Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
+ Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.
+ Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và mỗi số đếm của công tơ là một kilôoát giờ (kwh).
+ Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.
- Kĩ năng:
+ Vận dụng được công thức A = P.t = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
+ Phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: + Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn vật lí 9
+ 1 công tơ điện
* Trò: Xem trước bài.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 7 Ngày soạn: 20/9/2018 Tiết: 13 Bài 13: ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. + Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. + Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và mỗi số đếm của công tơ là một kilôoát giờ (kwh). + Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. - Kĩ năng: + Vận dụng được công thức A = P.t = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. + Phân tích, tổng hợp kiến thức. - Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: * Thầy: + Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn vật lí 9 + 1 công tơ điện * Trò: Xem trước bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) - Nêu công thức tính công suất điện. - Trên 1 bóng đèn có ghi 12V-6W. Hãy nêu ý nghĩa của các con số đó. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút). Tổ chức tình huống học tập: -GV đặt vấn đề như phần đầu bài 13 SGK. dẫn dắt HS vào bài mới. -HS lắng nghe. Hoạt động 2: (8 phút). Tìm hiểu về năng lượng của dòng điện: -GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 SGK. -GV yêu cầu HS trả lời C1 (yêu cầu HS cho biết tại sao?) (GV giải thích thêm tại sao biết nó thực hiện công, cung cấp nhiệt) -GV?: Dòng điện có mang năng lượng không? Vì sao? -GV thông báo: năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng. -HS quan sát. -HS độc lập suy nghĩ trả lời. C1: + Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của máy khoan, máy bơm nước. + Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của mỏ hàn, nồi cơm điện và bàn là. -HS suy nghĩ trả lời: có vì -HS lắng nghe, ghi bài. I. Điện năng: 1. Dòng điện có mang năng lượng: Dòng điện có mang năng lượng. Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng. Hoạt động 3: (12 phút). Tìm hiểu sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác: -GV gọi 1 HS đọc câu C2 -GV yêu cầu HS quan sát bảng 1 SGK. -GV yêu cầu HS trả lời C2 -GV yêu cầu HS làm câu C3 ( yêu cầu HS giải thích vì sao cho là năng lượng có ích, vô ích). (GV lưu ý HS xác định phần năng lượng có ích, vô ích) -GV chốt lại nội dung mục 1, 2 và giới thiệu hiệu suất sử dụng điện năng như SGK. -HS đọc C2SGK -HS quan sát. -HS độc lập suy nghĩ trả lời. Dụng cụ điện Bóng đèn dây tóc Đèn Led Nồi cơm điện Quạt điện, máy bơm nước -HS dựa trên bảng 1 trả lời. -HS lắng nghe. 2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác: C2: Điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào? Quang năng, nhiệt năng Quang năng, nhiệt năng Quang năng, nhiệt năng Cơ năng, nhiệt năng 3. Kết luận: (SGK). H = Hoạt động 4: (10phút). Tìm hiểu công của dòng điện, công thức tính, dụng cụ đo công của dòng điện: -GV gọi 1 HS đọc mục 1 -GV nhắc lại SGK và giải thích thêm cho HS. -GV ?: ở lớp 8, tính công