Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Vận dụng định luật Jun - Len-xơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập theo các bước giải.
- Kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, kiên trì.
II. CHUẨN BỊ:
*Thầy: Ôn công thức tính Q, tính công của dòng điện.
*Trò: Làm các bài tập về nhà
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút) ………………………………………………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Y-K: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun- Len- xơ. Kể tên 3 dụng cụ điện biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng.
Tb: Dây dẫn có điện trở 150, mắc vào nguồn có HĐT 220V. Tính nhiệt lượng lượng tỏa ra của dây trong thời gian 20 phút (Q = U2/R.t = 387200J)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
![Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-vat-li-lop-9-tuan-9-nam-hoc-2018-2019-ngo-thanh-tung_AnxV7NQaAX.jpg)
Ngày soạn: 4/10/2018 Tuần 9 Tiết 17. BÀI 17. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Vận dụng định luật Jun - Len-xơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng giải bài tập theo các bước giải. - Kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin. 3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, kiên trì. II. CHUẨN BỊ: *Thầy: Ôn công thức tính Q, tính công của dòng điện. *Trò: Làm các bài tập về nhà III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) . 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Y-K: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun- Len- xơ. Kể tên 3 dụng cụ điện biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng. Tb: Dây dẫn có điện trở 150, mắc vào nguồn có HĐT 220V. Tính nhiệt lượng lượng tỏa ra của dây trong thời gian 20 phút (Q = U2/R.t = 387200J) 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Bài 1 (13 phút) Y-K: Nêu công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp. – Nêu công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp? Vận dụng công thức nào để giải câu a? I = 2,5A R = 80 t = 1200s Q = I2.R.t Tb-K: Nêu công thức tính hiệu suất của bếp. Lập sơ đồ nhánh tìm lời giải? Ai = Qi = mct Atp = Q H = Tb-K: điện năng của bếp tiêu thụ được tính như thế nào? Lập sơ đồ nhánh tìm lời giải. Thực hiện tương tự *Lưu ý:Cùng hệ đơn vị. Có đủ điều kiện tính Q? - GV theo dõi và uốn nắn các sai sót - HS tìm hiểu đề bài và tóm tắt. Y-K căn cứ vào sơ đồ giải Tb: trả lời và trình bày lời giải. - Tương tự - HS nhận xét bài của bạn, rút kinh nghiệm chung Bài 1: Tóm tắt: R = 80 ; I = 2,5A t1 = 1s ; V = 1,5l => m = 1,5 kg t0 = 250C ; t2 = 20 phút = 1200s. c = 4200J/ kg.K Q1 = ?J ; H = ?% T = ? đồng. Giải : a) Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 1s Q = I2.R.t = 2,52.80.1 = 500J. Nên công suất của bếp là 500W b) Nhiệt lượng cần để đun sôi nước Q1 = mct = 1,5.4200.75 = 472500J. Nhiệt lượng do bếp toả ra để đun sôi nước: Q = 2,52. 80.1200 = 600000J Hiệu suất của bếp điện H = = = 79% Điện năng tiệu thụ trong một tháng (mỗi ngày 3h) là : A = I2.R.t = 2,52. 80.90 = 45kW.h Số tiền phải trả là : 45. 700 = 31 500 đồng. Hoạt động 2: Bài 2 (12 phút) - YCHS đọc đề bài, tóm tắt và nêu cách giải. Y-K: tóm tắt lời giải; Nêu công thức tính nhiệt cần cung cấp nước sôi; nhiệt lượng thu vào của nước. c = 4200 m = 2 ∆t0 = 80 Qi = c.m.∆t0 Tb-K: nêu công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp? (liên quan đến H và Qi) HSK: Công thức nào có liên quan đến thời gian. Tính thời gian đun sôi nước như thế nào ? - Theo dõi và chỉnh sửa cho HS. - Từng HS tìm hiểu - HS trả lời và lên bảng làm theo sơ đồ - Tương tự (giải câu b) => - HS nêu được công thức và thực lên bảng làm câu c Bài 2: Tóm tắt U = 220V , P = 1000W m = 2kg , t0 = 200C , H = 90% = 0,9 a) Qthu = ?J b) Qtoả = ?J c) t = ?s Giải a) Nhiệt lượng cần để đun sôi nước: Qi = c.m.∆t0 = 4200.2.80 = 672000J b) Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra: c) Vì bếp sử dụng ở hiệu điện thế 220V nên Pbếp = PĐM = 1000W Mà: QTP = PĐM.t . Thời gian đun sôi nước: t = ≈ 747(s) Hoạt động 3: Bài 3 (11 phút) - Tổ chức HS thảo luận lớp để nêu phương pháp giải bài 3. *Gợi ý + Tính điện trở của toàn bộ đường dây dựa vào công thức nào? + Khi biết U và P để tính cường độ dòng điện ta dựa vào công thức nào? + Tính công suất tỏa ra trên đường dây dựa vào công thức nào? - YC từng HS làm bài - Từng HS tìm hiểu và tóm tắt đề bài theo kí hiệu vật lí. - Cá nhân trả lời. + + I = + Q = I2Rt + HS làm bài tập theo hướng dẫn - HS Lớp 9A, tự lực tìm ra công thức giải Bài 3. a) Điện trở toàn bộ đường dây b) Cường độ dòng điện qua dây c) Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn Q = I2.R.t = (0,75)2.1,36.3.30 Q = 247860(J) = 0,07kWh 4. Củng cố: (2 phút) Gv chốt lại các bước giải bài tập về công suất điện và ĐN sử dụng. Khi HĐT sử dung – HĐT định mức à Công suất tiêu thụ = công suất định mức Các đại lượng phải cùng hệ đơn vị 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1 phút) Y-K: 16-17.5/42; Tb: Làm thêm bài 16-17.9/43; K-G: làm thêm bài 16-17.11/43 (Vận dụng các công thức tương tự như bài tập đã giải) - Xem trước bài 19 - Liên hệ thực tế về an toàn và tiết kiệm điện IV. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 4/10/2018 Tuần 9 Tiết 18. Bài 18: SỬ DUNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện; - Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì; - Nêu được lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng. 2. Kỹ năng - Thực hiện được các biện pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện; - Đề xuất các biện pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường khi sử dụng điện. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng điện an toàn và tiết kiệm; - Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường khi sử dụng điện; - Tích cực vận động gia đình và mọi người xung quanh sử dụng an toàn, tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả. II. CHUẨN BỊ *Thầy: - Hoá đơn thu tiền điện có khuyến cáo một số biện pháp tiết kiệm điện năng. - Ổ cắm 3 ghim, đèn *Trò: Quy tắc an toàn điện, công thức tính công sử dụng điện của bóng đèn. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) . 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Y-K: Viết công thức tính điện năng tiêu thụ cả đoạn mạch. (tên gọi và đơn vị của các đại lượng) Tb: Một bóng đèn có ghi (220V- 75W) được mắc vào nguồn điện 220V. - Tính lượng điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 800 giờ. - Tính tiền điện phải trả cho việc tiêu thụ điện của bóng đèn nêu trên, nếu giá kW.h là 700 đồng. Đáp án: Vì đèn được mắc vào nguồn có U = Uđm = 220V, nên P = Pđm = 75W = 0,075 kW Điện năng tiêu thụ của bóng đèn A = P.t = 0,075.800 = 60 (kWh) Tiền điện phải trả cho việc tiêu thụ điện của bóng đèn nêu trên T = 60.1400 = 84000 (đồng) 3. Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: An toàn khi sử dụng điện (8 phút) Y-K: trả lời ý 1. (lưu ý trong điều kiện bình thường) Tb: trả lời ý 2. Giải thích thêm tại sao vỏ bọc phải đúng tiêu chuẩn? HSK: trả lời ý 3. Thay cầu chì bằng dây đồng khi cầu chì bị đứt được không? GV: giải thích thêm về hiện tượng đoản mạch: Tb-K: trả lời C4. Tb-K: + HĐT lớn hơn 40V hoặc dưới 40V trong điều kiện ẩm ướt có ảnh hưởng gì đến con người ? + Nếu vỏ bọc chỉ cách điện thì có đảm bảo an toàn không ? + Thay cầu chì bằng đồng được không? Vì sao? Đặt vấn đề: Làm thế nào để an toàn khi sử dụng mạng điện gia đình? - GV ghim điện vào bóng đèn dây tóc (đã bị đứt), YC HS lên thay bóng đèn. - YCHS còn lại theo dõi và cho biết cách làm của bạn có an toàn không, tại sao? - YCHS thay bóng đèn (không dùng phích cắm). Tb-K: Cách làm của bạn có an toàn không? Tại sao? *Lưu ý: Cầu chì và công tắc phải nối với dây nóng. - Mắc cầu dao tự động - GV chốt lại phải ngắt điện trước khi sửa chữa các thiết bị điện. -YCHS đọc thông tin câu C6 và quan sát H.19.1 để trả lời C6. - GV vẽ hình minh họa làm rõ thêm ý nghĩa của dây nối đất. - GV giới thiệu cho HS biết, thực hiện nối đất cho các thiết bị có vỏ là kim loại cũng là biện pháp an toàn khi sử dụng điện, còn đối với - GV vẽ sơ đồ (người và dây nối đất mắc song) để giải thích tác dụng của dây nối đất - Vì với nguồn điện dưới 40V tạo ra dòng điện có cường độ nhỏ, nếu chạy qua cơ thể cũng không gây ra nguy hiểm) - Mỗi vỏ bọc chịu được dòng điện định mức cho mỗi dụng cụ điện. Nếu không vỏ có thể sẽ nóng chảy - Nếu cường độ dòng điện qua dây dẫn lớn dễ gây nóng cháy vỏ bọc - Dụng cụ hư hỏng nhưng dây đồng chưa nóng chảy - HS thực hiện theo yêu cầu. - Lớp nhận xét - Khi rút phích cắm ra khỏi ổ điện thì không có dòng điện chạy qua cơ thể, do đó loại bỏ sự nguy hiểm mà dòng điện có thể gây ra. - Cá nhân thực hiện. Lớp quan sát và nhận xét - Công tắc và cầu chì trong mạng điện gia đình luôn được nối với dây “nóng” vì thế ngắt công tắc, tháo cầu chì. Vì thế việc ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi thay bóng đèn hỏng đã làm hở dây “nóng”, do đó loại bỏ trường hợp dòng điện chạy qua cơ thể và đảm bảo an toàn. - Khi đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà, do điện trở của vật cách điện (ghế nhựa,..) là rất lớn nên dòng điện nếu chạy qua cơ thể người và vật cách điện sẽ có cường độ rất nhỏ nên không gây nguy hiểm đến tính mạng. - HS tìm hiểu thông tin trên hình - Đại diện các nhóm trả lời các nhóm khác thảo luận chung TL: Trong trường hợp và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ điện, nhờ có dây tiếp đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không bị nguy hiểm, vì giữa cơ thể và đất có cùng HĐT, dây nối đất và người sử dụng đang chạm tay vào vỏ kim loại tạo thành một mạch điện song song gồm 2 nhánh, nhánh 1 là dây nối đất có điện trở rất nhỏ, nhánh 2 chính là người sử dụng có điện trở rất lớn so với, do đó dòng điện hầu hết chạy qua dây nối đất, còn dòng điện chạy qua cơ thể người rất nhỏ không gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng HS trả lời - Nhiễm điện (sóng phát thanh, truyền hình bị nhiểu), phóng điện (khi sử ăngten), - Dời hộ dân sống gần các đường dây điện cao áp và tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng I. An toàn khi sủ dụng điện: 1. Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7 Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc đúng tiêu chuẩn quy định. Cần mắc cầu chì cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch. Rất thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện gia đình vì nó có HĐT 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. 2. Một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện - Rút phích cắm ra khỏi ổ điện trước khi tháo và lắp bóng đèn - Ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi tháo và lắp bóng đèn Phải đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà trước khi tháo và lắp bóng đèn Hoạt động 2: Sử dụng tiết kệm điện năng (15 phút) - Sử dụng điện tiết kiệm có lợi ích gì ? cho ví dụ. - GV theo dõi và hoàn chỉnh lời giải YCHS trả lời C7 *Gợi ý: Khi ngủ ta sử dụng loại bóng đèn nào, khi sinh hoạt gia đình ta sử loại bóng đèn nào ? - Biện pháp ngắt điện khi mọi người ra khỏi nhà, ngoài việc tiết kiệm năng còn tránh được hiểm họa nào nữa? - Phần điện năng tiết kiệm còn có thể để làm gì đối với quốc gia? - Nếu sử dụng tiết kiệm điện năng thì bớt được một số nhà máy điện cần phải xây dựng. Điều đó có ích lợi gì cho môi trường? - YCHS trả lời C8, C9 - GV theo dõi và hoàn chỉnh - Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác nhận xét - HS tìm hiểu và trả lời C7 Lớp thảo luận. Cá nhân trả lời Lớp thảo luận C8: A = P.t C9:- Sử dụng các thiết bị điện có công suất hợp lý. - Không sử dụng điện khi không cần thiết II. Sử dụng tiết kiệm điện năng 1. Cần phải phải sử dụng tiết kiệm điện năng - Giảm chi tiêu cho gia đình - Các thiết bị và dụng cụ được sử dụng lâu bền hơn - Giảm bớt sự cố quá tải cho hệ thống điện cung cấp, đặc biệt là vào giờ cao điểm - Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất. C7. - Sử dụng các thiết bị điện có công suất hợp lý để tiết kiệm điện năng và giảm chi phí cho gia đình. - Ngắt điện khi không sử dụng hoặc ra khỏi nhà sẽ tránh sự cố gây tai nạn và thiệt hại do dòng điện gây ra - Giành phần điện tiết kiệm cho sản xuất, xuất khẩu góp phần tăng thu nhập cho đất nước - Giảm bớt việc xây dựng các nhà máy điện góp phần giảm ô nhiễm môi trường. 2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng - Không sử dụng điện khi không cần thiết Hoạt động 3: vận dụng (12 phút) - YCHS trả lời C10, C11 - GV theo dõi và hoàn chỉnh - Khi ra khỏi lớp, ta phải chú ý gì đối với đèn quạt sử dụng? *Gợi ý + Công thức tính điện năng sử dụng của mỗi bóng đèn? + Số tiền phải trả cho việc tiêu thụ điện của mỗi bóng đèn trong 1 tháng được tính như thế nào? - Gọi 2 HS giải . - GV theo dõi, nhận xét và hoàn chỉnh lời giải - Cá nhân trả lời - Lớp thảo luận - Cá nhân trả lời - Lớp theo dõi nhận xét - A = P.t (kW.h) - T = A.700 K-G: lên bảng giải - Cá nhân làm bài và nhận xét - Hoạt động nhóm, nêu cách làm và báo kết quả - Lớp nhận xét III. Vận dụng C10: -Viết tờ giấy có dòng chữ “ tắt đèn trước khi ra khỏi nhà” dán vào cửa ra vào hoặc chỗ dễ nhìn. - Lắp một chuông điện, sao cho đóng cửa ra vào thì chuông kêu để nhắc nhở bạn nhớ tắt hết điện nếu đi ra khỏi nhà - Lắp công tắt tự động, sao cho khi đóng chặt cửa ra vào hoặc khi khoá cửa ra vào thì công tắt tự động ngắt mạch điện của cả nhà C11.D C12: Điện năng sử dụng cho mỗi loại bóng đèn trong 8000 giờ là - Bóng đèn dây tóc: A1 = 0,075.8000 = 600(kWh) - Bóng đèn compact: A2 = 0,015.8000 = 120(kW.h) Toàn bộ chi phí cho việc sử dụng mỗi bóng đèn trong 8000 giờ - Bóng đèn dây tóc: T1= 8.3500 + 600.700 = 448 000 (đồng) - Bóng đèn compact: T2 = 60000 + 120.700 = 144 000 (đồng) Sử dụng đèn compact có lợi hơn vì giảm bớt 304 000 đ tiền chi phí cho 8 000 giờ sử dụng; sử dụng công suất nhỏ hơn, dành phần công suất tiết kiệm cho nơi chưa có điện hoặc cho sản xuất; góp phần giảm bớt sự cố do qua tảivề điện, nhất là vào cao điểm. 4. Củng cố: (3 phút) - GV chốt lại nội dung : tiết kiệm và an toàn điện. - Cách bảo vệ hành lang an toàn lưới điện và cho người sử dụng, - Chọn dụng cụ, thiết bị an toàn và tiết kiệm. - BT 19.1D, 19.2D, 19.3D 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1 phút) - Bài tập về nhà: K-G: Tóm tắt lý thuyết bằng sơ đồ tư duy; Tb: Trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra 19.4, 5, 6, 7, 8 (SBT); Y-K: Viết lại các công thức đã học Hướng dẫn: Dựa vào kiến thức an toàn khi sử dụng điện IV. RÚT KINH NGHIỆM .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Duyệt của tổ trưởng tuần 9 Ngày . Trương Thị Ngọc Tiếng
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_9_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tung.doc