Nội dung ôn tập tại nhà môn Sinh học Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1. Thành phần lớp ngoài cùng của da

Câu 2. Vì sao da chúng ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước

Câu 3.  Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, cứng,  mềm  của vật mà ta tiếp xúc

Câu 4. Da có phản ứng ntn khi trời nóng quá hay lạnh quá.

Câu 5.  Lớp mở đướ da có chức năng gì? 

Câu 6.  Tóc và lông mày có tác dụng gì?

doc 3 trang Khánh Hội 17/05/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập tại nhà môn Sinh học Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập tại nhà môn Sinh học Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Nội dung ôn tập tại nhà môn Sinh học Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
 NỘI DUNG ÔN TẬP Ở NHÀ MÔN SINH 8
 ( PHÒNG DỊCH CORONA)
Câu 1. Thành phần lớp ngoài cùng của da
Câu 2. Vì sao da chúng ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước
Câu 3. Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc 
Câu 4. Da có phản ứng ntn khi trời nóng quá hay lạnh quá.
Câu 5. Lớp mở đướ da có chức năng gì? 
Câu 6. Tóc và lông mày có tác dụng gì?
Câu 7. Trình bài cấu tạo da: Da gồm 3 lớp
 - Lớp biểu bì: 
 	 + Tầng sừng. 
 + Tầng tế bào sống. 
 - Lớp bì: 
 + Mô liên kết gồm những sợi bện chặt, 
 + Các cơ quan: thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông và mạch máu. 
 - Lớp mỡ dưới da.
Câu 8. Da có chức năng gì.
- Bảo vệ cơ thể, 
- Tiếp nhận kích thích xúc giác
- Bài tiết, 
- Điều hòa thân nhiệt, 
- Da tạo vẻ đẹp con người. 
Câu 9. Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ.
Câu 10. Bộ phận nào của da tiếp nhận các kích thích, bộ phận nào tiếp nhận bài tiết 
Câu 11. Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào. 
Câu 12. Da bẩn có hại như thế nào?
	- Da bẩn: 
 + Môi trường cho vi khuẩn phát triển 
 + Hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi. 
Câu 13. Da bị xây xát có hại như thế nào?
	- Da bị xây xát dể bị viêm nhiễm 
 => Cần giữ da sạch và tránh bị xây xát để bảo vệ da. 
Câu 14. Nêu các hình thức rèn luyện da? Nguyên tắc rèn ruyện da?
 - Các hình thức rèn luyện da: 
 	+ Tập chạy buổi sáng, 
 	+ Tắm nắng lúc 8 – 9 giờ sáng 
 	+ Lao động chân tay vừa sức 
 + Tham gia thể thao buổi chiều 
 + Xoa bóp 
 - Nguyên tắc rèn luyện: 
 + Luyện tập phải từ từ, nâng dần sức chịu đựng, 
 + Luyện tập phù hợp với sức khỏe từng người
 + Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 
Câu 15. Mô tả cấu tạo và chức năng của nơron. 
 - Cấu tạo của nơron gồm:
	+ Thân: chứa nhân.
	+ Các sợi nhánh: ở quanh thân.
	+ 1 sợi trục: dài, thường có bao miêlin (các bao miêlin thường được ngăn cách bằng eo Răngvêo tận cùng có cúc xinap – là nơi tiếp xúc giữa các nơron.
 - Chức năng của nơron:
	+ Cảm ứng(hưng phấn)
 + Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục).
Câu 16. Nơron là gì?.
Câu 17. Nêu chức năng của nơron . Dựa vào chức năng, nơ ron được phân thành những loại nào?
Câu18. Xét về cấu tạo, hệ thần kinh gồm những bộ phận nào?
 - Cấu tạo: 
 	 + Bộ phận trung ương; não và tủy sống. 
 	+ Bộ phận ngoại biên: các dây thần kinh (bó sợi cảm giác và bó sợi vận động) và các hạch thần kinh. 
 - Hệ thần kinh vận động: 
 	+ Điều khiển hoạt động cơ vân 
 + Hoạt động có ý thức 
 - Hệ thần kinh sinh dưỡng: 
 	+ Điều hòa hoạt động các cơ quan sinh dưỡng (nội tạng) và cơ quan sinh sản 
 	+ Hoạt động không có ý thức. 
Câu 19. Dây thần kinh do bộ phận nào của nơron cấu tạo nên?
Câu 20. Căn cứ vào chức năng dẫn truyền xung thần kinh của nơron có thể chia mấy loại dây thần kinh?
Câu 21. Dựa vào chức năng hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? Sự khác nhau về chức năng của 2 bộ phận này?
 - Hệ thần kinh vận động: 
 	+ Điều khiển hoạt động cơ vân 
 + Hoạt động có ý thức 
 - Hệ thần kinh sinh dưỡng: 
 	+ Điều hòa hoạt động các cơ quan sinh dưỡng (nội tạng) và cơ quan sinh sản 
 	+ Hoạt động không có ý thức. 
Câu 22. Có bao nhiêu dây thần kinh tủy.
 Có 31 đôi dây thần kinh tủy.
Câu 23. Trình bày cấu tạo dây thần kinh tủy. 
 - Mỗi dây thần kinh tủy nối với tủy sống qua 2 rễ: 
 	 + Rễ trước: (Rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm 
 	 + Rễ sau: (Rễ cảm giác ) gồm các bó sợi hướng tâm.
 - Các rễ tủy đi ra khỏi lổ gian đốt sộng nhập lại thành dây thần kinh tủy.
Câu 24. Nêu cấu tạo và chức năng trụ não
 * Cấu tạo: 
 - Chất trắng ở ngoài, 
 - Chất xám ở trong. 
 * Chức năng: 
 - Chất xám: Điều khiển, điều hòa hoạt động các nội quan (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa) 
 - Chất trắng: Dẫn truyền đường lên (cảm giác), đường xuống (vận động). 
Câu 25. Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian. 
 Gồm đồi thị và vùng dưới đồi (chất xám)
 - Đồi thị: Trạm cuối cùng chuyển tiếp các đường dẫn truyền cảm giác lên não. 
 - Nhân xám vùng dưới đồi: điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. 
Câu 26. Nêu cấu tạo của tiểu não. 
 - Cấu tạo: 
 + Chất xám nằm ở ngoài tạo thành vỏ tiểu não. 
 + Chất trắng là các đường dẫn truyền ở trong. 
Câu 27. Hãy rút ra kết luận về chức năng của tiểu não. 
 Chức năng: Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể. 

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_tai_nha_mon_sinh_hoc_lop_8_truong_thcs_ly_th.doc