Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I.Mục tiêu:

     - Kiến thức:+ Học sinh được học một bài dân ca của dân tộc Hrê ( Tây Nguyên).

                       + Học sinh biết về quãng, quãng giai điệu, quãng hòa âm.

-  Kỹ năng: HS thể hiện giai điệu đặc trưng của dân tộc Tây Nguyên.

- Thái độ: qua bài hát các em hiểu thêm về cuộc sống của người dân Tây Nguyên.

II.Chuẩn bị:

  1. Giáo viên: đàn organ, máy nghe, băng nhạc.
  2. Học sinh: SGK âm nhạc 7.

III.Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp.                                                         (1’)
  2. Kiểm tra bài cũ: (không).
  3. Nội dung bài mới:
doc 3 trang Khánh Hội 16/05/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 18 / 12 / 2018
Tiết CT: 19. Tuần: 20.
Tên bài dạy:
 	- Học hát bài : ĐI CẮT LÚA
 	- Nhạc lí : Sơ lược về quãng
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức:+ Học sinh được học một bài dân ca của dân tộc Hrê ( Tây Nguyên).
 + Học sinh biết về quãng, quãng giai điệu, quãng hòa âm.
- Kỹ năng: HS thể hiện giai điệu đặc trưng của dân tộc Tây Nguyên.
- Thái độ: qua bài hát các em hiểu thêm về cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: đàn organ, máy nghe, băng nhạc.
Học sinh: SGK âm nhạc 7.
III.Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp. (1’)
Kiểm tra bài cũ: (không).
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:
1.Học hát bài:
 Đi Cắt Lúa
 Dân ca Hrê
-Bài hát viết ở nhịp 2/4, giọng Đô trưởng.
+ Tính chất nhịp 3/8: nhịp nhàng, uyển chuyển.
-Bài hát có 2 câu:
+Câu 1: Đàn em vui bản làng. (ê)
+Câu 2: Từng đàn em bản làng.(ê)
-Nội dung bài hát: bài hát ngắn gọn, mạch lạc có tính chất hồn nhiên, lạc quan, trong sáng.
2.Nhạc lí:
Sơ lược về quãng
a.Định nghĩa: 
-Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc.
-Quãng có hai âm vang lên lần lượt gọi là quãng giai điệu.
-Quãng có hai âm vang lên cùng một lúc gọi là quãng hòa âm.
b.Gọi tên quãng: 
-Q.1: 2 nốt cùng tên.
-Q.2: 2 nốt đi liền bậc
-Q.3: 2 nốt cách nhau 1 bậc
*HS đại trà: hát đúng giai điệu.
*HS năng khiếu: thể hiện được tính chất bài hát.
GV ghi bài lên bảng.
HS ghi bài vào tập.
GV hướng dẫn
HS luyện thanh
GV giới thiệu bài hát “Đi cắt lúa” là một bài dân ca của dân tộc Hrê đã trở nên quen thuộc với nhân dân ta. 
HS nghe và biết vài nét về bài hát Đi cắt lúa
GV giới thiệu về Tây Nguyên: có các tỉnh Gia lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng Có các dân tộc : Ba-na, Gia-rai, Ê-đê...
GV hỏi: nhịp, giọng.
HS biết sơ lược về miền đất Tây Nguyên và các dân tộc anh em
HS trả lời
GV gọi HS đọc lời ca 
GV mở bài hát
GV hướng dẫn cho HS tập hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích. GV hát mẫu, sửa sai cho HS những chỗ khó. Đếm phách ngân dài.
GV hướng dẫn HS hát tốt câu 1 sau đó chuyển sang câu 2.
GV đệm đàn
GV gợi ý cho HS nêu lên cảm nghĩ sau khi học bài hát
Hoạt động 2:
HS đọc lời ca.
HS nghe và nhớ
HS hát và chú ý nghe tiếng đàn để hát đúng cao độ, trường độ.
Ngân dài đủ phách.
HS thể hiện tốt từng câu, sau đó ghép lại cả bài.
HS hát, thể hiện đúng tính chất dân ca Hrê
HS nêu lên cảm nghĩ về bài hát
GV giới thiệu cho HS khái niệm về quãng
GV hướng dẫn cho HS nhận biết quãng giai điệu và quãng hòa âm 
GV hướng dẫn HS về cách gọi tên quãng
GV giới thiệu một số ví dụ về các quãng
HS có hiểu biết về quãng
HS nhận biết được quãng giai điệu và quãng hòa âm
HS hiều được cách gọi tên quãng qua các bậc âm
HS có thể tìm tên quãng
 4. Củng cố: Hát bài “ Đi cắt lúa” (2’)
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1’)
 -Thuộc bài hát “Đi cắt lúa” 
 -Xem bài TĐN số 6.
IV. Rút kinh nghiệm:
..
..
 Kí duyệt tuần 20
 Tiêu Văn Công
 BGH kí duyệt – Tháng 12

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_7_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc