Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I.Mục tiêu:

     - Kiến thức: học sinh biết một số thể loại bài hát như: hát ru, hành khúc, bài hát lao động…

-  Kỹ năng: HS đọc đúng giai điệu bài TĐN, kết hợp gõ nhịp bài TĐN.                                                                                                                                          - Thái độ: HS hiểu và yêu thích các thể loại bài hát của âm nhạc Việt Nam.

II.Chuẩn bị:

  1. Giáo viên: đàn organ, máy nghe, băng nhạc.
  2. Học sinh: SGK âm nhạc 7.

III.Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ: bài TĐN số 6.
  3. Nội dung bài mới:
doc 3 trang Khánh Hội 16/05/2023 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 01/ 01 / 2019
Tiết CT: 21. Tuần: 22.
Tên bài dạy:
 	- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6
 	- Âm nhạc thường thức: Một số thể loại bài hát
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức: học sinh biết một số thể loại bài hát như: hát ru, hành khúc, bài hát lao động
- Kỹ năng: HS đọc đúng giai điệu bài TĐN, kết hợp gõ nhịp bài TĐN. - Thái độ: HS hiểu và yêu thích các thể loại bài hát của âm nhạc Việt Nam.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: đàn organ, máy nghe, băng nhạc.
Học sinh: SGK âm nhạc 7.
III.Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: bài TĐN số 6.
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:
1.Ôn tập TĐN số 6:
2.Âm nhạc thường thức:
Một số thể loại bài hát.
Căn cứ vào nội dung âm nhạc hoặc hình thức trình diễn để chia các thể loại bài hát:
a.Hát ru: âm điệu khoan thai, nhẹ nhàng, tiết tấu đung đưa
vd: Ru con, Ru em, Mẹ yêu con
b. Hành khúc: bài ca có âm điệu khỏe mạnh húng tráng, tiết tấu phù hợp với đoàn người đi đều bước.
vd: Tiến bước dưới quân kì, Nối vòng tay lớn, Lên đàng
c. Bài hát lao động: nhịp điệu bài hát phù hợp với các động tác lao động như chèo thuyền, kéo thuyền, kéo gỗ, leo núi, dệt vải
vd: Hò hụi, Hò giã gạo, Hò leo núi, Hò kéo pháo
d. Bài hát sinh hoạt vui chơi: có giai điệu vui tươi, có thể hát khi đi chơi, cắm trại, lễ hội
vd: Bắc kim thang, Tàu em đi trại hè, Cái bống
e. Bài hát trữ tình, tình ca:
bài hát giàu tình cảm, đề cập đến tình yêu, đất nước, con người
vd: Tình ca, Chị tôi, Bụi phấn, Việt Nam quê hương tôi
g. Bài hát nghi lễ, nghi thức:
bài hát ở thể loại này có tính chất nghiêm trang, dùng trong nghi lễ,chào cờ, mặc niệm, có khi là bài hát riêng của một tổ chức đoàn thể
vd: Tiến quân ca, Hồn tử sĩ, Quốc tế ca, Đội ca 
GV ghi bài lên bảng.
HS ghi bài vào tập.
GV đàn gam la thứ và hướng dẫn HS đọc.
HS luyện đọc gam la thứ.
GV đàn giai điệu bài TĐN.
HS nghe và nhớ giai điệu bài TĐN.
GV đệm đàn. GV chú ý sửa sai cho HS những chỗ khó.
GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu.
HS đọc bài nhạc và chú ý nghe tiếng đàn.
HS đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu.
GV chia HS thành một số nhóm nhỏ.
GV đàn.
GV gọi cá nhân HS đọc bài. GV có nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2:
Một nhóm đọc nhạc, một nhóm gõ tiết tấu.
HS hát lời ca.
Cá nhân HS đọc bài.
GV giới thiệu cho HS biết căn cứ vào nội dung bài hát hoặc hình thức trình diễn để biết được thể loại bài hát.
GV mở cho HS nghe một số bài hát ở các thể loại để HS nhận biết việc phân chia thể loại bài hát cũng mang tính chất tương đối.
GV khuyến khích HS hát bài hát mà các em biết.
HS biết mỗi thể loại bài hát có nội dung, tính chất âm nhạc khác nhau.
HS nghe các bài hát và nhận biết được điểm khác nhau của từng thể loại bài hát.
HS có thể trình bày một số bài hát mà các em biết.
 4. Củng cố: Đọc bài TĐN số 6.
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
 Xem bài hát “Khúc ca bốn mùa” 
IV. Rút kinh nghiệm:
..
..
 Kí duyệt tuần 22
 Tiêu Văn Công

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_7_tuan_22_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc