Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

  1.  Mục tiêu
  2. Kiến thức:

       - Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá.

       - Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

       2. Kỹ năng:

       - Có kỹ năng phân biệt được 2 loại thức ăn là thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

       - Phát triển kĩ năng thực hành và hoạt động nhóm.

       3. Thái độ:

       Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, có ý thức tạo nguồn thức ăn phong phú phục vụ gia đình khi nuôi động vật thủy sản.

II. Chuẩn bị:

Thầy: - Hình vẽ hình 78 (136), 82 (141), 83 (142)

    Kính hiển vi + mẫu nước + bột ngũ cốc +  trai, sò, ốc

Trò: Bột ngũ cốc + trai, sò, ốc + khăn lau + nước ao +  ống hút

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp: (1)’

2. KTBC: (2)’

    Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Nội dung bài mới: Thức ăn của tôm, cá có 2 loại: thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Vậy 2 loại thức ăn này có những đặc điểm nào khác nhau mà người ta chia ra như thế? Để biết được thế nào là thức ăn nhân tạo, thế nào là thức ăn tự nhiên ta vào bài thực hành hôm nay.

doc 7 trang Khánh Hội 15/05/2023 1100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 20 - Tiết: 28	Ngày soạn: 20/12/2018
BÀI 53: THỰC HÀNH: QUAN SÁT ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC 
LOẠI THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (tôm, cá)
 Mục tiêu
Kiến thức:
	- Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá.
	- Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
	2. Kỹ năng:
	- Có kỹ năng phân biệt được 2 loại thức ăn là thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
	- Phát triển kĩ năng thực hành và hoạt động nhóm.
	3. Thái độ:
	Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, có ý thức tạo nguồn thức ăn phong phú phục vụ gia đình khi nuôi động vật thủy sản.
II. Chuẩn bị:
Thầy: - Hình vẽ hình 78 (136), 82 (141), 83 (142)
	Kính hiển vi + mẫu nước + bột ngũ cốc + trai, sò, ốc
Trò: Bột ngũ cốc + trai, sò, ốc + khăn lau + nước ao + ống hút
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1)’
2. KTBC: (2)’
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài mới: Thức ăn của tôm, cá có 2 loại: thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Vậy 2 loại thức ăn này có những đặc điểm nào khác nhau mà người ta chia ra như thế? Để biết được thế nào là thức ăn nhân tạo, thế nào là thức ăn tự nhiên ta vào bài thực hành hôm nay.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
* HĐ 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.( 5’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần I và cho biết:
 + Để tiến hành bài thực hành này ta cần những vật liệu và dụng cụ nào?
- Giáo viên nhận xét và nêu các yêu cầu khi tiến hành bài thực hành này.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của HS
- Học sinh đọc phần I và trả lời:
à Học sinh dựa vào mục I để trả lời:
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đem mẫu vật chuẩn bị cho giáo viên kiểm tra.
- Học sinh chia nhóm thực hành.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 - Kính hiển vi, lọ đựng mẫu nước có chứa sinh vật phù du, lam kính, la men
 - Các mẫu thức ăn như: bột ngũ cốc, trai, ốc, hến được gói trong túi ni lông và có ghi tên từng loại.
* HĐ 2: Quy trình thực hành. (10’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các bước trong quy trình.
- Học sinh đọc các bước.
II. Quy trình thực hành:
 - Bước 1: Quan sát tiêu bản thức ăn dưới kính hiển vi (15 x 8) từ 3 đến 5 lần.
 - Bước 2: Quan sát các mẫu thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của tôm, cá. 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
- GVhướng dẫn học sinh quan sát dưới kính hiển vi kết hợp với tranh vẽ.
- Từ đó tìm thấy sự khác nhau giữa 2 nhóm thức ăn đó
- Học sinh chú ý quan sát sự hướng dẫn của giáo viên.
- Phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại thức ăn.
- Bước 3: quan sát hình vẽ và các mẫu vật thức ăn để tìm thấy sự khác biệt của 2 nhóm thức ăn.
* HĐ 3: Thực hành. ( 22’)
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành.
- Các nhóm tiến hành ghi lại kết quả quan sát được.
 + Trong mẫu nước có những loại thức ăn gì?
 + Các mẫu thức ăn các em chuẩn bị có loại nào thuộc nhóm thức ăn nhân tạo, loại nào thuộc nhóm thức ăn tự nhiên?
- Sau đó các em nộp bài thu hoạch cho giáo viên theo bảng dưới đây.
- Các nhóm tiến hành thực hành.
- Học sinh ghi lại kết quả quan sát được.
- Các nhóm nộp bài thu hoạch cho giáo viên.
III. Thực hành:
Đối với HSG-K các em tự trình bày, giải thích
Đối với HSTB- Y GV hướng dẫn HS trình bày.
Các loại thức ăn
Đại diện
Đặc điểm, hình dạng, màu sắc
1. Thức ăn tự nhiên
TV phù du
TV bậc cao (thực vật đáy)
ĐV phù du
ĐV đáy
2. Thức ăn nhân tạo
 Thức ăn tinh
Thức ăn thô
Thức ăn hỗn hợp
- Tảo khuê,
- Bọ vòi voi,..
- Bột cám
- Thức ăn tôm, cá kèo
4. Củng cố: (3)’
	- HS đánh giá, nhận xét lẫn nhau giữa cá nhóm. GV cho điểm một số HS hoặc nhóm đạt kết quả tốt
	- Vệ sinh
	- Trả dụng cụ
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 2’)
	- Đọc trước bài 54 SGK
	- Tìm hiểu KT chăm sóc tôm, cá và cách quản lí ao nuôi
IV. Rút kinh nghiệm:
..
Tuần: 20 - Tiết: 29	Ngày soạn: 20/12/2018
CHƯƠNG II: QUI TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THỦY SẢN
BÀI 54: CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (tôm, cá)
I. Mục tiêu
	 1. Kiến thức:
	- Nêu được biện pháp chăm sóc tôm, cá thông qua kĩ thuật cho cá ăn.
	- Chỉ ra được những công việc cần phải làm để quản lí ao nuôi thủy sản như kiểm tra ao nuôi và tôm cá.
	- Trình bày được mục đích và một số biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.
	2. Kỹ năng:
	Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.
	3. Thái độ:
	Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế cuộc sống tại gia đình và địa phương.
II. Chuẩn bị:
* Thầy:	- Phóng to hình 84,85
	- Sưu tầm tài liệu nói về công tác chăm sóc, quản lí ao nuôi tôm, cá ở địa phương
	- Một số mẫu cây thuốc, nhãn thuốc bị bệnh cho tôm, cá (nếu có)
* Trò: Xem trước bài 54
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1)’
2. KTBC: (3)’
	- Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?
	- Thức ăn TN khác thức ăn nhân tạo ntn?
	- Trình bày mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá.
3. Nội dung bài mới: Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho tôm, cá là những biện pháp kĩ thuật quan trọng vì nó quyết định đến năng suất, sản lượng của tôm, cá nuôi. Vậy chăm sóc, quản lí, phòng trị bệnh như thế nào để đạt năng suất và chất lượng tốt nhất. Đây là nội dung chúng ta cần tìm hiểu ở bài hôm nay.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
* HĐ 1: Chăm sóc tôm, cá. (13’)
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao cho cá ăn vào lúc 7 – 8 giờ sáng là tốt nhất?
- Giáo viên nhận xét và giải thích cho học sinh rõ hơn.
+ Tại sao lại bón phân tập trung vào tháng 8 – 11?
- Học sinh nghiên cứu và trả lời:
à Vì lúc này trời mát, sau một đêm tôm, cá đói sẽ tích cực ăn, nhiệt độ 200C – 300C là thích hợp để lượng thức ăn phân hủy từ từ, không làm ô nhiễm môi trường.
à Vì vào khoảng thời gian này trời mát, nhiệt độ 
I. Chăm sóc tôm, cá:
1. Thời gian cho ăn:
 Buổi sáng: Từ 7-8 giờ
Buổi chiều: Từ 17-18 giờ
2. Cho ăn:
- Cần cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
- Giáo viên giảng thêm: 
 Lúc này tôm, cá cần tích lũy mỡ qua mùa đông nên cần tập trung cho cá ăn nhiều.
+ Tại sao chúng ta không bón phân vào mùa hè?
- Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK và cho biết:
+ Nguyên tắc cho ăn “lượng ít và nhiều lần” mang lại lợi ích gì?(HSG-K)
- Giáo viên giảng thêm:
 Nguyên tắc này nhằm làm cho hệ số thức ăn càng giảm càng tốt. Hệ số thức ăn càng nhỏ thì lượng thức ăn tiêu tốn càng ít và giá thành sản phẩm càng hạ à sẽ kinh tế hơn.
+ Khi cho tôm, cá ăn thức ăn tinh phải có máng đựng thức ăn nhằm mục đích gì? 
+ Cho phân xanh xuống ao nhằm mục đích gì?
+ Tại sao bón phân chuồng, phân bắc xuống ao phải dùng phân đã ủ hoai mục?
- Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt, ghi bảng
+ Cho biết chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho tôm, cá là làm như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức cho học sinh.
thích hợp, thức ăn phân hủy từ từ, không gây ô nhiễm môi trường nước.
- Học sinh lắng nghe.
à Thức ăn phân hủy nhanh gây ô nhiễm nước, nhiệt độ nước trong ao tăng.
- Học sinh ghi bài.
à Tiết kiệm thức ăn và cá, tôm sẽ ăn hết thức ăn.
- Học sinh lắng nghe.
à Thức ăn không bị rơi ra ngoài vì nếu thức ăn rơi tự do sẽ trôi đi, chìm xuống đáy ao rất lãng phí.
à Chất hữu cơ phân hủy là thức ăn của vi sinh vật phù du, vi sinh vật phù du phát triển sẽ làm thức ăn trở lại cho tôm, cá.
à Tránh ô nhiễm môi trường lây lan mầm bệnh cho con người.
- Học sinh ghi bài.
à Phải cho ăn đủ số lượng, đảm bảo đủ dinh dưỡng và cho ăn đúng kỹ thuật.
- Học sinh lắng nghe.
 Mỗi loại thức ăn có cách cho ăn khác nhau:
 + Thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp rải đều khắp ao 
 + Phân xanh bó thành bó dìm xuống nước.
 + Phân chuồng đã ủ hoai và phân vô cơ hòa tan trong nước rồi tạt đều khắp ao.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 2: Quản lí. (3’)
GV chỉ giới thiệu
GV giới thiệu các biện pháp quản lí trong nuôi ĐV thủy sản cho HS biết.
Kiểm tra ao nuôi tôm, cá: Kiểm tra đăng, cống, bờ. Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá. Xử lý kịp thời khi cá nổi đầu và có biểu hiện bệnh.
- Kiểm tra kích thích chiều dài khối lượng tôm cá 2 tháng 1 lần.
Quản lí
 1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá
 2. Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá.
* Hoạt động 3: Một số phương pháp phòng trị bệnh cho tôm, cá: ( 20’)
thông tin mục III.1 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao lại coi trọng việc phòng bệnh hơn trị bệnh?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh chốt ghi bài.
- Giáo viên hỏi:
+ Thiết kế ao nuôi thế nào cho hợp lí?
+ Mục đích của vệ sinh môi trường là gì?
+ Tăng cường sức đề kháng của tôm, cá nhằm mục đích gì?
+ Cho biết các biện pháp để tăng cường sức đề kháng của tôm, cá? (HSY)
- Học sinh đọc và trả lời:
à Vì khi tôm, cá bị bệnh việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém, hiệu quả thấp.
- Học sinh ghi bài.
à Thiết kế ao nuôi:
+ Có hệ thống kiểm dịch, ao cách li,..
+ Có nguồn nước sạch, nước đủ.
+ Có hệ thống cấp thoát nước riêng.
à Mục đích:
+ Xóa bỏ nơi ẩn nấp của mầm bệnh.
+ Cải tạo ao.
à Làm cho vật nuôi luôn khỏe mạnh và mầm bệnh khó xâm nhập vào cơ thể tôm, cá.
à Chọn giống tôm, cá khỏe mạnh, mập mạp, cho ăn theo “4 định”, thường xuyên chăm sóc, quản lí môi trường nước, xử lí kịp thời khi phát hiện tôm, cá bị bệnh.
III. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá:
 1. Phòng bệnh:
 a. Mục đích:
 Tạo điều kiện cho tôm, cá luôn luôn được khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị nhiễm bệnh.
 b. Biện pháp:
- Thiết kế ao nuôi hợp lí.
- Cải tạo ao nuôi trước khi thả tôm, cá.
- Tăng sức đề kháng cho tôm, cá.
- Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và hoạt động của tôm, cá để xử lí kịp thời.
- Dùng thuốc phòng trước cho tôm, cá để hạn chế và phòng ngừa bệnh dịch phát sinh. 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
+ Tại sao phải dùng thuốc trước mùa phát sinh bệnh của tôm, cá?
- Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III.2 và cho biết:
+ Khi tôm, cá bị bệnh có nên dùng thuốc không?
- Giáo viên chốt lại, ghi bảng.
- Giáo viên nói:
 Để phòng và chữa bệnh cho tôm, cá người ta đã dùng một số cây thuốc thảo mộc, tân dược.
- Giáo viên treo tranh và giới thiệu cho học sinh biết. Sau đó yêu cầu nhóm thảo luận hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung ghi bảng.
- Kể tên một số thuốc trong thực tế dùng chữa bệnh cho tôm, cá?(HSG-K)
à Để ngăn ngừa và hạn chế bệnh phát sinh.
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh đọc và trả lời:
à Có, vì dùng thuốc là để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cá khỏe mạnh trở lại, sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh phải nêu được:
+ Hóa chất: vôi, thuốc tím.
+ Thuốc tân dược: Sulfamit.
+ Thuốc thảo mộc: cây thuốc cá, tỏi, lá xoan.
- Học sinh ghi bài.
2. Chữa bệnh:
 a. Mục đích:
 Dùng thuốc để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho tôm, cá đảm bảo cho cá khỏe mạnh trở lại, sinh trưởng và phát triển bình thường.
 b. Một số thuốc thường dùng:
- Hóa chất: vôi, thuốc tím.
- Tân dược: Sunfamit, Ampicilin.
- Thảo mộc: tỏi, cây thuốc cá.
4. Củng cố: (3’)
- Trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá
- Quản lí ao nuôi cá gồm những công việc gì?
Chữa bệnh
	Hoàn thành các sơ đồ:
(1)
(2)
(3)
	(1): Hóa chất
	(2): Thuốc tân dược
	(3): Thuốc thảo mộc.
- Muốn phòng bệnh cho tôm, cá cần có những biện pháp gì?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 2’)
- Học bài trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc bài 55, tìm hiểu phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến tôm cá ở gia đình, địa phương.
IV. Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................
Duyệt tuần 20
Ngày: /12/2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc