Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

1. Cấu tạo và vai trò của hệ bài tiết:

           * Cấu tạo:

   - Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.                                                                                         

   - Thận gồm 2 quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.                                                                   

   - Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.                                                    

   - Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận. 

           * Vai trò: 

   - Giúp cơ thể thải các chất cặn bã chất độc hại do hoạt động trao đổi chất của tế bào và các chất dư thừa. Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong.

doc 6 trang Khánh Hội 15/05/2023 1100
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành
ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ II
MÔN SINH HỌC 8 - NĂM 2019-2020
Chương VII: BÀI TIẾT
1. Cấu tạo và vai trò của hệ bài tiết:
	* Cấu tạo:
	- Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. 
	- Thận gồm 2 quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. 
	- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận. 
	- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận. 
	* Vai trò: 
	- Giúp cơ thể thải các chất cặn bã chất độc hại do hoạt động trao đổi chất của tế bào và các chất dư thừa. Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong.
2. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu :
	- Các vi khuẩn gây bệnh.
	- Các chất độc trong thức ăn, đồ uống
	- Khẩu phần ăn không hợp lí.
3. Xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết :
	- Vệ sinh thân thể cũng như hệ bài tiết: hạn chế vi sinh vật gây bệnh. 
	- Khẩu phần ăn hợp lí: 
+Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi để tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi thận.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu, chất độc hại để hạn chế tác hại của các chất độc.
	+ Uống đủ nước tạo điều kiện thuận lợi lọc máu. 
Không nhịn tiểu: để quá trình tạo nước tiểu liên tục, hạn chế tạo sỏi. 
4. Tạo thành nước tiểu: 
I. Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận.
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình :
+Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận ¦ tạo thành nước tiểu đầu 
+Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước, các ion còn cần thiết như Na+, Cl,¦ diễn ra ở ống thận. 
+Quá trình bài tiết tiếp các chất thừa, chất thải (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+) ¦Tạo thành nước tiểu chính thức .
II. Thải nước tiểu:
Mỗi ngày cầu thận ở người trưởng thành lọc khoảng 1440 lít máu, tạo 170 lít nước tiểu đầu và 1,5 lít nước tiểu chính thúc. 
Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái rồi thải ra ngoài nhờ động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
Chương VIII: DA
1. Cấu tạo da: gồm 3 lớp: 
 	- Lớp biểu bì: tầng sừng, tầng tế bào sống.
 - Lớp bì: thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, mạch máu, lông và bao lông,...
 - Lớp mỡ dưới da: lớp mỡ
2. Chức năng của da:
- Bảo vệ cơ thể.
 - Tiếp nhận kích thích xúc giác.
 - Bài tiết và điều hòa thân nhiệt.
 - Da và sản phẩm của da tạo nên vẽ đẹp con người.
3. Bảo vệ da: 
- Da bẩn là môi trường cho vi khuẩn phát triển và hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi 
- Tác hại khi da bị bẩn: 
	+ Khả năng diệt vi khuẩn bám trên da rất thấp.
	+ Là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da. 	
	+ Hạn chế họat động bài tiết mồ hôi và ảnh hưởng đến sức khỏe.	
- Da bị xây xát dễ nhiễm trùng có khi gây bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván...Vì vậy cần giữ da sạch và tránh bị xây xát. 
4. Rèn luyện da : 
- Hình thức rèn luyện da: Tắm nắng lúc 8-9 giờ; Tập chạy buổi sáng; Tham gia thể thao buổi chiều; Xoa bóp; Lao động chân tay vừa sức.
- Nguyên tắc rèn luyện da: 
	+ Rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.
	+ Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người.
	+ Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống bệnh còi xương.
5. Phòng chống bệnh ngoài da: 
- Các bệnh ngoài da: Do vi khuẩn, do nấm, bỏng nhiệt, bỏng hoá chất 
- Phòng bệnh : giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ vệ sinh môi trường, tránh để da bị xây xát, bị bỏng, rèn luyện cơ thể nâng cao sức chịu đựng của da
-Chữa bệnh: dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chương IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
1. Vị trí các thành phần của não bộ gồm: trụ não, não trung gian, đại não, tiểu não nằm phía sau trụ não
2. Trụ não:	+ Cấu tạo chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong. 
	+ Chức năng: điều hoà hoạt động của nội quan, dẫn truyền. 
3. Não trung gian:+ gồm đồi thị và vùng dưới đồi
+ Chức năng điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
4. Tiểu não: + Cấu tạo: chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não. Chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền 
+Chức năng: Điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. 
5. Đại não: Gồm 2 bán cầu, cấu tạo bởi chất xám và chất trắng. 
 + Cấu tạo:
 	- Khối lượng não lớn, chất xám làm thành vỏ đại não, dày 2 - 3 mm, gồm 6 lớp.	
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron 
- Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy: trán, đỉnh, chẩm, thái dương, trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
 	- Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó có chứa nhân nền.	
	+ Chức năng: trung tâm của các phản xạ có điều kiện, dẫn truyền.
6. Sự phân vùng chức năng của đại não 
- Các vùng có ở người và động vật :
 +Vùng cảm giác (vùng cảm giác, vùng thị giác, vùng vị giác, vùng thính giác)
 +Vùng vận động
- Ở người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gần vùng vận động, hình thành vùng hiểu tiếng nói, chữ viết, nằm gần vùng thính giác và thị giác.
7. Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
 * Nguyên nhân:
	+ Bẩm sinh: cầu mắt dài.
	+ Do không giữ khoảng cách đúng khi đọc sách, thiếu ánh sáng nên thể thủy tinh quá phồng.
 * Cách khắc phục : đeo kính cận thị (kính có mặt lõm - kính phân kì).
8. Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
 * Nguyên nhân :
	+ Bẩm sinh: cầu mắt ngắn.
	+ Do thể thủy tinh bị lão hóa nên mất khả năng điều tiết
Cách khắc phục: đeo kính viễn thị (kính mặt lồi - kính hội tụ).
9. Cấu tạo của đại não 
- Đại não: Gồm 2 bán cầu, cấu tạo bởi chất xám và chất trắng.
+ Chất xám tạo thành lớp vỏ não, dày 2 - 3 mm, gồm 6 lớp, là nơi tập trung thân và tua ngắn của nơron. 
+ Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron 
+ Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy: Thùy trán, đỉnh, chẩm, thái dương, trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
+ Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó có chứa nhân nền.	
+ Chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các phần vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh.
- Chức năng: trung tâm của các phản xạ có điều kiện, dẫn truyền.
10. Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe, muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần có những điều kiện
- Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe:
+ Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể. Bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.
- Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần có những điều kiện: 
+ Bảo đảm không khí yên tĩnh (tránh tiếng ồn), không để đèn sáng...	
+ Không dùng các chất kích thích như: trà, cà phê	
+ Tạo phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ: ngủ đúng giờ, rửa mặt, đánh răng trước khi ngủ...	 	
+ Giữ tâm hồn thanh thản.	
+ Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lí	
Chương X: NỘI TIẾT
1. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết :
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
Giống: Có các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.
Khác:- Sản phẩm tiết của tuyến tiết ra ngấm thẳng vào máu (tuyến giáp, tuyến yên, tuyến ức, tuyến trên thận).
- Sản phẩm của tuyến tết ra tập trung đổ vào ống dẫn để đổ ra ngoài (Tuyến nước bọt, tuyến lệ, tuyến bã )
 Tuyến tuỵ, tuyến sinh dục vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết nên còn gọi là tuyến pha
2. Hoocmôn: Hoocmôn là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết
- Tính chất của hoocmôn:
	+ Hooc môn có tính đặc hiệu: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc 1 số cơ quan xác định.	
	+ Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt	
	+ Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài. 	
- Vai trò của hoocmôn:
+ Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.	
	+ Điều hoà các quá trình sinh lý.	
3. Tuyến yên: Nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi. Là tuyến quan trọng nhất giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của các tuyến nội tiết khác.
- Cấu tạo gồm 3 thùy: thùy trước, thùy giữa, thùy sau 
- Hoạt động của tuyến yên chiụ sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh 
* Vai trò :
+ Tiết hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác: tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến trên thận, tuyến tụy...
 + Tiết hoocmôn ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt cơ trơn (ở tử cung)
4. Tuyến giáp : Nằm trước sụn giáp của thanh quản, nặng 20 – 25 g, tiết hoocmôn tirôxin (TH) và hoocmôn canxitôxin.
- Hoocmôn tuyến giáp là tirôxin (TH), có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể.
Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi
- Tuyến giáp còn tiết hoocmôn canxitôxin cùng với hoocmôn tuyến cận giáp tham gia điều hoà trao đổi canxi và phôtpho trong máu. 
 + Bệnh bướu cổ: Khi thiếu iốt, chất tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến làm thành bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn hoạt động TK giảm sút, trí nhớ kém. 
+ Bệnh Bazơđô: Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hooc môn làm tăng TĐC, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh. 
5. Tuyến sinh dục
 Tinh hoàn. Buồng trứng, trong những biến đổi đó, biến đổi quan trọng nhất cần lưu ý là.
* Tinh hoàn: 
+ Sản sinh tinh trùng 
+ Tiết hoocmôn sinh dục nam testôstêron 
- Hoocmôn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam. 
- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam: lớn nhanh, cao vượt, cơ bắp phát triển, vai rộng, ngực nở, xuất tinh lần đầu
* Buồng trứng: 
+ Sản sinh trứng 
+ Tiết hoocmôn sinh dục nữ Ơstrôgen.
+ Ơstrôgen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ. 
Nang trứng phát triển, hoocmôn tiết nhiều đẩy tế bào trứng về một phía. Nang trứng lộ dần ra bề mặt buồng trứng làm trứng chín và rụng dưới tác dụng của LH. Trứng rụng, bao noãn trở thành thể vàng tiết Prôgestêrôn.
- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nữ: lớn nhanh, da trở nên mịn màng, thay đổi giọng nói, hông nở rộng, bắt đầu hành kinh 
* Trong những biến đổi đó, biến đổi quan trọng nhất cần lưu ý là:
	+ Nam thì xuất tinh lần đầu tiên vì chứng tỏ đã có khả năng có con.
	+ Nữ thì hành kinh lần đầu tiên vì chứng tỏ đã có khả năng có con.
- Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam do tinh hoàn tiết hoocmôn testôstêron.	
- Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nữ do buồng trứng tiết hoocmôn ơstrôgen.
Bài 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN 
1. Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. 
VD: 
 Chạm tay vào vật nóng, tay rụt lại
 Khi thức ăn chạm vào khoang miệng , lưỡi thì nước bọt tiết ra
* Tính chất của PXKĐK:
- Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
- Mang tính chất phẩm sinh.
- Rất bền vững.
- Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.
- Số lượng hạn chế	.
- Cung phản xạ đơn giản.
- Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống	
2. Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.	
 VD: Thấy thầy giáo bước vào cả lớp đứng dậy chào.
	Nghe gọi tên mình ta quay đầu lại
*Ý nghĩa sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người:
	- Đối với động vật: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. 	
	- Đối với con người: hình thành các thói quen, tập quán tốt.
* Tính chất của PXCĐK:
- Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.
- Được hình thành trong đời sống qua học tập, rèn luyện .
- Dễ mất đi khi không được củng cố.
- Có tính chất cá thể, không di truyền.
- Số lượng không hạn định.	
- Hình thành đường liên hệ tạm thời.
- Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não. 	
* Hình thành phản xạ có điều kiện: 
- Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện: 
+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện . 
+ Quá trình kết hợp đó phải được lập đi lập lại nhiều lần. 
- Thực chất của việc thành lập PXCĐK là sự hình thành đường liên lạc thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ não với nhau.
* Ức chế phản xạ có điều kiện:
- Khi PXCĐK không được củng cố " Phản xạ mất dần 
- Ý nghiã: 
+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi 
+ Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người .

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_20.doc