suất P = ? -GV dẫn dắt HS chứng minh A = P .t = UIt (Xoáy sâu công thức tính A) -GV giới thiệu đơn vị đo công của dòng điện, cách đổi Kwh J -GV?: Trong thực tế để đo công của dòng điện ta dùng dụng cụ đo nào? -GV đưa ra công tơ điện thật, giới thiệu sơ lược về công tơ điện. -GV treo bảng 2 SGK, hướng dẫn HS tính A so sánh với số đếm trả lời C6 (Abóng đèn = P .t = ? Anồi cơm điện =? Abàn là =? -HS đọc mục 1SGK -HS lắng nghe. -HS trả lời: P = -HS suy nghĩ, trả lời. -HS lắng nghe, ghi bài. -HS trả lời: đồng hồ đo điện ( công tơ điện). -HS quan sát, lắng nghe. -HS quan sát bảng 2, tính A, so sánh với số đếm của công tơ trả lời. II. Công của dòng điện: 1. Công của dòng điện: (SGK). 2. Công thức tính công của dòng điện: C4: P = C5: P = A = P .t Mặt khác: P = U.I A = P .t = UIt - Đơn vị đo công của dòng điện là Jun (J)hoặc Kwh 1Kwh = 1000W. 3600s = 3600000J = 3,6.106J 3. Đo công của dòng điện: bằng công tơ điện. C6: Mỗi số đếm của công tơ ứng với lượng điện năng đã sử dụng là 1kwh 4. Củng cố: (7 phút) - GV: yêu cầu HS làm C7SGK; C8SGK. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài. - GV?: + Dòng điện có mang năng lượng không? Vì sao? + Năng lượng của dòng điện có thể chuyển hóa thành các dạng nào? + Đo công của dòng điện bằng dụng cụ gì? Mỗi số đếm của công tơ là ?Kwh + Tính công của dòng điện bằng công thức nào? 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Làm bài tập: C8 SGK, 13.3; 13.4; 13.6 SBT) - Xem trước bài 14: “Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng”, nghiên cứu cách giải. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuần: 7 Ngày soạn: 20/9/2018 Tiết: 14 Bài 14: BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: củng cố, khắc sâu nội dung: công thức tính công, điện năng, công suất. - Kĩ năng: + Vận dụng được các công thức = U.I, A = .t = U.I.t và các công thức khác để tính công, điện năng, công suất. + Phân tích, tổng hợp kiến thức. + Giải bài tập theo đúng các bước giải. - Thái độ: Nghiêm túc, kiên trì trong học tập II. CHUẨN BỊ: * Thầy: + Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức lí 9. + 2 bảng phụ ghi sẵn câu hỏi kiểm tra bài cũ. + Vẽ sẵn hình 14.1 SGK. * Trò: Xem trước bài và tìm cách giải, máy tính bỏ túi. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút). (GV gọi đồng thời 2 HS lên bảng) - HS 1: + Viết các công thức tính công suất điện. + Viết các công thức tính công của dòng điện. - HS 2: + Hãy điền dấu “+” , “=” thích hợp và chỗ “” để được hệ thức đúng: Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp thì: I . . . I1 . . . I2 U . . . U1 . . . U2 + Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (15 phút). Giải bài 1. -GV yêu cầu HS đọc đề tìm hiểu yêu cầu của đề bài. -GV gọi HS tóm tắt đề bài -GV hướng dẫn HS, sau đó yêu cầu HS giải trong 3 phút. + Tính R bằng công thức nào? + Tính P bằng công thức nào? + Tính A bằng công thức nào? -GV gọi 2 HS lên bảng trình bày bài giải. -GV gọi HS nhận xét. -GV nhận xét và thống nhất đáp án. -HS đọc dề, tìm hiểu đề. -HS đọc đề và tóm tắt đề bài. -HS tham gia phát biểu và làm theo hướng dẫn của GV. + R = U/I + P = U.I + A = P .t -HS lên bảng thay số vào công thức, tính kết quả. -HS làm bài vào tập theo dõi và đưa ra nhận xét. Bài tập 1: Tóm tắt: U = 220V I = 341mA=0.341 A t = 4.30(h) = 4.30.3600 (s) a) Rđ = ? ,P = ? W b) A = ? J N = ? số Giải : a)Điện trở của bóng đèn : Rđ == 645 Công suất của bóng đèn : P = U.I = 220. 0.341 = 75 W b) Điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 30 ngày : A=P.t = 75.120.3600 = 32400000 (J) = 9(kwh) Số đếm của công tơ điện là 9 số. Hoạt động 2: (20phút). Giải bài 3. -GV yêu cầu HS đọc đề tìm hiểu yêu cầu của đề bài. -GV gọi HS tóm tắt đề bài -GV hướng dẫn HS, sau đó yêu cầu HS giải trong 3 phút. -GV?: Đèn và bàn là được mắc như thế nào vào cùng một ổ lấy điện để chúng hoạt động bình thường? - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ theo yêu cầu -GV?: Đèn và bàn là mắc song song thì Rtđ =? -GV?: Rđ =?; Rbl =? -GV yêu cầu HS giải -GV?: tính A theo công thức nào? -GV treo bảng phụ vẽ hình 14.1 SGK -GV yêu cầu HS đọc đề tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - GV gọi HS tóm tắt đề bài -GV gọi HS nêu cách giải -GV hướng dẫn (nếu HS không trả lời được): + Ampe kế, biến trở và đèn được mắc với nhau như thế nào? + Khi K đóng, bóng đèn sáng bình thường cho ta biết điều gì? + Có Pđ và Uđ tính Iđ như thế nào? + Tính Rbt bằng công thức nào? + Cần tìm đại lượng nào nữa thì tính được Rbt? + Đoạn mạch này được mắc nối tiếp thì Ubt được tính như thế nào? + Tính Pbt bằng công thức nào? + Cần áp dụng công thức nào để tính Abt ? + Cần áp dụng công thức nào để tính A? -GV lần lượt yêu cầu HS trình bày bài giải lên bảng. -GV nhận xét và thống nhất đáp án. -HS đọc dề, tìm hiểu đề. -HS đọc đề và tóm tắt đề bài. -HS tham gia phát biểu và làm theo hướng dẫn của GV. -HS: mắc song song -HS làm việc cá nhân vẽ sơ đồ -HS: Rtđ -HS: Rđ ; Rbl -HS làm theo hướng dẫn -HS: A=P .t -HS quan sát - HS đọc đề, tìm hiểu đề. -HS đứng tại chỗ nêu tóm tắt đề. -HS nêu cách giải. -HS tham gia phát biểu và làm theo hướng dẫn: + Mắc nối tiếp. + IA = Ibt = IĐ + Iđ = Pđ/ Uđ + Rbt = Ubt / Ibt + Cần tìm Ubt + Ubt = U – Uđ (UA rất nhỏ nên bỏ qua) + Pbt = Ubt.Ibt + Abt=Pbt..t + A = UIt -Đại diện HS trình bày bài giải lên bảng. -HS làm bài vào tập, theo dõi và đưa ra nhận xét Bài tập 3: Tóm tắt: U = 220V, Pđ = 100W Pbl = 1000W t = 1(h) = 3600 (s) a) Vẽ sơ đồ mạch điện. Rđ = ? b) A = ? J = ?kwh Giải a) Rđ 484 () Rbl48,4 () Rtđ = 44(Ω) b)A=P .t= (100 + 1000).3600 = 3960000 (J) =1,1 (kwh) Bài tập 2: Tóm tắt: Uđ = 6V,Pđ = 4,5 W U = 9 V. t = 10 phút = 600s a. IA = ? A b. Rbt = ? ,Pbt = ? W c. Abt = ? J, A = ? J Giải : a) Vì ampe kế, biến trở và đèn mắc nối tiếp nên: IA = Ibt = Iđ mà Iđ = Pđ/ Uđ = 4,5 : 6 = 0,75 A IA = Ibt = Iđ = 0,75 A b. Ta có: U = Uđ + Ubt ®Ubt = U – UĐ = 9 – 6 = 3V Rbt = == 4 - Công suất tiêu thụ điện của biến trở : Pbt=Ubt.Ibt =3. 0,75 = 2.25W c. Công của dđ sản ra ở biến trở : Abt=Pbt..t = 2.25.600 =1350 J. - Công của dòng điện sản ra ở toàn mạch : A=UIt= 9. 0,75. 600 = 4050 J 4. Củng cố: (2 phút) - GV nhận xét thái độ học tập của HS trong giờ học. - GV lưu ý HS đổi đơn vị, phân tích đề để áp dụng công thức phù hợp,... 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) - Xem lại bài giải các bài tập vừa sửa. - Làm bài tập: 14.3a,b SBT - Xem trước bài 15 : “Thực hành : xác định công suất của các dụng cụ điện ”, chuẩn bị mẫu báo cáo (trả lời phần 1) IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trình kí tuần 7:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_7_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_ng.doc