Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu.
+ Nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu.
- Kĩ năng: Làm được TN tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
- Thái độ:
+ Yêu thích môn học.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Không nên sử dụng ánh sáng màu.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
+ Dụng cụ làm TN biểu diễn: đèn sợi đốt, đèn ống,… đèn Led
+ Bảng phụ
+ Dụng cụ TN cho mỗi nhóm: Một số nguồn sáng trắng, đỏ, xanh; Một bộ các tấm lọc màu: đỏ, vàng, lục, lam,…
* Học sinh: Xem trước nội dung bài 52. Ánh sáng trắng-Ánh sáng màu à Tìm hiểu “Nguồn phát ra ánh sáng trắng, nguồn phát ra ánh sáng màu, có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào?”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 31 Ngày soạn: 18/3/2019 Tiết: 61 Bài 52. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: + Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu. + Nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu. - Kĩ năng: Làm được TN tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu. - Thái độ: + Yêu thích môn học. + Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Không nên sử dụng ánh sáng màu. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành. - Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: + Dụng cụ làm TN biểu diễn: đèn sợi đốt, đèn ống, đèn Led + Bảng phụ + Dụng cụ TN cho mỗi nhóm: Một số nguồn sáng trắng, đỏ, xanh; Một bộ các tấm lọc màu: đỏ, vàng, lục, lam, * Học sinh: Xem trước nội dung bài 52. Ánh sáng trắng-Ánh sáng màu à Tìm hiểu “Nguồn phát ra ánh sáng trắng, nguồn phát ra ánh sáng màu, có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào?”. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập. - Mục đích: Đặt vấn đề vào bài. - Nội dung: ánh sáng có các loại màu. Vậy vật nào tạo ra ánh sáng trắng? vật nào tạo ra ánh sáng màu? -GV đặt vấn đề: trong thực tế ta nhìn thấy ánh sáng có các loại màu. Vậy vật nào tạo ra ánh sáng trắng? vật nào tạo ra ánh sáng màu? à GV giới thiệu bài. -HS lắng nghe, suy nghĩ, nhận thức vấn đề cần tìm hiểu. Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (10 phút). Các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu (xoáy sâu) - Mục đích: Tìm hiểu về các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu - Nội dung: Các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu. -GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc thông tin mục 1 SGK. -GV làm TN: 1 số nguồn phát ánh sáng trắng, yêu cầu HS quan sát. -GV yêu cầu HS kể tên 1 số nguồn phát ra ánh sáng trắng. -GV lấy 1 ví dụ,sau đó yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự. -GV liên hệ giáo dục HS BVMT: con người làm việc hiệu quả và thích hợp nhất đối với ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt trời) à tiết kiệm điện, bảo vệ mắt, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. -GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc thông tin mục 2 SGK -GV làm TN: 1 số nguồn phát ánh sáng màu, yêu cầu HS quan sát -GV yêu cầu HS kể tên 1 số nguồn phát ra ánh sáng màu. -GV lấy 1 ví dụ,sau đó yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự. -HS đọc thông tim mục 1 -HS quan sát -HS nêu ví dụ -HS lắng nghe -HS đọc thông tin mục 2 -HS quan sát TN -HS nêu ví dụ I. Nguồn phát ánh sáng trắng, nguồn phát ánh sáng màu: 1. Các nguồn phát ánh sáng trắng: - Mặt trời (trừ buổi bình minh và hoàng hôn) - Đèn dây tóc khi nóng sáng bình thường - Đèn ống 2. Các nguồn phát ánh sáng màu: - Đèn Led - Đèn sợi đốt - Đèn ống - Nguồn sáng của bếp ga. * Kiến thức 2: (22 phút). Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu. - Mục đích: Nghiên cứu việc tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu. - Nội dung: Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu. -GV giới thiệu cho HS các tấm lọc màu, lưu ý HS: có nhiều loại tấm lọc màu. -GV gọi HS đọc thông tin mục 1 -GV treo bảng phụ (h. 52.1), giao dụng cụ TN, yêu cầu các nhóm làm TN à trả lời C1 -GV theo dõi, giúp đỡ -GV gọi đại diện các nhóm treo bảng nhóm, yêu cầu HS nhận xét à GV chính xác hoá kết quả -GV yêu cầu HS thay tấm lọc màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh, chùm sáng đỏ bằng chùm sáng xanh à làm tương tự -GV gọi đại diện nhóm treo kết quả TN, gọi HS nhận xét -Gv yêu cầu HS dựa vào kết quả TN trả lời câu hỏi: + Chiếu ánh sáng trắng qua 1 tấm lọc màu ta sẽ được gì? + Chiếu ánh sáng màu qua 1 tấm lọc màu cùng loại ta sẽ được gì? + Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc màu khác màu ta sẽ được gì? -GV chốt lại, gọi HS đọc kết luận SGK -GV treo bảng phụ nội dung trả lời C2 nhưng còn để trống một số chỗ trong từng ýà yêu cầu HS hoàn thành. -HS lắng nghe -HS đọc theo yêu cầu của GV -HS hoạt động nhóm làm TN à thảo luận trả lời C1 vào bảng nhóm. -HS treo bảng nhóm, nhận xét -HS lắng nghe, ghi bài -HS lắng nghe, làm TN theo yêu cầu của GV -HS treo bảng nhóm, nhận xét kết quả -HS lắng nghe, trả lời: + được màu của tấm lọc màu + được màu cùng với tấm lọc màu đó + màu khác -Hs đọc kết luận SGK -Hs suy nghĩ, trả lời II. Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu: 1. Thí nghiệm: C1: - Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng đỏ. - Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ, ta thu được ánh sáng đỏ. - Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ta không được ánh sáng đỏ, mà thấy tối. 2. Các thí nghiệm tương tự: 3. Kết luận: (SGK) C2: - Chùm sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu. - Trong chùm sáng trắng có ánh sáng đỏ. Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng màu đỏ đi qua. - Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ. - Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng màu không phải là màu xanh. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: Kể tên nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu; Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào? - Làm bài tập: 52.1 à 52.3 SBT - Xem trước nội dung bài 53. Sự phân tích ánh sáng trắng. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Kể tên nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu; Cách tạo ra ánh sáng màu. - Làm bài tập: 52.1 à 52.3 SBT - Tìm hiểu: “Trong chùm sáng trắng có chứa những ánh sáng màu nào; các cách phân tích một chùm sáng trắng thành chùm ánh sáng màu”. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (7 phút) - GV?: Tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu? - GV yêu cầu HS làm C3, C4 SGK - GV giáo dục HS BVMT: không nên sử dụng ánh sáng màu à có hại cho mắt. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Tuần: 31 Ngày soạn: 18/3/2019 Tiết: 62 Bài 53. SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: + Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau. + Mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu. - Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng. - Thái độ: + Cẩn thận, nghiêm túc + Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Sống lâu trong môi trường ánh sáng nhân tạo (ánh sáng màu) khiến thị lực giảm, sức đề kháng của cơ thể giảm à Hạn chế sử dụng àTiết kiệm điện. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành. - Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Dụng cụ cho các nhóm: 1 lăng kính tam giác đều; 1 màn chắn trên co khoét 1 khe hẹp; 1 bộ các tấm lọc màu xanh, đỏ, nửa đỏ nửa xanh; 1 đĩa CD; 1 đèn phát ánh sáng trắng. * Học sinh: Xem trước nội dung bài 53. Sự phân tích ánh sáng trắng à Tìm hiểu: “Trong chùm sáng trắng có chứa những ánh sáng màu nào; các cách phân tích một chùm sáng trắng thành chùm ánh sáng màu”. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Kể tên 1 số nguồn phát ánh sáng trắng, 1 số nguồn phát ánh sáng màu. - Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào? + Chiếu ánh sáng trắng qua 1 tấm lọc màu ta sẽ được gì? + Chiếu ánh sáng màu qua 1 tấm lọc màu cùng loại ta sẽ được gì? + // khác loại // ? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập. - Mục đích: Đặt vấn đề vào bài. - Nội dung: Trong chùm sáng trắng có những ánh sáng màu nào? -GV đặt vấn đề như phần đầu bài SGK -HS lắng nghe, suy nghĩ. Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (20 phút). Tìm hiểu việc phân tích 1 chùm sáng trắng bằng lăng kính. - Mục đích: Tìm hiểu việc phân tích 1 chùm sáng trắng bằng lăng kính. - Nội dung: phân tích 1 chùm sáng trắng bằng lăng kính. -GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK -GV giới thiệu dụng cụ TN, làm TNàyêu cầu HS quan sát trả lời C1 + Ánh sáng chiếu tới lăng kính là ánh sáng gì? + Ánh sáng mà ta nhìn thấy được sau lăng kính là những ánh sáng gì? -GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK -GV?: + Mục đích của TN? + Cách tiến hành TN? + Nêu dự đoán kết quả TN -GV làm TNàyêu cầu HS quan sát trả lời C2 -GV yêu cầu HS thảo luận (nhóm 2 em) trả lời C3, C4 -GV?: + Khi chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính ta sẽ thu được gì? + Lăng kính có tác dụng gì? -HS đọc thông tin mục 1 -HS: lắng nghe, quan sát, trả lời C1 + trắng + Màu: đỏ, -HS đọc thông tin mục 2 -HS: + Thấy rõ sự tách các dải màu riêng rẽ. + dùng các tấm lọc màu để chắn chùm sáng. + nêu dự đoán -HS quan sát àtrả lời -HS thảo luận, trả lời -HS: +ánh sáng màu + Phân tích ánh sáng I. Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính: 1. Thí nghiệm: C1: Dải màu có nhiều màu nằm sát nhau từ: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. 2. Thí nghiệm 2: C2: - Khi chắn khe sáng bằng tấm lọc màu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ; bằng tấm lọc màu xanh có vạch xanh; hai vạch này không nằm cùng 1 chỗ. - Khi chắn khe sáng bằng tấm lọc nửa đỏ, nửa xanh thì ta thấy đồng thời cả 2 vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau. C3: ý 2 C4: Ánh sáng trắng qua lăng kính được phân tích thành dải màu à phân tích ánh sáng bằng lăng kính. 3. Kết luận: (SGK) * Kiến thức 2: (10 phút). Tìm hiểu việc phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD. - Mục đích: Tìm hiểu việc phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD. - Nội dung: Phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD. -GV giao dụng cụ, yêu cầu HS hoạt động nhóm làm TN -GV?: câu C5, c6 -GV chốt lại (Kết luận) -GV?: Có những cách nào để phân tích chùm sáng trắng thành chùm sáng màu? -HS nhận dụng cụ, hoạt động nhóm làm TN -HS suy nghĩ, trả lời -HS lắng nghe. -HS trả lời (kết luận) II. Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD: 1. Thí nghiệm 3: C5: Trên đĩa CD có nhiều dải màu từ đỏ đến tím. C6: - Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng trắng - Ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta là ánh sáng màu. - Ánh sáng qua đĩa CD à Phản xạ lại là những chùm sáng màu à TN 3 cũng là TN phân tích ánh sáng trắng . 2. kết luận: (SGK) III. Kết luận chung: Có thể có nhiều cách phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: Trong chùm sáng trắng có chứa những ánh sáng màu nào? Có những cách nào để phân tích một chùm sáng trắng thành ánh sáng màu. - Xem trước nội dung bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được: “Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều ánh sáng màu; Các cách để phân tích một chùm sáng trắng thành ánh sáng màu”. - Tìm hiểu: “Vật có màu như thế nào khi nhìn dưới ánh sáng trắng,; khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật”. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (4 phút) - GV?: Mô tả cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu (xoáy sâu) - GV giáo dục HS BVMT: Sống lâu trong môi trường ánh sáng nhân tạo (ánh sáng màu) khiến thị lực giảm,. - GV cho Hs làm C7, C9 SGK V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Trình kí tuần 31:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc