Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Hồ Tú Anh

I. PHẦN VĂN BẢN:

1.Truyện và kí Việt Nam

TT Tên tác phẩm  Tác giả Thể loại  Nội dung    Nghệ thuật Ý nghĩa
1

Bài học đường đời đầu tiên 

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài Truyện

- Vẻ đẹp cường tráng của DM.

- DM kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của DC.

- DM hối hận và rút ra bài học cho mình.

- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.

- Hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.

- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.

- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.

 

docx 10 trang Khánh Hội 16/05/2023 1901
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Hồ Tú Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Hồ Tú Anh

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Hồ Tú Anh
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6
	NĂM HỌC 2019 – 2020	
I. PHẦN VĂN BẢN:
1.Truyện và kí Việt Nam
TT
Tên tác phẩm 
Tác giả
Thể loại
 Nội dung 
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
Bài học đường đời đầu tiên 
(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
Truyện
- Vẻ đẹp cường tráng của DM.
- DM kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của DC.
- DM hối hận và rút ra bài học cho mình.
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
2
Sông nước Cà Mau (Trích Đất rừng phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện ngắn
- TN vùng sông nước CM có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
- Cuộc sống con người chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo.
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể, kết hợp miêu tả và thuyết minh.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ.
- Sử dụng từ ngữ địa phương.
Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
* Nhân vật Kiều Phương.
- Say mê hội họa.
- Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu.
* Nhân vật người anh:
- Quan sát những biểu hiện của lòng say mê hội họa của Kiều Phương.
- Mặc cảm vì nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì.
- Xúc động khi cảm nhận được tâm hồn, lòng nhân hậu của Kiều Phương qua bức tranh "Anh trai tôi".
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nv.
Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.
4
Vượt thác
( trích Quê nội)
Võ Quảng
Truyện
- Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn.
- Hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.
- Phối hợp tả cảnh TN và tả ngoại hình, hành động của con người.
- Sử dụng ss, nhân hóa phong phú.
- Lựa chọn chi tiết mt đặc sắc, chọn lọc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
Vượt thác là 1 bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
5
Cô Tô (trích phần cuối bài kí Cô Tô)
Nguyễn Tuân
Kí
- Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau cơn bão.
- Bức tranh bình minh trên biển.
- Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
2. Thơ
TT
Tên tác phẩm 
Tác giả
 Nội dung 
Nghệ thuật
 Ý nghĩa
1
Đêm nay Bác không ngủ (1951)
Minh Huệ 
- Câu chuyện cảm động về tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân qua cảm nhận của người chiến sĩ.
- Tình cảm mến yêu, kính phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
- Sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác.
2
Lượm (1949)
Tố Hữu 
- Hình ảnh chú bé Lượm trong kỉ niệm của tác giả: Hồn nhiên, vô tư, vui tươi, yêu đời, say mê với công việc kháng chiến.
- Câu chuyện cảm động về sự hi sinh anh dũng của Lượm.
- Tâm trạng xúc động, nỗi đau xót, nghẹn ngào của tác giả khi hay tin Lượm hi sinh.
- Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
Bài thơ khắc họa hình ảnh 1 chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là 1 hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT 
1. Phó từ là gì ? Phân loại phó từ? 
*Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.(Đã , vẫn , rất...) 
*Ví dụ: Vậy là mùa xuân mong ước đã đến. 
*Có 2 loại phó từ lớn: 
+ Phó từ đúng trước động từ, tính từ: 
. Chỉ thời quan hệ gian: Đã -> Đã đi ; Đang -> đang nhảy ; Sắp -> Sắp đi ... 
. Mức độ: Rất -> Rất đẹp ; Thật -> Thật đẹp 
. Sự tiép diễn tương tự : Cũng -> Cũng đẹp ; Vẫn -> Vẫn tốt... 
. Sự phủ định: Không -> Không đến ; Chẳng -> Chẳng lấy... 
. Sự cầu khiến : Đừng -> Đừng đi ... Hãy -> Hãy đến... 
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ: 
.Chỉ mức độ : Lắm -> Nóng lắm ; Quá -> Lạnh quá 
. Chỉ khả năng : Được –> Làm được 
. Chỉ kết quả và hướng : Ra -> Đi ra , Vào -> Đi vào
2. So sánh
a. Khái niệm: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Ví dụ: 
- So sánh đồng loại:
 Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo
 Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền.
- So sánh khác loại:
 Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. ( Hồ Chí Minh)
b. Cấu tạo của phép so sánh: Có cấu tạo đầy đủ là 4 phần, có thể biến đổi ít nhiều.
Vế A (sự vật được ss)
Phương diện ss
Từ ss
Vế B (sự vật dùng để ss)
Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy tường thành vô tận
Trẻ em
như
búp trên cành
Bác ngồi đó
lớn mênh mông
trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non...
c. Có 2 kiểu so sánh: 
 - So sánh ngang bằng. VD: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
 - So sánh không ngang bằng. VD: Lan cao hơn An.
 d. Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 - Miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.
 - Biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
3. Nhân hóa
a. Khái niệm: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
 Ví dụ: Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười.
b.Các kiểu nhân hóa: 3 kiểu nhân hóa :
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
VD: Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
VD: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. 
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
VD: Núi cao chi lắm núi ơi
 Núi che mặt trời chẳng thấy người thương., hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có net
4. Ẩn dụ
a. Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: 
 Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
Người cha là hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác.
b. Các kiểu ẩn dụ: có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp.
- Ẩn dụ hình thức.
- Ẩn dụ cách thức.
- Ẩn dụ phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
5. Hoán dụ
a. Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: 
 Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
b. Các kiểu hoán dụ: có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
 Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Bàn tay để chỉ con người lao động).
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Ví dụ: Vì sao? Trái đất nặng ân tình
 Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh. ( Trái đất là vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng là nhân loại).
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Ví dụ: Ngày Huế đổ máu
 Chú Hà Nội về (đổ máu dấu hiệu thường dùng cho sự hi sinh, mất mát)
- Lấy cài cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Ví dụ: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm phải trồng người. (mười năm là thời gian trước mắt, trăm năm là thời gian lâu dài).
III.TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
1. Tả cảnh
- Các bước cơ bản khi làm bài văn tả cảnh: Xác định đối tượng miêu tả; quan sát, lựa chọn những 
hình ảnh tiêu biểu; trình bày những điều quan sát được theo một trình tự.
- Bố cục bài văn tả cảnh: gồm 3 phần.
 + Mở bài: giới thiệu cảnh được tả.
 + Thân bài: tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
 + Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. Tả người
- Các bước cơ bản để làm bài văn tả người:
 + Xác định đối tượng miêu tả, quan sát.
 +Lựa chọn những hính ảnh tiêu biểu.
 + trình bày những điều quan sát được theo một trình tự.
- Bố cục bài văn tả cảnh, gồm 3 phần:
 + Mở bài: giới thiệu người được tả
 + Thân bài: tả chi tiết theo một thứ tự ( ngoại hình, cử chỉ, lời nói,..)
 + Kết bài: phát biểu cảm tưởng về người được tả.
3. Một số dàn bài tham khảo
 Đề 1: Em hãy tả lại cảnh dòng sông quê em.	
 a. Mở bài: Giới thiệu dòng sông cần tả
 - Ở đâu ? Vị trí ?
 - Quan sát vào thời điểm nào trong ngày ?
 b. Thân bài: 
 * Tả bao quát: Nhìn từ xa, dòng sông trông như thế nào?
 * Tả chi tiết: 
 - Hình dáng: (dài, uốn khúc, thẳng tắp,...)
 - Màu sắc
 - Cảnh hai bên bờ sông (những lũy tre xanh, những rặng dừa trĩu nặng, nhà cửa ven sông,...) 
 - Cảnh trên dòng sông (thuyền, ghe, bạn nhỏ tắm sông, lục bình trôi...
 - Hoạt động của con người trên dòng sông.
 c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về dòng sông gắn với tuổi thơ.
Đề 2: Tả quang cảnh sân trường nơi em học vào giờ ra chơi.
a. MB: Giới thiệu quang cảnh sân trường nơi em học vào giờ ra chơi.
b. TB: Tả trình tự quang cảnh sân trường nơi em học vào giờ ra chơi:
- Bắt đẩu giờ ra chơi.
- Những hoạt động trên sân trường: các trò chơi, hình ảnh các bạn, ...
- Miêu tả về cảnh quang môi trường ở đây.
c. KB: Cảm nghĩ của em về ngôi trường, về giờ ra chơi.
Đề 3 : Hãy miêu tả lại một người thân của em (ông bà, cha mẹ, anh chị...)
 a. Mở bài: Giới thiệu về người thân mà em sẽ tả.
 b. Thân bài: 
- Ngoại hình: Tuổi tác ? Tầm vóc ? Dáng người ? Khuôn mặt ? Mái tóc ? Mắt ? Mũi ? Miệng ?
 Làn da ? Trang phục ?...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
- Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)
- Nghề nghiệp, việc làm ( những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé : học, chơi đùa, nói 
năng...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
- Sở thích, sự đam mê: cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...( từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
- Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh : Biểu hiện ? Lời nói ? Cử chỉ ? Hành động 
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người thân đó, yêu mến, tự hào, lời hứa...
Đề 4: Tả một cụ già cao tuổi 
a. M bài : Khái uát về tuổi tác,tính tình... 
b.Thân bài: Tả chi tiết : 
- Tiếng nói trầm vang, thều thào, yếu ớt. 
- Mắt tinh tường lay láy (chậm chạp, lờ đờ, đùng đục...) 
- Tóc rụng lơ thơ,bạc như cước 
- Da nhăn nheo,nhưng đỏ hồng hào (đồi mồi,vàng vàng...) 
- Chân tay gầy guộc, gân guốc 
- Hay làm ,hay làm ít ngủ. 
c.Kết bài: 
- Lòng yêu uí, kính trọng 
- Mong cụ sống lâu... 
Đề 5: Tả cô giáo say sưa giảng bài trên lớp 
a.M bài 
- Giới thiệu về cô giáo 
-Trong hoàn cảnh: Đang giảng bài 
b.Thân bài: Tả chi tiết: 
*Ngoại hình: 
- Vóc dáng,mái tóc, gương mặt, nước da...
- Trang phục: Cô mặc áo dài,
*Tính nết: 
- Giản dị, chân thành...
 - Dịu dàng, tận tuỵ, yêu thương học sinh 
- Gắn bó với nghề 
*Tài năng: 
- Cô dạy rất hay 
-Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật 
- Đôi mắt lấp lánh niềm vui. 
- Chân bước chậm rải trên bục giảng xuống dưới lớp
- Cô như đang trò chuyện cùng chúng em. 
- Giờ dạy của cô rất vui vẻ, sing động, học sinh hiểu bài 
c.Kết bài: 
- Kính mến cô 
- Mong cô sẽ tiếp tục dạy dỗ. 
4. Bài văn mẫu:
 Đề 1: Tả về mẹ em. 
Trong gia đình em có rất nhiều người thân, mỗi người đều để lại trong em một ấn tượng sâu sắc nhưng người mà em yêu quý nhất là mẹ.
Mẹ em tên là., năm nay mẹ em .tuổi, cao khoảng.. Mỗi lần nhìn mẹ em thấy nổi
bật nhất là khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu cùng đôi mắt bồ câu sáng long lanh như những
vì sao trên trời. Mỗi lần mẹ cười để lộ hàm răng trắng như hoa cau. Đặc biệt hơn là mái tóc đen mượt cùng làn da ửng hồng đã tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của mẹ. Hằng ngày, sau những giờ làm việc vất vả mệt nhọc, mẹ thường xem ti vi để thư giãn căng thẳng.Công việc của mẹ là những công việc quen thuộc của bao người phụ nữ trong gia đình. Tuy năm nay mẹ mới ngoài.nhưng mỗi lần nhìn mẹ em lại thấy thương mẹ vô cùng. Bàn tay mềm mại ngày nào giờ đây đã chay sần, khô rát. Làn da ửng hồng ngày nào giờ đây cũng đã bắt đầu xuất hiện nếp nhăn. Mẹ ơi! Bao nhiêu công việc không tên không tuổi đã đè trên đôi vai nhỏ bé của mẹ.Tuy nó là công việc không tên không tuổi nhưng không lấy gì để so sánh với công lao ấy được. Dù những lúc công việc bận rộn, con cái chưa được ngoan nhưng chưa khi nào em phải nghe những lời quát, la mắng của mẹ và thay vào đó là những lời động viên, an ủi, vỗ về.Chính những lời động viện, an ủi ấy đã cho em biết bao niềm vui trong cuộc sống. Những bát cơm con ăn hằng ngày, những li nước con uống đều là từ bàn tay mẹ. Trong gia đình mẹ không chỉ dành sự quan tâm, chăm sóc cho em mà sự quan tâm chăm sóc ấy mẹ đều dành hết cho mọi người thân trong gia đình, vì thế không chỉ là người thân mà những người hàng xóm láng giềng khi nhắc đến mẹ ai cũng ngưỡng mộ, thán phục. Mẹ ơi !đối với con mẹ là người mẹ tuyệt vời, đối với bố mẹ là người vợ chung thủy đảng đang, đối với ông bà mẹ là người con dâu hiếu thảo.
Trong tâm trí em hình ảnh mẹ luôn ngời sáng, những gì mẹ dành cho em là vô bờ bến. Những điểm 9, 10 hôm nay con đạt được là sự đền đáp công ơn của mẹ. Dù sau này khôn lớn có thể con phải xa mẹ nhưng hình ảnh của mẹ , tình thương của mẹ luôn dõi theo, chắp cánh cho con suốt cuộc đời.Ước gì thời gian ngừng trôi để mẹ trẻ đẹp mãi, để con lại được sống trong vòng tay âu yếm, nâng niu của mẹ.Cảm ơn mẹ đã cho con tất cả. Cánh cửa tương lai phía trước đang chờ đón con và chính mẹ là chìa khóa mở ra cách cửa tương lai ấy.Mẹ ơi! Con yêu mẹ vô cùng.
Đề 2: Tả cảnh quê hương em vào một buổi sáng bình minh đầu xuân
Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật.Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.
Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
Đề 3: Tả cảnh đêm trăng.
Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy, một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng đẹp đến kì lạ. Mãi mãi em không bao giờ quên được. Đó là cái đêm trăng rằm tháng bảy mà bố mẹ cho em về quê nội. 
Ngay khi hoàng hôn vừa tắt, trên bầu trời bao la, hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao nhấp nháy. Chỉ có ngôi sao chiều là sáng nhất, đứng kiêu hãnh một mình như một thiếu nữ đẹp giữa bức tranh trời thu. Màn đêm dần dần buôngxuống. Mọi nhà trong xóm đă lên đèn từ bao giờ. Ngoài đồng, đom đóm lập lòe tưởng như muôn vàn những vì sao nhấp nháy cuối trời xa.Chỉ ít phút sau, mặt trăng bắt đầu ló dạng. Lúc đầu, nó giống như một cái đèn lồng bị che khuất một nửa, mặt cắt nằm phía dưới, rồi từ từ nhô lên, tròn vành vạnh, lơ lửng giữa không trung, như một cái đèn lồng khổng lồ chiếu những ánh sáng vàng dịu xuống vạn vật. Em bước ra ngõ nhìn về phía trăng mọc. Một lúc sau, trăng gối đầu lên rặng cây lờ mờ ở chân trời xa tít, để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre 
già. Bầu trời bây giờ trong vắt. Hàng trăm đốm sao rải rác trên nền trời lúc ẩn lúc hiện. Có lẽ trăng sáng quá làm cho chúng mờ đi chăng? Tuy vậy, em vẫn thấy chúng đẹp và đáng yêu, bởi chúng là những viên ngọc quý tỏa ánh sáng hiếm hoi cho những đêm vắng bóng chị Hằng Nga. Bây giờ thì trăng đã lên cao tỏa ánh sáng dìu dịu, nhuộm một màu bạc khắp ruộng đồng, thôn xóm, làng mạc. Cạnh nhà Nội, dòng sông long lanh gợn sóng lăn tăn như hàng trăm con rồng nhỏ đang lượn múa. Và kia nữa, mái tôn cửa, những ngôi nhà phía trái phản chiếu ánh trăng óng ánh. Ánh vàng còn phết lên những thảm cỏ xanh và vườn rau sau nhà tạo nên một mảng sáng nhờ nhờ, bàng bạc. Bóng nhà, bóng cây in rõ thành những vầng đen nhạt trên mặt đất. Thỉnh thoảng, gió hiu hiu thổi, cỏ cây lay động xào xạc. Những bóng đen của cây cối lắc lư, thay dạng đổi hình như những “bóng ma” chập chờn...Trong xóm, hầu hết mọi nhà tụ họp ở ngoài sân. Người lớn thì hóng mát, ngắm trăng. Mấy chị thì đan võng, dệt chiếu, sàng gạo vừa cười vừa nói vui vẻ. Trẻ em nô đùa chạy nhảy khắp sân. Cả đến những chú chó cũng ra sân hóng gió hoặc ra đường nhìn trước, ngó sau rồi cất tiếng sủa vu vơ...Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Muôn vật say sưa tắm ánh trăng trong. Gió đồng lồng lộng thổi, thảm lúa xanh rập rờn, nhấp nhô như những làn sóng ngoài biển khơi. Nước bắt đầu lên trong các mương, rãnh chảy róc rách. Côn trùng đó đây cất tiếng kêu ra rả. cỏ cây ngoài vườn thầm thì nhỏ to. Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Vạn vật như đang say sưa trong giấc ngủ êm đềm. Chỉ duy có loài côn trùng vẫn ra rả hòa âm những khúc nhạc muôn thuở về đêm. Ánh trăng đẹp cùng hơi sương mát dịu ru ngủ muôn loài. Em trở vào nhà đánh một giấc ngon lành cho đến sáng. Khi em tỉnh giấc ánh trăng đã nhợt hẳn đi nhường chỗ cho ánh bình minh thức dậy. Mọi vật sau một đêm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi dưới ánh trăng dịu, giờ đây cũng đang bừng trỗi dậy, mình ngậm những giọt sương mai.
Đứng giữa đồng quê ngắm cảnh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, em cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng. Tiếc là ngày kia em đã phải trở về thành phố rồi. Thôi, hẹn vầng trăng rằm nơi đồng nội một dịp khác nhé!
ĐỀ 4: Tả về mẹ.
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
ĐỀ 5: Tả bạn thân.
Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Hà là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba. 
 Dáng người Hà dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Hà khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến. 
 Hà rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Hà. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Hà để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Hà vẫn thường hay kể: “ Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Hà vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Hà có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Hà đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Hà đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng. Hà luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Hà thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Hà đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ.
 Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Hà. Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em sẽ luôn nhớ mãi đến Hà - người bạn thân thiết nhất của em. Em ước mong chúng em sẽ luôn là bạn tốt của nhau, cùng vượt qua những khó khăn trong học tập để đạt được ước mơ trong tương lai.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2019_202.docx