2. Muốn phòng trừ sâu, bệnh hại đạt hiệu quả cao cần áp dụng:
	a. Biện pháp hóa học.
	b. Phối hợp biện pháp kiểm dịch thực vật và canh tác.
	c. Biện pháp thủ công.
	d. Tổng hợp và vận dụng thích hợp các biện pháp.
Đáp án: 1.a	 2.d
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 1’)
 - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Chuẩn bị một số nhãn hiệu thuốc phòng trừ sâu bệnh.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 . . . . . . . . . . . . .. . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 6 - Tiết: 12 	Ngày soạn: 14/9/2018 
BÀI 14: Thực hành 
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI NHÃN HIỆU CỦA 
THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Đọc được nhãn hiệu của thuốc (độ độc của thuốc, tên thuốc.)
2. Kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành và thảo luận nhóm.
 3. Thái độ:
- Có ý thức cẩn thận trong thực hành và bảo đảm an toàn lao động.
- Có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
Thầy: Tranh vẽ về nhãn hiệu của thuốc và độ độc của thuốc.
Trò: Xem trước bài 14.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức lớp: (1phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
	3. Nội dung bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. (5’)
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
GV giới thiệu một số nhãn thuốc của 3 nhóm độc.
HĐ2: Qui trình thực hành. (33’)
II. Quy trình thực hành: Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại:
Đọc được nhãn hiệu của thuốc (độ độc của thuốc, tên thuốc.)
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
- Yêu cầu 3 học sinh đọc nhóm độc 1,2,3.
- Qua 3 hình SGK yêu cầu các nhóm phân biệt mẫu thuốc đang cầm trên tay thuộc nhóm thuốc nào?
Ba học sinh đọc to 3 nhóm độc.
_ Nhóm quan sát và xác định.
1. Phân biệt độ độc:
- Nhóm độc 1: “ Rất độc”, “ Nguy hiểm” kèm theo đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn.
- Nhóm độc 2: “ Độc cao” kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu vàng ở dưới cùng nhãn.
- Nhóm độc 3: “ Cẩn thận” kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời, vạch màu xanh nước biển ở dưới nhãn.
2. Tên thuốc:
 Bao gồm: tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc, công dụng, cách sử dụng.Ngoài ra còn quy định về an toàn lao động.
HĐ 3: Thực hành
III. Thực hành:
- Giáo viên giảng:
 Mẫu các em cầm trên tay gồm có tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng của thuốc và dạng thuốc.
Ví dụ: SGK trang 34.
- Yêu cầu mỗi nhóm xác định tên thuốc, dạng thuốc, nhóm độc, hạn sử dụng.
- Giáo viên nhận xét.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, trao đổi với nhau và chấm điểm lẫn nhau. Sau đó nộp lại cho giáo viên.
- Các nhóm xác định làm thực hành.
- Trao đổi bài thu hoạch giữa các nhóm với nhau và chấm điểm lẫn nhau.
HS làm thực hành và hoàn thành bài thu hoạch bằng cách hoàn thành bảng sau:
Tên thuốc
Độc tính
Hàm lượng
Dạng thuốc
1.
2.
3.
4. Củng cố: (5’)
 Cho học sinh nêu lại cách nhận dạng từng loại thuốc trừ sâu, bệnh.
 Yêu cầu học sinh nộp bài thực hành ( chấm điểm học sinh).
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 1’)
	- Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh.
	- Dặn dò: Về nhà học bài và xem trước bài 15.
IV. Rút kinh nghiệm
Duyệt tuần 6
Ngày: /9/2018
Lớp: 7
Nhóm: 
Bài 14. THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT MỘT SỐ NHÃN HIỆU THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
Điểm
Lời phê
 .
Họ tên các thành viên trong nhóm:
1
2
3
4
5
BÀI THU HOẠCH
STT
Tên thuốc
Độc tính
Hàm lượng
Dạng thuốc
1
..
2
..
3
..
4
..
5
..
6
..
7
..
8
..
9
..
10
..
Tên thuốc
Độc tính
Hàm lượng
Dạng thuốc
Bao gồm tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc
 Độc 1
Có vạch màu đỏ dưới cùng của nhãn
Chứa % chất tác dụng
- Bột thấm nước: WP, BTN, DF, WDG, WG
- Bột hòa tan trong nước: SP, BHN
- Thuốc hạt: G, GR, H
- Thuốc sữa: EC, ND
- Thuốc nhũ dầu: SC
- Dung dịch: DD, SL, L
- Huyền phù: F, HP
Độc 2
Có vạch màu vàng dưới cùng của nhãn
Độc 3
Có vạch màu xanh dưới cùng của nhãn
Ví dụ: Hình 24 SGK/ 35
VICARP 95 BHN
Độc 2
95
Bột hòa tan trong nước

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_6_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc