Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức 

- Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín.

- HS thấy được quan hệ giữa điện và từ, vai trò của điện năng trong cuộc sống. 

2. Kỹ năng 

- Quan sát và mô tả chính xác thí nghiệm.

- Phân tích, tổng hợp kiến thức cũ. 

- Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.

3. Thái độ 

- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

- HS biết cách bảo vệ môi trường bằng cách: Thay thế các phương tiện giao thông sử dụng động cơ nhiệt bằng các phương tiện giao thông sử dụng động cơ điện; Tăng cường sản xuất điện năng bằng các nguồn năng lượng sạch: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời.

II. CHUẨN BỊ 

*Thầy: Mô hình cuộn dây dẫn

*Trò: làm các bài tập về nhà

doc 6 trang Khánh Hội 17/05/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 26/11/2018 
Tuần: 17 	Tiết 33. BÀI 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN
 DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín.
- HS thấy được quan hệ giữa điện và từ, vai trò của điện năng trong cuộc sống. 
2. Kỹ năng 
- Quan sát và mô tả chính xác thí nghiệm.
- Phân tích, tổng hợp kiến thức cũ. 
- Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.
3. Thái độ 
- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
- HS biết cách bảo vệ môi trường bằng cách: Thay thế các phương tiện giao thông sử dụng động cơ nhiệt bằng các phương tiện giao thông sử dụng động cơ điện; Tăng cường sản xuất điện năng bằng các nguồn năng lượng sạch: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời.
II. CHUẨN BỊ 
*Thầy: Mô hình cuộn dây dẫn
*Trò: làm các bài tập về nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Tb: Nêu các cách tạo ra dòng điện cảm ứng ? Trường hợp nào NC chuyển động so với cuộn dây dẫn kín mà không xuất hiện dòng điện cảm ứng 
ĐVĐ: Có nhiều cách tạo ra dòng điện cảm ứng, vậy điều kiện chung nào là điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây (10 phút)
- YCHS đọc thông báo trong SGK.
- Nhắc lại các cách tạo ra DĐCƯ
- YCHS quan sát H 32.1, và trả lời C1 
- GV nhận xét
- Đặt vấn đề: Sự xuất hiện dòng điện cảm ứng có liên quan gì đến số ĐST xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín?
- HS đọc thông báo trong SGK
Tb-Y: Nhắc lại các cách tạo ra DĐCƯ.
- HS quan sát H 32.1. 
- Cá nhân trả lời C1.
- Lớp nhận xét.
I. Sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
C1: 
- Tăng;
- Không đổi;
- Giảm, tăng.
* Nhận xét: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm.
Hoạt động 2: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng (12 phút)
- YCHS làm C2.
- Dựa vào bảng 1 và đối chiếu hãy trả lời C4.
- YCHS làm C3.
- YCHS đưa ra nhận xét về ĐK xuất hiện dòng điện cảm ứng khi dùng NC.
- Hướng dẫn HS làm C4:
K-G: Số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín thay đổi như thế nào?
Y-K: Khi đóng ngắt mạch điện thì dòng điện qua NC điện tăng hay giảm? 
Tb: Số ĐST xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hay giảm? 
K-G: ĐK xuất hiện dòng điện cảm ứng khi dùng NC điện? 
* GV KL chung về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Tích hợp 
Tb-Y: Có thể làm xe hoạt động mà không dùng xăng, dầu được không? Cho ví dụ. 
Tb-K: Nguồn năng lượng đó có lợi gì hơn khi dùng xăng dầu? 
K-G: Có thể sản xuất điện năng bằng cách nào? 
GV nhắc lại: 
+ Dòng điện sinh ra từ trường và ngược lại từ trường lại sinh ra dòng điện. Điện trường và từ trường tồn tại trong một thể thống nhất gọi là điện từ trường.
 + Điện năng là nguồn năng lượng có nhiều ưu điểm: dễ sử dụng, dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền tải đi xa... nên ngày càng được sử dụng phổ biến
+ Sử dụng động cơ điện, SX điện bằng nguồn năng lượng sạch.
- HS làm C2.
Tb-Y: nêu kết quả C4
- Lớp nhận xét
- HS làm C3.
- HS nhận xét về ĐK xuất hiện dòng điện cảm ứng khi dùng NC vĩnh cửu.
- HS làm C4 theo sự hướng dẫn
C4: Khi đóng mạch thì dòng điện tăng từ không đến có nên từ trường của NCĐ mạnh lên, số ĐST xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi ngắt mạch điện dòng điện giảm từ có đến không nên từ trường của NCĐ giảm đi, số ĐST xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm.
- HS rút ra KL chung về điều kiện xuất hiện dđiện cảm ứng.
- Xe đạp điện
- “Không gây” chất thải độc hại ra môi trường
-Thuỷ điện, điện gió, ...
II. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
* Nhận xét 2: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của một NC khi số ĐST xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
Kết luận: Trong mọi trường hợp, khi số ĐST xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Hoạt động 3: Vận dụng (8 phút)
- YCHS làm C5.
+ Khi quay núm của đinamô thì số ĐST xuyên qua tiết diện S của cuộn dây như thế nào ?
- YCHS làm C6.
+ Khi cho NC quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây ntn?
K-G: Có t/h nào khi NC quay lại không xuất hiện dòng điện cảm ứng? 
- GV nhận xét và nhắc lại ĐK xuất hiện dòng điện cảm ứng
- Cá nhân nhắc lại ĐK xuất hiện dòng điện cảm ứng
- HS làm C5.
- Lớp nhận xét
- HS làm C6.
- Lớp nhận xét
- Khi NC trùng với trục của cuộn dây -> không xuất hiện dòng điện cảm ứng
III. Vận dụng.
C5: Quay núm của đinamô, nam châm quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C6: Khi cho NC quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
 4. Củng cố: (5 phút)
- Ta không nhìn thấy được từ trường, vậy làm thế nào để khảo sát được sự biến đổi của từ trường ở chỗ có cuộn dây có dòng điện chạy qua
- Làm thế nào để biết được mối quan hệ giữa số đường sức từ và dòng điện cảm ứng
- BT 32.1 a) Biến đổi số đường sức từ
A
D
C
B
 b) Dòng điện cảm ứng
K - G: Đặt khung dây ABCD trong từ trường đều như hình bên 
D Đ C Ư xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? Tại sao?
a) Dịch chuyển khung dây theo phương song song với các ĐST.
b) Quay khung dây quanh trục trùng với cạnh BC
c) Lấy khung dây ra rồi bóp méo khung, sau đó lại để vào vị trí cũ.
Trả lời: D Đ C Ư chỉ xuất hiện trong trường hợp b
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Bài tập về nhà: Y - K: 32.2, 3; Tb: làm thêm BT 32.3; K - G: làm thêm BT 32.4.
Hướng dẫn: Số ĐST xuyên qua cuộn dây dẫn kín như thế nào để xuất hiện DĐCƯ trong cuonj dây đó?
- Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 33 – Dòng điện xoay chiều có khác gì với dòng điện 1 chiều
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 26/11/2018 
Tuần: 17	 Tiết 34. BÀI TẬP 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Củng cố về định luật Ôm và công thức tính điện trở dây dẫn (đối với đoạn mạch nối tiếp và song song, mạch hỗn hợp).
2. Kỹ năng: Vận được định luật Ôm trong đoạn mạch mắc nối tiếp và song song; Vận dụng được các công thức, các hệ thức về điện trở của dây dẫn
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác. 
II. CHUẨN BỊ 
*Thầy: Hệ thống các bài tập về định luật Ôm và điện trở của dây dẫn
*Trò: Ôn lại công thức đã học có liên quan đến định luật Ôm và điện trở dây dẫn.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Y-K: Phát biểu và việt hệ thức của định luật Ôm.
Tb-K: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào ? Viết công thức và cho biết đơn vị các đại lượng có trong công thức? 
 3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Định luật Ôm (30 phút)
- Nêu đề bài
+ Cách mắc các điện trở
+ Các số liệu đã cho
+ YC đề bài? Công thức vận dụng?
-
B
+
A
R2
R1
K
R2
R1
A B
+ - 
A
- Lập sơ đồ và YCSH giải
U = 18V RAB = R1 + R2
 IA = 
I1 = I = 0,4A R2 = 30
 U1 = I.R1
*Đối với K-G, YCHS thảo luận nêu cách làm
- Theo dõi, nhận xét và củng cố kiến thức vận dụng.
- Nêu đề bài
- Hướng dẫn HS giải như bài 1
- YCHS lập sơ đồ tính UAB và tính cường độ dòng điện qua điện trở R2
- GV chốt lại cách giải bằng sơ đồ
 IAB = 1,5
 UAB = I.RAB
U = 9V R2 = 10
 I2 = 
*Đối với K-G thực hiện tương tự như bài 1
- GV nêu đề bài
- Số chỉ ampe kế A1 cho biết điều gì? Và nêu cách tính IA2?
- GV chốt lại cách tính
- Điện trở R3 được tính như thế nào?
- GV chốt lại cách tính
- Theo dõi, nhận xét và củng cố kiến thức vận dụng
- Cá nhân tìm hiểu đề và nêu cách tìm theo gợi ý.
Tb-Y: lên bảng giải câu a
Tb: giải bài 1b
- Cá nhân làm bài và nhận xét
- HS thảo luận nêu cách làm
- Lớp thống nhất
- HS lên bảng giải. Lớp nhận xét
- Từng HS tìm hiểu đề bài và nêu cách giải như hướng dẫn ở bài 1
- HS căn cứ vào sơ đồ để làm bài
Tb: lên bảng giải
- Từng HS làm bài và nhận xét
- HS tìm hiểu bài và tóm tắt
- Ampe kế A1 cho biết cường độ dòng điện qua R1 và R2
HSK: lên bảng tính IA2
- Cá nhân làm bài, nhận xét
- HS thảo luận tính R3
K-G: lên làm bài 3b
- Lớp nhận xét
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ, biết R1 = 15, R2 = 30 và hiệu điện thế UAB = 18V
a) Tính số chỉ của ampe kế.
b) Tính HĐT ở 2 đầu điện trở R1.
Giải:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là (R1 nt R2)
Rtđ = R1 + R2 = 45
Số chỉ của ampe kế là
b) R1 nt R2 nên I = I1 = I2 = 0,4A
HĐT ở hai đầu đoạn mạch điện trở R1: U1 = I.R1 = 0,4.15 = 6V
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó R1 = 15, R2 = 10 Khi K đóng, cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là 1,5A
a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện qua điện trở R2.
Giải:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB
 = 6
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB là: UAB = I.RAB = 9V
b) Cường độ dòng điện qua điện trở R2 : I2 = = 0,9A
Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó biết các giá trị của R1 = 6Ω, R2 = 12Ω khi nối giữa hai điểm A và B một hiệu điện thế không đổi U thì đo được U = 27V. Khi đó số chỉ ampe kế A2 là 2A
a) Số chỉ ampe kế A là bao nhiêu?
b) Tính điện trở điện trở R3.
Giải
Số chỉ ampe kế A1 là
 1,5A
Cường độ dòng điện qua điện trở R3 là
I3 = I2 – I1 = 0,5A
Điện trở R3 là 
R3 = = 54 Ω
A2
-
B
+
A
R3
R2
R1
A1
Hoạt động 2: Điện trở dây dẫn (7 phút)
Tb: Điện trở phụ thộc ntn đối với tiết diện của dây dẫn? Như thế nào vào chiều dài dây dẫn?
- Gọi HS giải
- GV nhận xét và củng cố lại kiến thức liên quan
- HS nêu hệ thức vận dụng và trình bày lời giải
Y-K giải bài 4
Tb giải bài 5
- Lớp nhận xét.
Bài 4: Hai dẫy dẫn bằng đồng, cùng tiết diện. Dây thứ nhất có điện trở 0,2 Ω và có chiều dài 1,5m. Biết dây thứ hai có chiều dài 4,5m. Tính điện trở của dây thứ hai. 
Giải: Vận dụng hệ thức , ta có R2 = 0,6 Ω
Bài 5: Hai dây đồng có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện 3 lần dây thứ hai. Dây thứ hai có điện trở R2 = 6 thì dây thứ nhất có điện trở là bao nhiêu?
Giải: Ta có ,
Ta tính được R1 = 2Ω
4. Củng cố: Củng cố trong giảng dạy
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Làm các bài tập trong đề cương theo hướng dẫn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt của tổ trưởng tuần 17
Ngày .
Trương Thị Ngọc Tiếng
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Bài 4: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện S có điện trở 8Ω được gập đôi thành một dây mới có chiều dài 
Giải: Do dây dẫn được gập đôi, nên chiều dài dây dẫn tăng 2 lần, đồng thời tiết diện lại tăng 2 lần, do đó điện trở dây dẫn giảm 4 lần, tức là điện trở khi đó 2Ω 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_17_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc