Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức đã học trong chương trình HKII gồm: chương II. Điện từ (máy phát điện, máy biến thế).
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải 1 số dạng bài tập cơ bản.
- Thái độ: suy luận, tính toán cẩn thận.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Hệ thống câu hỏi + bài tập.
* Học sinh: Ôn tập nội dung cơ bản từ bài 33 àbài 39
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 35 Ngày soạn: 25/3/2019 Tiết: 69 ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức đã học trong chương trình HKII gồm: chương II. Điện từ (máy phát điện, máy biến thế). - Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải 1 số dạng bài tập cơ bản. - Thái độ: suy luận, tính toán cẩn thận. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Hệ thống câu hỏi + bài tập. * Học sinh: Ôn tập nội dung cơ bản từ bài 33 àbài 39 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (2 phút). Đặt vấn đề vào bài. - Mục đích: giới thiệu nội dung tiết ôn tập. - Nội dung: ôn tập nội dung cơ bản các bài từ 33 à39 của chương II - GV giới thiệu nội dung tiết ôn tập. - HS: lắng nghe, nhận thức vấn đề. Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (15 phút). Ôn lại các kiến thức đã học. - Mục đích: Ôn lại các kiến thức đã học. - Nội dung: các kiến thức cơ bản từ bài 33 à39 của chương II - GV lần lượt nêu câu hỏi, gọi HS trả lờiàGV hệ thống lại kiến thức 1. Nêu dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều. 2. Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều 3. - Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì? Trong các tác dụng đó, tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện? - Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều bằng dụng cụ gì? 4. - Vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện? Có những cách nào để làm giảm điện năng hao phí đó? Trong các cách đã nêu cách nào có lợi nhất? Vì sao? - Viết công thức tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện? 5. - Hđt ở hai đầu các cuộn dây của MBT liên hệ với số vòng dây của mỗi cuộn dây bằng hệ thức nào? Khi nào ta có máy tăng thế, máy hạ thế? - Có thể dùng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế được không? Vì sao? -GV nxét và thống nhất câu trả lời. - HS lần lượt trả lời, ghi bài A. CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ I. Lí thuyết: 1. Dòng điện xoay chiều 2. Máy phát điện xoay chiều: 3. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều 4. Truyền tải điện năng đi xa P hp = 5. Máy biến thế: II. Dạng bài tập: Tính U1, U2, n1, n2. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (24 phút). - Mục đích: vận dụng kiến thức, làm bài tập - Nội dung: Giải bài tập vận dụng công thức -GV cho bài tập yêu cầu HS đọc đề tìm hiểu yêu cầu của đề bài. -GV yêu cầu HS độc lập suy nghĩ tìm ra phương án giải quyết yêu cầu đề bài. -GV yêu cầu 1 HS trình bày phương án giải quyết và trình bày bài giải lên bảng. -GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các HS yếu, kém. -GV nhận xét và thống nhất đáp án. - HS đọc đề và tóm tắt đề bài. -HS độc lập suy nghĩ tìm ra phương án giải quyết yêu cầu đề bài. -Đại diện HS trình bày phương án giải quyết và trình bày bài giải lên bảng. III. BÀI TẬP: Câu 1: Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế 110 V. Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở? Giải: Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là: hay 275 (V) Câu 2: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 110V, cuộn sơ cấp có 3000 vòng. Tính số vòng của cuộn thứ cấp. Giải: Số vòng của cuộn thứ cấp là: hay 1500 (vòng) 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: kiến thức cơ bản từ bài 33à39. - Ôn lại nội dung cơ bản các bài từ 40 à53 của chương III. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được kiến thức cơ bản từ bài 33à39. - Ôn lại nội dung cơ bản các bài từ 40 à53 của chương III. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (Đã kiểm tra ở hoạt động 2) V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Tuần: 35 Ngày soạn: 25/3/2019 Tiết: 70 ÔN TẬP HỌC KÌ II (T2) I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức đã học trong chương trình HKII gồm: chương III. Quang học; Chương IV. Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải 1 số dạng bài tập cơ bản. - Thái độ: suy luận, tính toán cẩn thận. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. II. CHUẨN BỊ: - GV: Hệ thống câu hỏi. - HS: Ôn tập nội dung cơ bản từ bài 40 àbài 58 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (1 phút). Đặt vấn đề vào bài. - Mục đích: giới thiệu nội dung tiết ôn tập. - Nội dung: ôn tập nội dung cơ bản các bài từ 40 à53 của chương III - GV giới thiệu nội dung tiết ôn tập. - HS: lắng nghe, nhận thức vấn đề. Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (20 phút). Ôn lại các kiến thức đã học: - Mục đích: Ôn lại các kiến thức đã học. - Nội dung: các kiến thức cơ bản từ bài 40 à53 của chương III - GV lần lượt nêu câu hỏi, gọi HS trả lờiàGV hệ thống lại kiến thức 5. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước và ngược lại? 6. - Nêu các cách nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. - Cho biết đặc điểm đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ - Cho biết đặc điểm đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì - Nêu cách dựng ảnh của một điểm sáng, của một vật sáng tạo bởi thấu kính hội tụ - Nêu cách dựng ảnh của một điểm sáng, của một vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì - Nêu tính chất của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ - Nêu tính chất của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì 7. - Nêu cấu tạo của máy ảnh. - Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh có đặc điểm gì? 8. Xét về mặt quang học, 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? Hai bộ phận đó tương tự những bộ phận nào trong máy ảnh? Giới hạn xa nhất và gần nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người gọi là những điểm gì? 9. - Mắt cận: Nêu những biểu hiện của tật cận thị và cách khắc phục tật cận thị - Mắt lão: Nêu những đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục tật mắt lão. 10. Kính lúp là gì? Dùng kính lúp để làm gì? 11. Hãy nêu ví dụ nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát áng sáng màu? Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào? 12. Trong chùm sáng trắng có chứa những ánh sáng màu nào? -GV nxét và thống nhất câu trả lời. - HS lần lượt trả lời, ghi bài B. CHƯƠNG III. QUANG HỌC: I. Lí thuyết: 5. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 6. Thấu kính hội tụ - Thấu kính phân kì 7. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKHT, TKPK 8. Máy ảnh 9. Mắt, mắt cận, mắt lão: 10. kính lúp 11. Ánh sáng trắng, ánh sáng màu II. Dạng bài tập: 1.Vẽ ảnh của vật qua TKHT, TKPK 2. Tính chiều cao của ảnh (vật) 3. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK (từ vật đến TK), độ cao của ảnh (của vật) 4. Tính f Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (20 phút) - Mục đích: vận dụng kiến thức, làm bài tập - Nội dung: Giải bài tập về TKHT -GV cho bài tập yêu cầu HS đọc đề tìm hiểu yêu cầu của đề bài. -GV yêu cầu HS độc lập suy nghĩ tìm ra phương án giải quyết yêu cầu đề bài. -GV gọi 1 HS lên bảng vẽ ảnh. -GV gọi 1 HS nêu đặc điểm ảnh A’B’ -GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các HS yếu, kém. -GV? Tính chiều cao của ảnh là tìm? -GV gọi 1 HS lên bảng tính A’B’ -GVgọi HS nhận xét. -GV nhận xét, chính xác hóa câu trả lời. -GV gọi 1 HS lên bảng vẽ ảnh. -GV gọi 1 HS nêu đặc điểm ảnh A’B’ -GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các HS yếu, kém. -GV? Tính khoảng cách từ ảnh đến TK là tìm? -GV gọi 1 HS lên bảng tính A’O -GVgọi HS nhận xét. -GV nhận xét, chính xác hóa câu trả lời. -HS đọc đề và tóm tắt đề bài. -HS độc lập suy nghĩ tìm ra phương án giải quyết yêu cầu đề bài. -1 HS vẽ ảnh A’B’, HS bên dưới lớp tự vẽ ảnh vào vở - HS nêu đặc điểm ảnh -HS: tìm A’B’ -HS: xét DABO DA'B'O (g.g) à A’B’ -HS nhận xét -HS lắng nghe, ghi bài -1 HS vẽ ảnh A’B’, HS bên dưới lớp tự vẽ ảnh vào vở A B O A’ B’ F’ F I - HS nêu đặc điểm ảnh -HS: tìm A’O -HS: xét DABO DA'B'O (g.g) à A’O -HS nhận xét -HS lắng nghe, ghi bài III. BÀI TẬP: Câu 1: Đặt một vật AB có dạng một mũi tên cao 2cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 30cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 10cm. a. Hãy vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ. b. Nêu đặc điểm của ảnh vẽ ở câu a. c. Tính chiều cao của ảnh, biết khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là 15cm. I A B O A’ B’ F’ F Giải: a) b) Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. c) * Ta có DABO DA'B'O ( g . g ) hay A’B’ = 1(cm) Câu 2: Đặt một vật AB có dạng một mũi tên dài 1cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 4cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 3cm. a. Hãy vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ. b. Nêu đặc điểm của ảnh vẽ ở câu a. c. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, biết ảnh lớn gấp 3 lần vật. Giải: a) b. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. c) * Ta có DABO DA'B'O ( g . g ) hay OA’ = 12 (cm) 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: kiến thức cơ bản từ bài 40à53. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được kiến thức cơ bản từ bài 40à53. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (Đã kiểm tra ở hoạt động 2) V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Trình kí tuần 35:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_35_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc