Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức 

- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

- Phát biểu được quy tắc về chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng diện chạy qua đặt vuông góc với từ trường đều

2. Kỹ năng 

- Mắc được mạch điện theo sơ đồ

- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.

3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ 

*Thầy: 1 nam châm hình chữ U, 1 nguồn điện 6V, giá đỡ.

- 1 đoạn dây dẫn AB bằng đồng (2,5mm) dài 10cm, 7 đoạn dây nối ( 2 đoạn dây dài 50cm và 5 đoạn dây 30cm); 1 biến trở loại 20 - 2A, 1 công tắc, 1 giá TN, 1 ampe kế có GHĐ1,5A (bóng đèn).

*Trò: Làm các bài tập về nhà

doc 11 trang Khánh Hội 17/05/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 16/11/2018 
Tuần 15 	 Tiết 29. BÀI 27 LỰC ĐIỆN TỪ 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- Phát biểu được quy tắc về chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng diện chạy qua đặt vuông góc với từ trường đều
2. Kỹ năng 
- Mắc được mạch điện theo sơ đồ
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ 
*Thầy: 1 nam châm hình chữ U, 1 nguồn điện 6V, giá đỡ.
- 1 đoạn dây dẫn AB bằng đồng (2,5mm) dài 10cm, 7 đoạn dây nối ( 2 đoạn dây dài 50cm và 5 đoạn dây 30cm); 1 biến trở loại 20 - 2A, 1 công tắc, 1 giá TN, 1 ampe kế có GHĐ1,5A (bóng đèn).
*Trò: Làm các bài tập về nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Y-K: Nêu cấu tạo và cho biết các ứng dụng của NCĐ trong thực tế? (Thiết bị gom rác kim loại; rơle điện từ, ) 
Tb: Cho biết cấu tạo và tác dụng của nam châm điện trong rơ le điện từ.
Cấu tạo: (sgk) ; Tác dụng của nam châm điện trong rơ le điện từ là dùng để đóng ngắt mạch điện
K-G: Mô tả TN Ơxtét. Qua TN đó ta rút ra được điều gì ? Hình 22.1
(Đặt một dây dẫn song song với KNC đang đứng yên trên một trục quay thẳng đứng. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, ta thấy KNC bị lệch đi không còn nằm song song với dây dẫn nữa.)
Đặt vấn đề: Qua TN Ơxtét ta thấy dòng điện tác dụng lực lên KNC đặt gần nó. Ngược lại liệu nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không? Để nghiên cứu vấn đề đó, hôm nay ta học bài 27: Lực điện từ
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (6 phút)
- NC có tác dụng trực tiếp lên dòng điện hay không ? hay thông qua môi trường nào? 
Y-K: Để làm TN này ta cần các dụng cụ nào ?
Tb: nêu cách tiến hành TN ntn? 
- GV chốt lại cách làm
K-G: Mắc sơ đồ và TN.
- GV thông qua kết quả TN và YCHS trả lời C1
- Nếu ta lấy NC ra (dây dẫn có dòng điện chạy qua nhưng không đặt trong từ trường của NC) hiện tượng trên còn xảy ra không?
- GV lưu ý, muốn dây dẫn có dòng điện chạy qua chịu tác dụng của lực từ thì nó phải đặt trong từ trường của NC.
- Từ đó, em nào hãy trả lời được vấn đề nêu ra ở đầu bài ? GV thông báo cho HS lực điện từ
- HS nghiên cứu sgk để trả lời
- 2 HS mắc mạch điện theo sơ đồ - Cá nhân quan sát và trả lời kết quả TN: khi đóng khóa K, đoạn dây dẫn bị đẩy ra ngoài NC (hoặc hút vào trong lòng NC)
C1: Chứng tỏ đoạn dây dẫn AB chịu tác dụng của lực nào đó.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV: lấy NC ra (dây dẫn đặt trong từ trường của NC) dây dẫn sẽ không chuyển động.
- Cá nhân trả lời
- Cá nhân tả lời
HS ghi kết luận
I. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua
1. Thí nghiệm: 
+ Mắc mạch điện như sơ đồ hình 27.1 SGK 
2. Kết luận
Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ.
Hoạt động 2: Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái (13 phút)
- Chiều của LĐT phụ thuộc vào yếu tố nào? (chiều dòng điện, chiều ĐST)
- Làm TN ntn để kiểm tra vấn đề đó? (nếu đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB)
Gợi ý: 
+ Đổi chiều dòng điện
 - GV làm TN và YCHS rút ra kết luận
- Chiều dòng điện còn phụ thuộc vào yếu tố nào khác?
+ Đổi chiều ĐST của NC
- GV làm TN và YCHS rút ra kết luận
Lưu ý: Trong t/h chiều của LĐT phụ thuộc vào chiều của ĐST thì khi làm TN, ta giữ nguyên chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB, đổi chiều ĐST)
- Chiều của LĐT phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Khi dây dẫn thỏa mãn các điều kiện ở mục I2 thì có LĐT tác dụng vào AB, làm thế nào xác định chiều của LĐT?
- GV giới thiệu H 27.2 mô tả quy tắc bàn tay trái
- YCHS đọc quy tắc, GV phân tích liên hệ giữa bàn tay trái với chiều dòng điện, chiều ĐST, chiều của lực điện từ
- Lòng bàn tay–Chiều ĐST
- Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa – Chiều dòng điện
- Ngón tay cái choãi ra 900 – chiều lực điện từ
- YCHS kiểm tra chiều chuyển động của dây dẫn AB trong TN đã quan sát có phù hợp với quy tắc bàn tay trái hay không?
- GV chốt lại cách sử dụng quy tắc để xác định chiều của lực điện từ.
-HS dự đoán
-HS quan sát TN và trả lời dự đoán
- Tương tự
- Cá nhân trả lời
Vài HS đọc quy tắc
- Một HS khác đọc từng ý một của quy tắc rồi dừng lại để GV liên hệ giữa bàn tay trái với chiều ĐST, chiều dòng điện và chiều của lực điện từ
- HS dùng bàn tay trái để kiểm tra và trả lời
II. Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái
1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a) Thí nghiệm : làm lại TN 
được mô tả trên hình 27.1 
b) Kết luận 
 Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
2. Quy tắc bàn tay trái 
 Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay 
giữa hướng theo chiều dòng 
điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ
Hoạt động 3: Vận dụng (16 phút)
- GV vẽ hình 27.3
- Trong hình vẽ, ta biết được điều gì? YC gì? 
- YCHS thực hiện C2
- GV theo dõi và uốn nắn sai sót (nếu có)
- GV hướng dẫn lại cách sử dụng quy tắc (biết 2 trong 3 yếu tố, ta xác định được yếu tố còn lại)
- GV vẽ hình 27.4
- Trong hình vẽ, ta biết điều gì? YC làm gì ? 
*Lưu ý. xác định chiều ĐST chứ không chỉ tên các từ cực của NC
- YCHS làm C3
- Trong hình vẽ H27.5a, ta biết được điều gì? YC gì?
Gợi ý: xác định LĐT tác dụng lên AB, rồi sau đó xác định LĐT lên CD
- Gọi lên bảng làm
- Theo dõi, nhận xét và hoàn chỉnh lời giải
- GV dùng dụng cụ trực quan (khung dây) làm rõ cặp LĐT có tác dụng làm khung dây quay theo chiều kim đồng hồ.
- H27.5bc thực hiện tương tự
K-G: Tại sao đề không YC biểu diễn cặp lực điện từ lên đoạn dây BC H27.5a 
- Đoạn dây BC song song với ĐST, lực điện từ tác dụng lên đoạn dây đó bằng 0. Các em sẽ học kỹ vấn đề này ở lớp trên
- Khi nào có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây AB?
- HS làm C2
Y-K: Biết được chiều ĐST của NC và chiều của lực điện từ; YC xác định chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB
- Cá nhân trả lời
- Lớp nhận xét
- HS tìm hiểu C3
Y-K: biết được chiều dòng điện và chiều của lực điện từ; YC xác định chiều ĐST của NC
Tb: lên bảng trả lời
- Lớp nhận xét
Y-K: biết được chiều ĐST của NC và chiều dòng điện chạy qua dây dẫn, YC biểu diễn lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB, CD trong mỗi trường hợp có tác dụng gì đối với khung dây?
K-G: lên bảng trả lời
- Lớp thảo luận
- Cá nhân trả lời tương tự câu H27.5a
- Cá nhân trả lời
- Lớp thảo luận
- Cá nhân trả lời tương tự câu H27.5a
- Cá nhân trả lời
- Lớp nhận xét
- HS suy nghĩ trả lời
- Cá nhân trả lời:
+ Có dòng điện chạy qua dây AB
+ Đặt trong từ trường của NC
+ Không song song với ĐST
III vận dụng
C2: Trong đoạn dây AB dòng điện có chiều đi từ B đến A
C3: ĐST của NC có chiều đi từ dưới lên trên
C4 H27.5a Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung dây quay theo chiều kim đồng hồ
C4 H27.5b Cặp lực điện từ không có tác dụng làm khung dây quay
C4 H27.5c Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ
 4. Củng cố: (3 phút) - HS đọc phần ghi nhớ
- GV nhấn mạnh, khi biết 2 trong 3 yếu tố: Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn, chiều ĐST, chiều lực điện từ, ta xác định được yếu tố còn lại
- Nếu đồng thời đổi chiều dòng điện và chiều ĐST thì chiều lực điện từ có thay đổi không? (không)
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1 phút) 
- Bài tập về nhà: Y-K : 27.2; Tb: làm thêm 27.3; K-G làm thêm 27. 4, 5; trang 61, 62 (sbt)
Hướng dẫn: Dựa vào quy tắc bàn tay trái; xem động cơ điện 1 chiều có cấu tạo và hoạt động ntn?
- Chuẩn bị bài mới: Bài 28 ĐCĐ một chiều – Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của ĐCĐ một chiều
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/11/2018 
Tuần 15 Tiết 30 . BÀI 28. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.
2. Kỹ năng 
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và chuyển hóa năng luợng) của động cơ điện một chiều.
- HS biết được hạn chế động cơ điện một chiều là xuất hiện các tia lửa điện, đây chính là tác nhân sinh ra khí NO, NO2 có mùi hắc. Hơn nữa, Sự hoạt động của động cơ điện một chiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện khác (nếu cùng mắc vào mạng điện) và gây nhiễu các thiết bị vô tuyến truyền hình gần đó. 
 Từ đó nêu được các biện pháp khắc phục đó là
 + Thay thế các động cơ điện một chiều bằng động cơ điện xoay chiều.
 + Tránh mắc chung động cơ điện một chiều với các thiết bị thu phát sóng điện từ
3. Thái độ: Ham hiểu biết, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ 	
*Thầy: Mô hình động cơ điện một chiều
*Trò: làm các bài tập về nhà
N
S
A
A
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) 
Y-K: Phát biểu quy tắc bàn tay trái 
Áp dụng: xác định chiều của LĐT: 
Tb: Phát biểu quy tắc nắm tay phải
Áp dụng: xác định chiều của dòng điện chạy
qua các vòng dây của ống dây
K-G: Phát biểu quy tắc bàn tay trái và làm BT 27.3
 BT 27.3: .... quay theo chiều quay của kim đồng hồ
- Mặt phẳng của khung dây như thế nào thì LĐT không có tác dụng làm khung dây quay?
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện 1 chiều (17 phút) 
- Dựa vào H28.1 và mô hình, em hãy chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều.
- Nam châm có tác dụng gì? 
- Ngoài ra các bộ phận trên, động cơ điện 1 chiều còn có bộ phận nào? Bộ phận này có tác dụng gì?
K-G: Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
Tb-K: Hãy biểu diễn lực điện từ tác dụng lên đoạn AB và CD khi có dòng điện chạy qua.
- Dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra đối với khung dây ?
- Hướng dẫn HS làm TN - C3
Y-K: Động cơ điện một chiều có các bộ phận chính nào? (Tb) Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? 
Tích hợp
- Tại cổ góp điện, khi có dòng điện chạy qua xảy ra hiện tượng gì ? (Đối với Y-K, GV gợi ý hiện tượng ghim điện nếu tiếp xúc không tốt)
- Khi động cơ điện một chiều hoạt động có ảnh hưởng gì đến các thiết bị và môi trường hay không?
K-G: Hãy nêu cách khắc phục? 
Y-K: HS tìm hiểu trên hình 28.1 SGK và trên mô hình chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện.
Tb: Nam châm là bộ phận tạo ra từ trường
K-G: Ngoài ra động cơ điện một chiều còn có bộ phận cổ góp để khung dây quay liên tục
- HS nêu dự đoán
- Từng HS vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều quay của khung dây
C1. Lực điện từ tác dụng lên đoạn AB và CD của khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được biểu diễn như trên hình vẽ trên
- Cá nhân trả lời
C2. Khung dây sẽ quay do tác dụng của 2 lực
- làm TN theo hướng dẫn - C3
- Cá nhân trả lời
- Xuất hiện tia lửa điện
- Ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện khác (nếu cùng mắc vào mạng điện) và gây nhiễu các thiết bị vô tuyến truyền hình gần đó
+ Thay thế các động cơ điện một chiều bằng động cơ điện xoay chiều.
 + Tránh mắc chung động cơ điện một chiều với các thiết bị thu phát sóng điện từ
I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện 1 chiều
1. Các bộ phận chính của động cơ điện 1 chiều:
 Cấu tạo: có hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn.
- Nam châm là bộ phận tạo ra từ trường 
- Khung dây dẫn có dòng điện chạy qua 
- Ngoài ra động cơ điện một chiều còn có bộ phận cổ góp có tác dụng chỉ cho dòng điện vào khung dây theo một chiều nhất định.
2. Hoạt động của động cơ điện 1 chiều
- Dựa trên tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.
3. Kết luận: (SGK)
- Bộ phận đứng yên gọi là stato
- Bộ phận quay gọi là rôto
Hoạt động 2: Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện (4 phút)
- Hãy cho biết, khi hoạt động, động cơ điện chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào ? (Y-K, gợi ý quạt điện)
- GV nhận xét, rút ra kết luận.
- Nêu nhận xét về sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ điện.
III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện:
 Khi động cơ điện hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.
Hoạt động 3: Vận dụng (7 phút) 
Y-K: Xác định chiều quay của khung dây bằng cách nào? 
- GV chính xác câu trả lời và củng cố lại cách dùng quy tắc bàn tay trái
YHCS trả lời C5
Y-K: Đối với NC điện, làm thế nào để tạo ra từ trường mạnh ? 
-Vận dụng quy tắc bàn tay trái
-Cá nhân trả lời C5, C6, C7
-Lớp nhận xét
K-G: Giải thích tại sao dùng NCVC không tạo ra từ trường mạnh?
- Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng dây của ống dây
IV. Vận dụng:
C5: Quay ngược chiều kim đồng hồ.
C6: Vì NC vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như NC điện.
C7: ứng dụng của động cơ điện: quạt điện, máy bơm, tủ lạnh, máy giặt (động cơ điện xoay chiều). Động cơ điện 1 chiều có mặt trong phần lớn bộ phận quay của đồ chơi trẻ em.
Ghi nhớ: (SGK)
4. Củng cố: (7 phút) 
Y-K: Động cơ điện một chiều có các bộ phận chính nào? các bộ phận đó có tác dụng gì?
 Động cơ điện 1 chiều có 2 bộ phận chính là: nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Tb-K: Động cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
 Động cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Tb-Y: Khi động cơ điện 1 chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào? (cơ năng)
BT28.4 a – 3 , b – 4 , c – 5 , d – 6 , e – 2.
 HS Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Bài tập về nhà: Y-K: 28.2, 3 Tb làm thêm 28.4; K-G làm thêm 28.1 trang 64, 65 (sbt)
 Hướng dẫn: 28.1, 2. Vận dụng quy tắc bàn tay trái; 28.3. Sự chuyển hóa năng lượng
- Chuẩn bị bài mới: Bài 30, tổ 1 & 2 làm bài tập 2, tổ 3 & 4 làm bài tập 3; Tại mỗi vị trí xem chiều dòng điện như thế nào và vận dụng quy tắc đã học để giải.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Duyệt của tổ trưởng tuần 15
Ngày .
Trương Thị Ngọc Tiếng
Kiểm tra 15 phút (Đề 1)
Môn Vật lý 9
B
A
C
Bài 1: Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
Áp dụng: Xác định tên từ cực của ống dây và 
chiều đường sức từ tại điểm C
Bài 2. Xác định chiều của lực điện từ hình 1a và chiều đường sức từ, tên từ cực hình 1b
F
Hình 1b
N
S
Hình 1a
Bài 3. Nêu các cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật.
Bài 4. Xác định tên từ cực và chiều đường sức từ tại điểm C
S
N
C
B
A
Kiểm tra 15 phút (Đề 2)
Môn Vật lý 9
Bài 1. Phát biểu quy tắc bàn tay trái.
 Áp dụng: Xác định chiều của lực điện từ hình 1a và chiều đường sức từ, tên từ cực hình 1b
Hình 1b
F
S
N
Hình 1a
Bài 2. Nêu các cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật.
Bài 3: Xác định tên từ cực của ống dây, của nam châm và chiều đường sức từ điểm C
B
A
C
N
S
A
B
C
Kiểm tra 15 phút – Lý 9 - Tuần 15
Đáp án
Đề 1
Bài 1. Phát biểu đúng quy tắc (1 điểm)
 Áp dụng: Xác định đúng tên từ cực (1đ), đúng chiều của đường sức (1đ)
Bài 2. 
Hình 1a: Xác định đúng chiều lực điện từ (1đ), 
Hình 1b: Xác định đúng chiều đường sức từ (1đ) và tên từ cực (1đ)
Bài 3. có thể làm tăng lực từ của nam châm điện lên một vật bằng hai cách 
- Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây (1đ)
- Tăng số vòng dây của ống dây (1đ)
Bài 4. Xác định đúng tên từ cực của mỗi hình được (1đ)
 Xác định đúng chiều đường sức của mỗi hình được (1đ)
Đề 2
Bài 1: Phát biểu đúng quy tắc (1 điểm)
 Áp dụng: 
Hình 1a: Xác định đúng chiều lực điện từ (1đ), 
Hình 1b: Xác định đúng chiều đường sức từ (1đ) và tên từ cực (1đ)
Bài 2. có thể làm tăng lực từ của nam châm điện lên một vật bằng hai cách 
- Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây (1đ)
- Tăng số vòng dây của ống dây (1đ)
Câu 3: Xác định đúng tên từ cực và chiều đường sức từ của mỗi hình được 1đ
Họ và tên: .. Thứ bảy, ngày 21 tháng 11 năm 2015 
Lớp: 9C Kiểm tra 15 phút
 Môn Vật Lý
Điểm
Lời phê của thầy
Đề
Câu 1: Phát biểu quy tắc bàn tay trái.
 Áp dụng: Xác định chiều của lực điện từ, chiều đường sức từ, tên từ cực của nam châm trong các hình vẽ sau
S
N
F
Câu 2: Nêu các cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật.
Câu 3: Xác định tên từ cực và chiều đường sức từ các hình vẽ sau
S
N
A
B
D
C
Bài làm
Họ và tên: .. Thứ bảy, ngày tháng năm 2016 
Lớp: 9 Kiểm tra 15 phút
 Môn Vật Lý
Điểm
Lời phê của thầy
Đề
Câu 1: Hai từ cực của nam châm đặt gần nhau, chúng sẽ tương tác với nhau như thế nào? 
Câu 2: Nêu các cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật.
Câu 3: Phát biểu quy tắc nắm tay phải. 
Câu 4. Xác định tên từ cực và chiều đường sức từ các hình vẽ sau
N
S
A
B
D
C
Bài làm

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_15_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc