Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ Qua thí nghiệm, nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi NL, phần NL thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần NL cung cấp. Cho thiết bị lúc ban đầu, NL không tự sinh ra.

+ Phát hiện được năng lượng giảm đi bằng phần NL xuất hiện.

+ Phát biểu được định luật bảo toàn NL và vận dụng định luật để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi NL.

- Kỹ năng:

+ Rèn kĩ năng phân tích hiện tượng, khái quát hoá về sự biến đổi NL để thấy được sự bảo toàn NL.

+ Giải thích một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá NL.

- Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Thông qua hình vẽ và kiến thức từ thực tế phân tích kỹ các hiện tượng

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: biết vận dụng kiến thức về bảo toàn NL giải thích các hiện tượng

- Năng lực hợp tác nhóm: biết phân công nhiệm vụ cho thành viên, thảo luận và cùng nhau giải quyết yêu cầu bài học

- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: cẩn thận, chặt chẽ

doc 5 trang Khánh Hội 16/05/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 36 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 15/4/2019 
Tiết thứ 67, 70. Tuần: 36
Tiết 67. BÀI 60. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Qua thí nghiệm, nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi NL, phần NL thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần NL cung cấp. Cho thiết bị lúc ban đầu, NL không tự sinh ra.
+ Phát hiện được năng lượng giảm đi bằng phần NL xuất hiện.
+ Phát biểu được định luật bảo toàn NL và vận dụng định luật để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi NL.
- Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng phân tích hiện tượng, khái quát hoá về sự biến đổi NL để thấy được sự bảo toàn NL.
+ Giải thích một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá NL.
- Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Thông qua hình vẽ và kiến thức từ thực tế phân tích kỹ các hiện tượng
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: biết vận dụng kiến thức về bảo toàn NL giải thích các hiện tượng
- Năng lực hợp tác nhóm: biết phân công nhiệm vụ cho thành viên, thảo luận và cùng nhau giải quyết yêu cầu bài học
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: cẩn thận, chặt chẽ
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Hình 60.3 
- Học sinh: Dụng cụ học tập
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: 7 phút
Tb-K: Phát biểu định luật bảo toàn NL. Giải thích: Khi thả dốc, càng về cuối dốc xe đạp chuyển động càng nhanh? (Khi ở đỉnh dốc, cơ năng của xe đạp là thế năng. Khi chuyển động, thế năng chuyển hóa dần thành động năng. Thế năng giảm dần. động năng tăng dần nên càng về cuối dốc xe đạp chuyển động càng nhanh)
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tiếp nhận kiến thức (7 phút)
Mục đích của hoạt động: Tiếp thu thông báo của GV về định luật bảo toàn năng lượng
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Định luật bảo toàn năng lượng
Cách thức hoạt động:
- Những kết luận vừa thu được khi khảo sát sự biến đổi cơ năng, điện năng ở trên liệu có đúng cho sự biến đổi của các dạng NL khác không?
+ GV thông báo: các nhà khoa học đã khảo sát rất nhiều quá trình biến đổi NL khác trong tự nhiên và thấy rằng KL trên luôn luôn đúng trong mọi trường hợp và được nêu lên thành đ.luật bảo toàn NL. Mọi phát minh trái với định luật này đều sai.
+ Cá nhân theo dõi thông báo, ghi nhớ định luật bảo toàn năng lượng
II. Định luật bảo toàn năng lượng:
- Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển háo từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ vật này sang vật khác
Kết luận của GV: Vận dụng định luật bảo toàn NL để giải thích các hiện tượng thực tế
Hoạt động 2: Vận dụng (20 phút)
Mục đích của hoạt động: Vận dụng định luật bảo toàn năng lượng.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Trả lời C6, C7
Cách thức hoạt động:
K-G: Trong TN đun nước nóng bằng điện, điện năng đã biến đổi thành nhiệt năng. Sau khi ngừng đun, nước nguội đi và trở lại nhiệt độ như chưa khi đun, điều đó có phải là nhiệt năng đã tự mất đi, trái với định luật BTNL không? Tại sao?
Gợi ý: Năng lượng ban đầu có tự sinh ra không?
- YCHS trả lời C6.
- GV nêu câu hỏi bổ sung:
Ý định chế tạo động cơ vĩnh cữu trái với định luật BTNL ở chỗ nào?
- YCHS trả lời C7.
Gợi ý:
Y-K: Bếp cải tiến khác với bếp kiềng 3 chân như thế nào? 
Tb: Ở bếp cải tiến: lượng khói bay theo hướng nào ? có được sử dụng nữa không?
+ Cá nhân HS suy nghĩ, thảo luận chung cả lớp trả lời câu hỏi của GV – nhiệt năng đã tỏa ra môi trường xung quanh
K-G: trả lời C6
- NL không tự sinh ra và trong quá trình quá trình biến đổi NL còn chuyển hóa thành NL khác (nhiệt năng)
- Cá nhân HS suy nghĩ, thảo luận chung cả lớp trả lời câu hỏi của GV
III/ Vận dụng:
C6: Động cơ vĩnh cữu không thể hoạt động được, vì trái với định luật BT và CHNL. Động cơ hoạt động được là có cơ năng, cơ năng này là không thể tự sinh ra. Muốn có cơ năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu (than củi, dầu, ...).
C7:
- Nhiệt năng do bếp củi cung cấp một phần vào nồi làm nóng nước, phần còn lại truyền ra môi trường xung quanh theo định luật BTNL.
- Bếp cải tiến có vách cách nhiệt, giữ cho nhiệt năng ít bị truyền ra ngoài, tận dụng được nhiệt năng để đun hai nồi nước.
 * Ghi nhớ:
+Định luật bảo toàn NL: NL không tự sinh ra hoặc tự mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác , hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Kết luận của GV: Lập luận chặt chẽ khi giải thích các hiện tượng
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: 2 phút
Mục đích: Vận dụng kiến thức nêu sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện.
Nội dung: 
- Xem lại các kiến thức vừa học 
- Lấy ví dụ thực tế về bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện.
Hướng dẫn: Năng lượng chuyển được chuyển hóa từ dạng nào, nguồn năng lượng ban đầu là gì, quá trình chuyển hóa năng lượng bị hao hụt do đâu?
- Cách thức: GV nêu bài tập và hướng dẫn. HS làm bài theo hướng dẫn
- Sản phẩm: Kết quả làm bài của HS
- Kết luận: ...........................................................................................................................................................................................
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: 8 phút
- Câu hỏi, bài tập:
1) Khi đun nước nóng bằng điện, điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Khi ngừng đun, nước nguội đi và trở lại nhiệt độ ban đầu. Điều đó có phải là nhiệt đã tự mất đi có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? (không)
2) Cho biết sự chuyển hóa năng lương trong các trường hợp sau:
 + Cắm phích cắm quạt và ổ lấy điện, quạt quay (Điện -> cơ)
 + Dùng búa đóng đinh vào tường (Cơ -> nhiệt)
 + Nhà máy thủy điện hoạt động (Cơ -> điện)
- Giải thích vì sao một số máy tính bỏ túi hoạt động chỉ khi có ánh sáng chiếu vào? 
(Quang năng -> điện năng. cung cấp cho máy tính hoạt động)
- HS đọc phần ghi nhớ
- Học sinh đọc “có thể em chưa biết”
Bài tập 60.1: Không phải, muốn cho tuabin quay phải cung cấp cho nó NL ban đầu, đó là NL của nước từ trên cao chảy xuống. Ta không phải bơm lên, nhưng chính mặt trời đã cung cấp nhiệt năng làm cho nước bốc hơi lên cao thành mây rồi thành mưa rơi xuống hồ chứa nước ở trên cao.
Bài tập 60.2: Nhiệt năng: đầu cọc bị đập mạnh nóng lên; Cơ năng: cọc chuyển động ngập sâu vào đất.
Bài tập 60.3: Không trái với định luật, vì phần cơ năng của quả bóng đã biến thành nhiệt năng khi quả bóng đập vào đất, một phần truyền cho không khí làm cho phần tử không khí chuyển động
K-G: Một chiếc quạt điện hoạt động, điện năng đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào? Định luật bảo toàn năng lượng được thể hiện như thế nào ? (cơ năng và nhiệt năng; điện năng do dòng điện cung cấp bằng tổng nhiệt năng và cơ năng)
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
....................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
....................................................................................................................................................
Tiết 70. KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức 
+ Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều. Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.
+ Nêu được biện pháp làm giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện. 
+ Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. Nêu được 
+ Nhận biết được TKHT, TKPK, Nêu được tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính là gì, Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua TKHT, TKPH.
+ Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua TKHT, TKPK. Vẽ được đường truyền các tia sáng đặc biệt qua TKHT, TKPK
+ Dựng được ảnh của một vật tạo bởi TKHT, TKPK
+ Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi TKHT, TKPK
+ Nhận biết được TKPK, Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi TKPK.
+ Nêu được sự tương tự giữa mắt và máy ảnh
+ Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
+ Nêu được kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.
+ Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách khắc phục
+ Nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu; nêu được chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích chùm sáng trắng thành chùm sáng màu
- Kĩ năng 
+ Vận dụng được công thức 
+ Xác định được thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
+ Dựng được ảnh của một vật tạo bởi TKHT, TKPK bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.
+ Sử dụng tính chất về tỷ lệ các canh của các tam giác đồng dạng để tính 1 trong 4 đại lượng sau: độ cao ảnh, độ cao vật, khoảng cách từ vật vật, ảnh đếnTK.
+ Vận dụng tác dụng của tấm lọc màu để giải bài tập
- Thái độ: Cẩn thận, chính xác, nghiệm túc
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Phẩm chất: có tính trung thực; chăm chỉ, vượt khó; tích cực, chủ động học hỏi, trung thực.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Xác định các yếu tố đã cho và cần tìm của bài toán
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Vận dụng được các kiến thức để tính toán và chứng minh
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: Thực hiện được các phép tính và trình trình bày cẩn thận; lập luận chặt chẽ (logic)
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng mô tả, ma trận, đề, đáp án 
- Học sinh: Ôn tập và làm các bài tập về nhà; dụng cụ học tập
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, trật tự của lớp - 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới của học sinh: phút
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập: thước, viết cho việc kiểm tra
3. Nội dung bài mới
a) Ma trận đề, bảng mô tả đính kèm
b) Đề và đáp án đính kèm
4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
- Tiếp tục trả lời câu hỏi trong đề cương để chuẩn bị kiểm tra học kỳ
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Câu hỏi, bài tập: Trả lời các câu hỏi trong đề cương ôn tập
- Giáo viên tổng kết đánh giá giờ dạy: ......................................................................................
....................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
- Các ưu, nhược điểm sau khi tổ chức dạy học: ........................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hướng khắc phục cho tiết học tiếp theo: ................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thống kê điểm 
Lớp
Từ 0 – dưới 5
Từ 5 – dưới 7
Từ 7 – dưới 9
Từ 9 – 10
So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
9A
9B
9C
Tổng
Ký duyệt tuần 36
Ngày ................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_36_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc